Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 sách Cánh Diều (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 sách Cánh Diều (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_6_sach_canh_dieu_co_da.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 sách Cánh Diều (Có đáp án)
- PHÒNG GD & ĐT QUẬN BA ĐÌNH KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn – Lớp 6 Thời gian: 90 phút ĐẶC TẢ – MA TRẬN - ĐỀ - HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM A. ĐẶC TẢ TT Chủ đề Đơn vị Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận kiến thức thức Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng cao 1 Đọc Truyện Nhận biết: 4TN 2TN hiểu ngắn - Nhận biết được thể loại 0.5*TL 1*TL 1.5*TL và các yếu tố của thể loại. - Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật. - Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba - Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Nhận biết được trạng ngữ. - Nhận biết được các loại dấu câu Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.
- - Hiểu được ý nghĩa của các chi tiết, hình ảnh, sự việc trong truyện. - Nêu được đề tài, chủ đề của văn bản. - Nêu được ý nghĩa, tác dụng của trạng ngữ. - Nêu được công dụng của dấu câu Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ văn bản gợi ra. - So sánh được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản. 2 Tạo lập Trình Nhận biết: 0.5* văn bản bày ý Thông hiểu: 1* kiến Vận dụng: 1.5* vê một Vận dụng cao: 1* hiện Viết được bài văn: tượng Viết được bài văn trình mà bày ý kiến về một hiện mình tượng mà mình quan tâm; quan nêu được vấn đề và suy tâm nghĩ của người viết; đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình. Tổng 4TN 2TN 1*TL 1*TL 2*TL 3*TL Tỉ lệ % 30 30 30 10 Tỉ lệ chung 60 40
- B. MA TRẬN Nội Mức độ nhận thức Tổng Kĩ dung/đơn Thông Vận Vận dụng % TT Nhận biết năng vị kiến hiểu dụng cao điểm thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Đọc Truyện 6.0 1 4 0.5* 2 1* 0 1.5* 0 0 hiểu ngắn Tạo Trình bày ý 4.0 lập kiến về 2 0 0.5* 0 1* 0 1.5* 0 1* văn một hiện bản tượng Tổng 2.0 1.0 1.0 2.0 0 3.0 0 1.0 10.0 Tỉ lệ % 30% 30% 30% 10% Tỉ lệ chung 60% 40%
- C. ĐỀ PHÒNG GD & ĐT QUẬN BA ĐÌNH KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: Ngữ Văn – Lớp 6 Thời gian: 90 phút Phần I – Đọc hiểu (6 điểm): Đọc kĩ văn bản sau: Người bạn mới Buổi học hôm nay có chuyện “hay” quá! Vừa về đến nhà Tú khoe ngay với mẹ: - Mẹ ơi! Lớp con có một thằng Mẹ ngẩng lên: - Sao lại thằng? Tú vẫn hớn hở: - Vâng! Một thằng mới vào học mẹ ạ! Buồn cười lắm! Mẹ nhìn em: - Buồn cười làm sao? - Hí hí! Nó mặc áo con gái, mẹ ạ! Mẹ hỏi: - Áo con gái thế nào? Tú vừa cười vừa kể rằng: Cái “thằng ấy” mới xin chuyển về, vào lớp 5C của con, nó mặc cái quần ngắn ơi là ngắn và cái áo sơ mi ở trong chiếc áo len thì lại cổ lá sen. Kiểu cổ áo của con gái. Thế có buồn cười không? - Cái thằng ấy, mẹ ạ Mẹ lắc đầu: - Sao con cứ gọi bạn là thằng thế nhỉ? Nói chuyện với mẹ, với bố, con không được gọi bạn là thằng nọ thằng kia. Bạn ấy tốt hay xấu mà con lại gọi thế? Tú lúng túng: - Con con cũng chưa biết ạ! - Không biết một tí gì hết? Tú ngần ngừ, rồi thưa: - Nó dát lắm mẹ ạ. Chúng con chế là mặc áo con gái, nó chỉ im lặng rồi đứng một mình thôi. Nghe Tú nói, vẻ mặt mẹ vẫn không vui. Mẹ nhìn em có ý trách: - Hết gọi bạn là thằng, rồi lại gọi là nó. Sao con không gọi hẳn tên bạn ra hoặc là: bạn ấy, bạn con được nhỉ? Tên bạn ấy là gì? - Là Nam. Phó Văn Nam mẹ ạ. Buồn cười quá cơ! - Thế thì đến mai, con hãy chơi với Nam và hỏi sao Nam lại mặc áo con gái nhé! Cậu Nam ấy, hóa ra là một học sinh giỏi. Ngay bài toán tập đầu tiên làm ở lớp mới, không cần phải hỏi bạn ngồi bên cạnh, không xem bài của ai, cậu ấy đã được hẳn mười điểm. Mà chữ viết nữa chứ, rất đẹp.
- Tú làm quen và biết được rằng nhà Nam nghèo thôi. Đến cái ti vi, bố mẹ cậu ấy cũng không có tiền để mua. Nam phải chuyển trường đi theo bố mẹ, vì mãi đến bây giờ cơ quan mới chia nhà cho. Trước đây là đi ở nhờ. Bố mẹ Nam có hai con. Chị Nam là con gái, áo quần mặc chật từ lúc bé, có cái nào mẹ lại mặc cho Nam. Mặc ở nhà và mặc ở trong cũng được. Mẹ Nam bảo Nam là: Bộ mặc ở ngoài thì cần phải đúng là của con trai. Lớn hơn nữa, thì thôi. Giờ còn bé thì mặc tạm. Mẹ sẽ dành tiền may cho Nam. Thương mẹ vất vả, nên Nam đã vâng lời. Tú nghe bạn kể mà thương bạn. Mặc áo thừa của chị, mà vẫn học giỏi, lại biết thương mẹ, chứ không đua đòi, thấy ai có cái gì cũng muốn có theo. Ngay hôm đó, về nhà Tú khoe: - Mẹ ơi! Bạn Nam ấy, hay lắm mẹ ạ! Mẹ hỏi: - Hay làm sao? - Bạn ấy là học sinh giỏi và ngoan, mẹ ạ! Mẹ nhìn em. Ánh mắt mẹ cười vui (Phong Thu - Những truyện hay viết cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng) Câu 1 (3 điểm). Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại đáp án đúng vào giấy kiểm tra. a. Văn bản “Người bạn mới” thuộc thể loại truyện gì? A. Truyện đồng thoại B. Truyện ngắn C. Truyện truyền thuyết D. Truyện cổ tích b. Văn bản “Người bạn mới” viết về đề tài gì? A. Thiên nhiên B. Thời tiết C. Gia đình D. Bạn bè c. Trong văn bản, câu nào sau đây là lời nhân vật? A. Bạn ấy là học sinh giỏi và ngoan, mẹ ạ! B. Tú làm quen và biết được rằng nhà Nam nghèo thôi. C. Tú nghe bạn kể mà thương bạn. D. Ánh mắt mẹ cười vui d. Trong văn bản “Người bạn mới”, người kể chuyện là ai? A. Người kể xưng “tôi” và là nhân vật trong truyện B. Người kể xưng “chúng tôi” và là nhân vật trong truyện C. Người kể không tham gia vào câu chuyện D. Người kể mang tên một nhân vật trong câu chuyện e. Văn bản “Người bạn mới” chủ yếu khắc họa nhân vật Tú ở phương diện nào? A. Hình dáng B. Tâm trạng C. Hành động
- D. Ngôn ngữ f. Câu nào sau đây có trạng ngữ? A. Cậu Nam ấy, hóa ra là một học sinh giỏi. B. Thế thì đến mai, con hãy chơi với Nam và hỏi sao Nam lại mặc áo con gái nhé! C. Chúng con chế là mặc áo con gái, nó chỉ im lặng rồi đứng một mình thôi. D. Mẹ nhìn em. Câu 2 (2 điểm). Viết khoảng 5 câu văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Tú trong văn bản “Người bạn mới”. Câu 3 (1 điểm). Trong cuộc sống, khi bị bạn bè hiểu lầm, em sẽ ứng xử như thế? Phần II – Tạo lập văn bản (4 điểm) Giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, nhất là tuổi học trò. Tuy nhiên bên cạnh những biểu hiện đẹp thì vẫn còn có những biểu hiện chưa đẹp. Hãy viết một bài văn khoảng 1 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về tác hại của cách giao tiếp chưa đẹp, từ đó khuyên bạn bè giao tiếp sao cho phù hợp, xứng đáng là học sinh Thủ đô văn minh thanh lịch. Hết
- D. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM PHÒNG GD & ĐT QUẬN BA ĐÌNH HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: Ngữ Văn – Lớp 6 Phần I – Đọc hiểu (6 điểm): Câu 1 (3 điểm). Mỗi đáp án đúng: 0.5 điểm Câu a b C d e f Đáp án B D A C D B Câu 2 (2 điểm). - Hình thức: đảm bảo dung lượng (5 câu, +/- 1 câu) 0.5 điểm (quá ngắn hoặc quá dái: -0.25đ) - Nội dung: 1.5 điểm Học sinh nêu được những suy nghĩ chân thực, cảm xúc phù hợp và có cách đánh giá đúng đắn về lời nói, hành vi, thái độ của nhân vật Tú. # Giáo viên tôn trọng ý kiến riêng của học sinh và khuyến khích sự snags tạo mang tính tích cực. # Diễn đạt lủng củng, mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp: trừ không quá 0.5 điểm. Câu 3 (1 điểm). Học sinh nêu được ít nhất 2 biểu hiện cụ thể về cách ứng xử, phù hợp với hoàn cảnh, tâm lí lứa tuổi, văn hóa giao tiếp. Phần II – Tạo lập văn bản (4 điểm). Học sinh viết bài văn nghị luận xã hội theo đúng yêu cầu Mở bài (0.5 đ) - Dẫn được vấn đề nghị luận: Giao tiếp với bạn bè. Thân bài (3 đ) 1. Giải thích vấn đề - Biểu hiện – tác hại: - Giao tiếp chưa đẹp là như thế nào? - Biểu hiện: xưng hô tùy tiện, nói lời cục cằn, thô lỗ, tục tĩu - Tác hại: + Với bản thân + Với tập thể 2. Bàn luận vấn đề: - Nguyên nhân: + Chủ quan + Khách quan - Giải pháp: + Rèn luyện, nâng cao ý thức
- + Học cách nói lời hay, làm việc tốt + Xây dựng môi trường học tập vui tươi, thân thiện Kết bài (0.5 đ) - Khẳng định tầm quan trọng của giao tiếp trong cuộc sống. # Lưu ý - Không tách bố cục 3 phần: -0.5đ - Không tách các luận điểm chính: -0.25đ - Mắc lỗi diễn đạt( câu, lỗi chính tả ): trừ tối đa 0.5đ