Đề kiểm tra học kì môn Lịch sử 7

docx 5 trang Hoài Anh 5190
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì môn Lịch sử 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_mon_lich_su_7.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì môn Lịch sử 7

  1. Họ và tên: Kiểm tra học kì Lớp: . Môn: Lịch sử 7 TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Chiến tranh Trịnh –Nguyễn kết thúc với kết quả như thế nào? A.Chiến thắng thuộc về họ Trịnh, họ Nguyễn bị lật đổ. B. Chiến thắng thuộc về họ Nguyễn, họ Trịnh bị lật đổ. C. Hai bên không phân thắng bại, lấy sông Gianh làm ranh giới phân chia đất nước làm hai Đàng. D. Hai thế lực phong kiến Trịnh và Nguyễn lần lượt bị nhà Tây Sơn đánh bại. Câu 2:Nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1788-1789) có điểm gì khác biệt so với ba cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)? A. Lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt. B. Chủ động tấn công chặn trước kế hoạch của giặc. C. Rút lui chiến lược, chớp thời cơ để tiến hành phản công. D. Phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật “vườn không nhà trống”. Câu 3:Nhiệm vụ cấp bách của nhà Tây Sơn sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm và thống nhất được đất nước là gì ? A. Ổn định và khôi phục lại đất nước. B. Đặt quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng. C. Xây dựng kinh tế vững mạnh. D. Chọn đất đóng đô. Câu 4:Ý nào sau đây không phản ánh đúng biện pháp của Vương triều Tây Sơn để ổn định và phát triển đất nước sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống quân Thanh ? A. Xây dựng chính quyền mới theo chế độ quân chủ chuyên chế, thành lập các trấn để quản lý đất nước. B. Ban chiếu khuyến nông, giảm nhẹ tô thuế, khôi phục sản xuất.
  2. C. Ban bố chiếu lập học, mở mang các trường học, tổ chức thi cử để tuyển chọn nhân tài. D. Cắt đứt quan hệ bang giao với nhà Thanh. Câu 5:Loại chữ nào được Quang Trung sử dụng làm chữ viết chính thức của nhà nước ? A. Chữ Hán. B. Chữ quốc ngữ. C. Chữ Nôm. D. Chữ Nho. Câu 6:Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI? A. Triều đình nhà Lê suy yếu, rối loạn. Vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém. B. Quan lại ở địa phương ra sức bóc lột, ức hiếp nhân dân. Đời sống nhân dân khổ cực. C. Các phe phái trong triều tranh giành quyền lực, nên nông dân nổi dậy để diệt trừ các phe phái. D. Triều đình không quan tâm đến đời sống nhân dân. Câu 7:Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI là: A. khởi nghĩa Trần Tuân. B. khởi nghĩa Lê Hy. C. khởi nghĩa Phùng Chương. D. khởi nghĩa Trần Cảo. Câu 8:Ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI là gì? A. Lật đổ nhà Lê sơ. B. Bị dập tắt nhanh chóng nên không có ý nghĩa gì.
  3. C. Góp phần làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ. D. Tiêu diệt tất cả các thế lực cát cứ ở địa phương. Câu 9: Chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra giữa các thế lực phong kiến nào? A. Nhà Mạc với nhà Nguyễn. B. Nhà Mạc với nhà Lê. C. Nhà Lê với nhà Nguyễn. D. Nhà Trịnh với nhà Mạc. Câu 10: Đâu là căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn? A. Tây Sơn thượng đạo. B. Tây Sơn hạ đạo. C. Truông Mây. D.Gia Định. Câu 11:Trận đánh nào quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785)? A. Trận Bạch Đằng. B. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút. C. Trận Chi Lăng – Xương Giang. D. Trận Ngọc Hồi – Đống Đa. Câu 12: Nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn? A. mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong. B. nguy cơ xâm lược của nhà Xiêm C. nguy cơ xâm lược của nhà Mãn Thanh. D. yêu cầu thống nhất đất nước. Câu 13: Tại sao nghĩa quân Tây Sơn được gọi là “Giặc nhân đức”?
  4. A. Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”, xóa nợ cho nhân dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế. B. Lấy ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân. C. Xóa nợ cho nông dân, mở lại chợ cho thương nhân. D. Lấy ruộng đất công chia cho nông dân, xóa thuế cho dân. Câu 14: Năm 1777, diễn ra sự kiện gì lớn? A. Nghĩa quân Tây Sơn hạ thành Quy Nhơn. B. Nghĩa quân Tây Sơn chiếm vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận. C. Nghĩa quân Tây Sơn bắt giết chúa Nguyễn. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ. D. Nghĩa quân Tây Sơn đánh bại quân Trịnh ở phía Bắc. Câu 15: Ý nghĩa của chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút là gì? A. Là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta. Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm. B. Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm. C. Đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Xiêm và bắt sống được Nguyễn Ánh. D. Đập tan hoàn toàn giấc mộng xâm lược nước ta của nhà Thanh. Câu 16: Ai là người có công lớn trong việc đập tan chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài? A. Nguyễn Huệ. B. Nguyễn Nhạc. C. Nguyễn Lữ. D. Cả ba anh em Tây Sơn. Câu 17: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung vào năm nào? A. Năm 1778. B. Năm 1788. C. Năm 1789. D. Năm 1790. Câu 18: Những trận đánh quyết định của quân Tây Sơn quét sạch 29 vạn quân Thanh xâm lược vào mùa xuân Kỉ dậu (1789) diễn ra theo thứ tự như thế nào? A. Đống Đa – Hà Nội – Ngọc Hồi. B. Hà Hồi – Ngọc Hồi – Đống Đa. C. Đống Đa – Ngọc Hồi – Hà Hồi. D. Ngọc Hồi – Hà Hồi – Đống Đa. Câu 19: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn ? A. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân và sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân. B. Sự lãnh đạo tài tình của bộ chỉ huy, đứng đầu là Quang Trung. C. Ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân D. Được sự giúp đỡ của vua Lê Chiêu Thống. Câu 20. Sau khi chiến thắng ngoại xâm, Quang Trung bắt tay vào việc xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở đâu?
  5. A. Thăng Long B. Phú Xuân C. Bình Định D. Thanh Hóa Câu 21: Vào thế kỉ XVI – XVII, Nho giáo ở nước ta như thế nào? A. Được xem như quốc giáo. B. Được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại. C. Không hề được quan tâm. D. Đã bị xóa bỏ hoàn toàn. Câu 22: Vì sao vào thế kỉ XVII – XVIII, đạo Thiên chúa nhiều lần bị chúa Nguyễn, chúa Trịnh ngăn cấm du nhập vào nước ta? A. Không phù hợp với cách cai trị dân của chúa Nguyễn, chúa Trịnh. B. Không phù hợp với làng quê Việt Nam. C. Đạo phật và Đạo giáo phát triển mạnh. D. Đạo Nho tồn tại ở nước ta. Câu 23: Năm 1993, công trình kiến trúc nào được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới? A. Chùa Tây Phương. B. Cố đô Huế. C. Văn miếu Quốc Tử Giám. D. Cột cờ Hà Nội Câu 24: Tranh dân gian Việt Nam nổi tiếng đầu thế kỉ XIX là: A. Tranh Đánh vật. B. Tranh chăn trâu thổi sáo. C. Tranh Hứng dừa. D. Tranh Đông Hồ. Câu 25: Công trình kiến trúc nổi tiếng ở thế kỉ XVIII là gì? A. Đình làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh). B. Chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội). C. Chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên Huế). D. Khuê văn các ở Văn Miếu Hà Nội. Đường link bài kiểm tra. Ihaj9PIIBgxEKyXSiObZ56I/edit