Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 7, 8, 9 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

docx 9 trang Hoài Anh 20/05/2022 1840
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 7, 8, 9 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_lich_su_lop_7_8_9_nam_hoc_2018_2019.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 7, 8, 9 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 12 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019 Môn: Lịch sử 7 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1 (2 điểm): Dựa vào kiến thức đã học và hình sau, hãy trình bày những cuộc phát kiến lớn về địa lí và cho biết ý nghĩa của chúng? Câu 2 (3 điểm): Công lao to lớn của Ngô Quyền, Lê Hoàn trong công cuộc củng cố nền độc lập và bước đầu xây dựng đất nước là gì? Câu 3 (2 điểm): Hãy trình bày những nét chính về sự phục hồi và phát triển kinh tế thời Trần sau khi thành lập? Câu 4 (3 điểm): Trong thời Lý và thời Trần, quân dân ta đã phải đương đầu với những cuộc xâm lược nào? Qua đó, hãy cho biết đường lối đánh giặc trong mỗi cuộc kháng chiến? Hết
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 12 HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn: Lịch sử 7 Câu 1 (2 điểm): Dựa vào kiến thức đã học và hình 5 - Những cuộc phát kiến địa lí (Sách giáo khoa Lịch sử 7) dưới đây, hãy trình bày những cuộc phát kiến lớn về địa lí và cho biết ý nghĩa của chúng? * Những cuộc phát kiến lớn : - Cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI, nhiều cuộc phát kiến lớn về địa lí được tiến hành như: (0,25 điểm) . B. Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi (1487); Va-xcô đơ Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ (1498) (0,75 điểm) . C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ (1492); Ph.Ma-gien-lan đi vòng quanh Trái Đất (15l9 - l522) (0,75 điểm) - Ý nghĩa các cuộc phát kiến địa lí : thúc đẩy thương nghiệp phát triển, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản châu Âu. (0,25 điểm) Câu 2 (3 điểm): Công lao to lớn của Ngô Quyền, Lê Hoàn trong công cuộc củng cố nền độc lập và bước đầu xây dựng đất nước là gì? - Ngô Quyền : . Tổ chức và lãnh đạo quân dân ta làm nên chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ của Tổ quốc. (0,75 điểm) . Ngô Quyền xưng vương, đặt nền móng cho một quốc gia độc lập đã khẳng định đất rước ta có giang sơn, bờ cõi riêng (0,75 điểm) - Lê Hoàn : . Người tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 giành thắng lợi, có ý nghĩa lịch sử to lớn. (0,75 điểm) => Ngô Quyền, Lê Hoàn là những vị anh hùng của dân tộc, được nhân dân kính trọng, nhiều nơi có đền thờ. (0,75 điểm) Câu 3 (2 điểm): Hãy trình bày những nét chính về sự phục hồi và phát triển kinh tế thời Trần sau khi thành lập? - Nông nghiệp: đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang, đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh. Đặt chức Hà đê sứ để trông coi, đốc thúc việc đắp đê. Nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển. (0,75 điểm) - Thủ công nghiệp : các xưởng thủ công của nhà nước và nhân dân được phục hồi và phát triển các nghề như đồ gốm, chế tạo vũ khí, đúc đồng, làm giấy (0,5 điểm) - Thương nghiệp: chợ mọc lên ngày càng nhiều ở các làng, xã. Ở kinh thành Thăng Long, bên cạnh Hoàng thành, đã có 61 phường. Buôn bán với nước ngoài cũng phát triển nhất là ở cảng Vân Đồn (Quảng Ninh). (0,75 điểm) Câu 4 (3 điểm): Thời Lý, Trần quân dân ta đã phải đương đầu với những cuộc xâm lược nào? Qua đó, hãy cho biết đường lối đánh giặc trong mỗi cuộc kháng chiến? - Thời Lý: Chống quân xâm lược Tống. (0,25 điểm) - Thời Trần: Kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ. (0,25 điểm) Kháng chiến lần thứ II chống quân xâm lược Nguyên. (0,25 điểm)
  3. Kháng chiến lần thứ III chống quân xâm lược Nguyên. (0,25 điểm) * Đường lối đánh giặc trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý: - Đường lối chung: Chủ động đánh giặc, buộc giặc đánh theo cách đánh của ta. (0,25 điểm) - Giai đoạn 1: chủ động tấn công trước để tự vệ (0,25 điểm) - Giai đoạn 2: chủ động xây dựng phòng tuyến phản công tiêu hao lực lượng, buộc chúng đầu hàng rút quân về nước. (0,5 điểm) * Đường lối đánh giặc trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần: - Khi giặc mạnh rút lui bảo toàn lực lượng. (0,25 điểm) - Thực hiện “vườn không nhà trống”. (0,25 điểm) - Khi giặc lâm vào thế khó khăn phản công tiêu diệt. (0,25 điểm) - Trong lần 3 diệt đoàn thuyền lương, lập trận địa trên sông Bạch Đằng. (0,25 điểm) Hết
  4. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 12 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019 Môn: Lịch sử 8 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1 (2 điểm): Em hiểu thế nào là cách mạng công nghiệp? Hãy cho biết tác dụng máy hơi nước của Giêm - Oát (1784)? Câu 2 (3 điểm): Dựa vào hình sau và kiến thức đã học, hãy trình bày khái quát quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây? Câu 3 (2 điểm): Hãy cho biết nội dung và kết quả của cuộc Duy tân Minh Trị? Câu 4 (3 điểm): Nguyên nhân của chiến tranh thế giới thứ nhất? Theo em, chiến tranh thế giới thứ nhất có tính chất như thế nào? Hết
  5. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 12 HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn: Lịch sử 8 Câu 1 (2 điểm): Em hiểu thế nào là cách mạng công nghiệp? Hãy cho biết tác dụng máy hơi nước của Giêm - Oát (1784)? - Cách mạng công nghiệp là quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ bằng thủ công sang nền sản xuất lớn bằng máy móc. (0,5 điểm) - Tác dụng của máy hơi nước của Giêm-oát (1784): . Giảm nhẹ sức lao động cơ bắp của con người. (0,5 điểm) . Nhà máy có thể xây dựng ở bất cứ nơi nào không phụ thuộc vào tự nhiên. (0,5 điểm) . Máy móc được sử dụng vào các ngành kinh tế khác như giao thông vận tải để đáp ứng nhu cầu vận chuyển: nguyên vật liệu hàng hóa, hành khách. (0,5 điểm) Câu 2 (3 điểm): Dựa vào hình 46. Lược đồ khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX (Sách giáo khoa Lịch sử 8) dưới đây và kiến thức đã học, hãy trình bày khái quát quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây? * Quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây: - Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, (0,5 điểm) chế độ phong kiến lại đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược. (0,5 điểm) - Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: (0,5 điểm) . Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia; (0,5 điểm) . Tây Ban Nha, rồi Mĩ chiếm Phi-líp-pin ; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm In-đô-nê-xi-a. (0,5 điểm) - Xiêm (nay là Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn còn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành ''vùng đệm'' của tư bản Anh và Pháp. (0,5 điểm) Câu 3 (2 điểm): Hãy cho biết nội dung và kết quả của cuộc Duy tân Minh Trị? - Tháng 1 năm 1868, Thiên Hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách trên nhiều lĩnh vực. (0,5 điểm) - Nội dung: +Về kinh tế: thống nhất tiền tệ, xóa bỏ độc quyền ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa, xây dựng cơ sở hạ tầng (0,25 điểm) + Về chính trị, xã hội: chế độ nông nô được bãi bỏ, đưa quý tộc, tư sản ,đại tư sản nắm quyền (0,25 điểm) + Về văn hóa, giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng khoa học- kĩ thuật, cử học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây. (0,25 điểm) + Về quân sự: quân đội được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ, sản xuất vũ khí được chú trọng (0,25 điểm) - Kết quả: Cuối thế kỉ XIX – Đầu thế kỉ XX, Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ thành thuộc địa, phát triển thành nước tư bản công nghiệp. (0,5 điểm) Câu 4 (3 điểm): Nguyên nhân của chiến tranh thế giới thứ nhất? Theo em, chiến tranh thế giới thứ nhất có tính chất như thế nào? - Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đều giữa các nước tư bản về kinh tế và chính trị đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. (0,5 điểm) - Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa đã dẫn tới các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên : chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898) ; chiến tranh Anh - Bô-ơ ( l899 - l902) ; chiến tranh Nga - Nhật (l904 - l905). (0,5 điểm)
  6. - Để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thị trường, thuộc địa, các nước đế quốc đã thành lập hai khối quân sự đối lập: (0,5 điểm) . Khối Liên minh gồm Đức - Áo - Hung (l 882) và khối Hiệp ước của Anh, Pháp và Nga (l907). Cả hai khối đều tích cực chạy đua vũ trang nhằm tranh nhau làm bá chủ thế giới. (0,5 điểm) * Chiến tranh thế giới thứ nhất có tính chất như thế nào? Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, chỉ đem lại nguồn lợi cho giai cấp tư sản cầm quyền; (0,5 điểm) Đứng về cả hai khối đế quốc thì các bên tham chiến đều là phi nghĩa, tổn phí và hậu quả của nó đè nặng lên đời sống của người dân lao động và nhân dân các nước thuộc địa. (0,5 điểm) Hết
  7. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 12 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019 Môn: Lịch sử 9 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1 (3 điểm): Hãy đọc bảng số liệu sau và trả lời các câu hỏi: Những tổn thất của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai Cơ sở vật 1.710 thành phố, 70.000 làng mạc, 32.000 nhà máy xí nghiệp, hơn chất bị 65.000km đường sắt, 1.876 nông trường quốc doanh, 2.890 trạm máy kéo, phá hủy 98.000 nông trang tập thể, 71.000.000 con trâu bò Tổng thiệt hại: 2 tỉ 60 triệu Rúp (30% tài sản quốc gia) Về con Hầu hết mỗi gia đình mất người thân người Gần 27.000.000 người chết (Theo Lịch sử thế giới hiện đại - Quyển 1, NXB Đại học Sư phạm, 2010, trang 63) - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô gặp những khó khăn gì? - Xác định nhiệm vụ của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai? - Liên Xô thực hiện những nhiệm vụ trên như thế nào? Câu 2 (2 điểm): Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh nào? Mục đích thành lập của tổ chức này là gì? Câu 3 (3 điểm): Trình bày những nội dung (quyết định) của Hội nghị Ianta (2/1945). Qua đó, đánh giá tác động của nó đối với tình hình thế giới? Câu 4 (2 điểm): Hãy cho biết xu thế của thế giới hiện nay? Việt Nam cần phải làm gì trước xu thế này? Hết
  8. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 12 HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn: Lịch sử 9 Câu 1 (3 điểm): Hãy đọc bảng số liệu “Những tổn thất của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai” và trả lời các câu hỏi dưới đây: - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô gặp những khó khăn gì? - Xác định nhiệm vụ của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai? - Liên Xô thực hiện những nhiệm vụ trên như thế nào? - Liên Xô bước ra khỏi chiến tranh với những tổn thất nặng nề về người và của (0,5 điểm), các nước phương Tây bao vây, cấm vận gây khó khăn, thách thức Liên Xô (0,5 điểm). - Nhiệm vụ: khôi phục kinh tế sau chiến tranh, hàn gắn vết thương chiến tranh (0,5 điểm), tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chật - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (0,5 điểm). - Thực hiện: . Nhân dân Liên Xô thực hiện và hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946 - l950) trước thời hạn (0,5 điểm) - Từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX: tiếp tục thực hiện các kế hoạch dài hạn đạt được nhiều thành tựu to lớn (0,5 điểm) Câu 2 (2 điểm): Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh nào? Mục đích thành lập của tổ chức này là gì? - Hoàn cảnh: . Sau khi giành được độc lập đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. (0,25 điểm) . Nhiều nước Đông Nam Á có nhu cầu thành lập một tổ chức liên minh khu vực. (0,25 điểm) . Nhằm: cùng nhau hợp tác phát triển, hạn chế ảnh hưởng của cường quốc bên ngoài. (0,5 điểm) - Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo, Thái Lan. (0,5 điểm) - Mục đích: . Phát triển kinh tế và văn hóa, thông qua sự hợp tác của các nước thành viên. (0,25 điểm) . Duy trì hòa bình và ổn định khu vực. (0,25 điểm) Câu 3 (3 điểm): Trình bày những nội dung (quyết định) của Hội nghị Ianta (2/1945). Qua đó, đánh giá tác động của nó đối với tình hình thế giới? - Hoàn cảnh: Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên thủ Liên Xô, Mĩ và Anh gặp gỡ tại I-an-ta từ ngày 4 đến 1l - 2 - l945. (0,5 điểm) - Nội dung: Hội nghị thông qua những quyết định quan trọng: (0,25 điểm) . Tiêu diệt tận gốc phát xít Đức, Nhật và Liên Xô tham chiến chống Nhật ở châu Á. (0,25 điểm) . Thành lập Tổ chức Liên Hợp quốc. (0,25 điểm) . Phân chia khu vực ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ. (0,25 điểm) Châu lục Mĩ Liên Xô Châu Âu Mĩ, Anh, Pháp đóng quân ở Tây Đức, Tây Béc Đóng quân ở Đông Đức, Đông Béclin, Đông Âu. (0,25 lin, Tây Âu (0,25 điểm) điểm) Châu Á Đóng quân ở Nam Triều Tiên (0,25 điểm) Đóng quân ở Bắc Triều Tiên (0,25 điểm) - Đánh giá tác động: thể hiện vai trò chi phối rất lớn của Mĩ và Liên Xô trong các vấn đề quốc tế; quyền lợi rõ nét của hai siêu cường (0,25 điểm), là cơ sở phân chia một trật tự thế giới mới, Trật tự thế giới hai cực I- an-ta, hai phe đối lập nhau (0,25 điểm). Câu 4 (2 điểm): Hãy cho biết xu thế của thế giới hiện nay? Việt Nam cần phải làm gì trước xu thế này? Từ sau năm 1991, chiến tranh lạnh kết thúc. Nhiều xu hướng mới đã xuất hiện như: (0,25 điểm) - Xu hướng hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế. (0,25 điểm) - Một trật tự thế giới mới đang hình thành và ngày càng theo chiều hướng đa cực, đa trung tâm. (0,25 điểm) - Hầu hết các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm. (0,25 điểm) - Nhưng ở nhiều khu vực (như châu Phi, Trung Á, ) lại xảy ra các cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu với những hậu quả nghiêm trọng. (0,25 điểm) * Xu thế chung: của thế giới ngày nay là hoà bình ổn định và hợp tác phát triển. (0,25 điểm)
  9. * Việt Nam cần phải làm: - Nhận thức đầy đủ thời cơ thách thức, tìm kiếm con đường, bước đi phù hợp để phát huy thế mạnh, hạn chế rủi ro, sai lầm đáng tiếc (0,25 điểm) - Giữ gìn bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, hòa nhập nhưng không hòa tan, xây dựng văn hóa kết hợp truyền thống với hiện đại (0,25 điểm) Hết