Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2021-2022

doc 5 trang Hoài Anh 17/05/2022 4340
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_1_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_nam_hoc_202.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2021-2022

  1. UBND HUYỆN THUẬN CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS LIỆP TÈ Độc lập –Tự do –Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2021 - 2022 Môn: GDCD 7 Thời gian: 45’(Không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 3 trang) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1: Người có đức tính tự tin là người A. luôn lệ thuộc vào người khác. B. không cần hợp tác với ai. C. dám nghĩ dám làm. D. rụt rè không tin tưởng vào bản thân. Câu 2: Việc làm nào dưới đây thể hiện tính tự trọng? A. Luôn mong chờ sự thương hại của người khác. B. Ăn mặc luộm thuộm, cẩu thả. C. Biết giữ gìn danh dự cá nhân. D. Khúm núm nịnh nọt để lấy lòng người khác. Câu 3: Lòng tự trọng giúp chúng ta: A. Có cá tính. B. Nâng cao uy tín, phẩm giá. C. Có lòng tin. D. Sống có trách nhiệm Câu 4: Em tán thành ý kiến nào dưới đây nói về tính trung thực? A. Cần phải trung thực trong những trường hợp cần thiết. B. Chỉ cần trung thực đối với cấp trên. C. Có thể nói không đúng sự thật khi không có ai biết rõ sự thật. D. Phải trung thực với mọi người và trung thực với chính bản thân mình. Câu 5: Em sẽ làm gì để thể hiện là người có lòng khoan dung? A. Nổi khùng bỏ đi, không nói gì. B. Cáu gắt, mắng mỏ người khác. C. Hay chê bai người khác.
  2. 2 D. Bỏ qua lỗi nhỏ cho bạn. Câu 6: Câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây nói về lòng yêu thương con người? A. Ăn cây táo rào cây sung. B. Qua cầu rút ván. C. Thương người như thể thương thân. D.Trâu buộc ghét trâu ăn. Câu 7: Gia đình nào sau đây bố mẹ ảnh hưởng tốt đến việc giáo dục con cái? A. Gia đình có bố mẹ lô đề cờ bạc. B. Gia đình có bố mẹ hay cãi nhau. C. Gia đình có Bố mẹ thương yêu các con. D. Gia đình có bố mẹ ly hôn. Câu 8: Ta có thể rèn luyện tính tự tin bằng cách: A. Chủ động, tự giác trong mọi việc. B. Phiêu lưu, mạo hiểm. C. Liều mạng, hiếu thắng D. Ba phải, a dua, cơ hội. Câu 9: Biểu hiện nào dưới đây là đúng với việc xây dựng gia đình văn hóa. A. Các thành viên trong gia đình tích cực học tập, tìm hiểu tình hình thực tế đất nước, địa phương B. Gia đình đông con là gia đình hạnh phúc nên cố sinh nhiều con. C. Trẻ em không tham gia các công việc gia đình. D. Các thành viên trong gia đình không tham gia vào các hoạt động của địa phương nơi cư trú Câu 10: Hành vi nào thể hiện người có lòng tự tin? A. Luôn tự đánh giá cao bản thân mình. B. Lúc nào cũng giữ ý kiến riêng của mình. C. Tự mình giải quyết mọi việc,không cần nghe ý kiến của ai. D. Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc. Câu 11: Em tán thành ý kiến nào dưới đây về sự đoàn kết, tương trợ đối với bạn bè? A.Đoàn kết với bạn cùng sở thích thì mới thú vị. B.Đoàn kết với bạn có học lực và hoàn cảnh giống mình thì mới bình đẳng. C. Đoàn kết, tương trợ không nên có sự phân biệt nào.
  3. 3 D. Chỉ nên đoàn kết với những người có thể giúp đỡ mình. Câu 12: Hành vi nào đúng với truyền thống tôn sư trọng đạo? A. Lễ phép với tất cả thầy, cô giáo. B. Không làm theo lời dạy bảo của thầy, cô giáo. C. Chỉ kính trọng, vâng lời thầy, cô giáo đang trực tiếp dạy mình. D. Không thăm hỏi các thầy, cô giáo cũ. II. PHẦN TỰ LUẬN. (7 điểm) Câu 13: (2 điểm) Thế nào là tôn sư trọng đạo? Em sẽ làm gì để thể hiện sự tôn sư trọng đạo của mình? Câu 14: (1 điểm) Nêu những tiêu chuẩn chính về xây dựng gia đình văn hóa? Câu 15: (2 điểm) Tự tin là gì? Tìm 2 việc làm thể hiện sự tự tin và 2 việc làm thiếu tự tin trong học tập? Câu 16: (2 điểm) Cho tình huống sau: H và L ngồi cạnh nhau trong lớp. Một lần, H vô ý làm dây mực ra vở của L. L nổi cáu, mắng H và cố ý vẩy mực vào áo H. a. Em có nhận xét gì về thái độ và hành vi của L ? b. Nếu em là L em sẽ xử sự như thế nào? Hết
  4. 4 ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM Môn: Giáo dục công dân 7 I. Phần trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C C B D D C C A A D C A Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 II. Phần tự luận (7 điểm) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Câu 2đ 13 - Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với thầy 0,5đ cô ở mọi nơi, mọi lúc. - Coi trọng và làm theo những điều thầy cô dạy bảo. 0,5đ - Có những hành động đền đáp công ơn của thầy cô giáo. 0,5đ Cư sử có lễ độ, vâng lời thầy cô giáo. Thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh, làm cho thầy cô vui lòng. 0,5đ - Nhớ ơn thầy cô cả khi không còn học với thầy cô đó nữa. - Quan tâm thăm hỏi thầy cô, giúp đỡ thầy cô khi cần thiết Câu 14 1đ - Tiêu chuẩn chính về gia đình văn hóa: Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ; thực hiện kế hoạch hoá gia 1đ đình; đoàn kết với xóm giềng; làm tốt nghĩa vụ công dân. Câu 15 2đ + Tự tin là tin tưởng vào bản thân, chủ động trong mọi công việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn không 1đ hoang mang dao động. + Việc làm thể hiện sự tự tin: 0,5đ - Chủ động học bài và làm bài trước khi đến lớp. - Mạnh dạn trình bày ý kiến trước tập thể, không tỏ ra lúng túng, run sợ + Việc làm thiếu tự tin: 0,5đ - Biết nhưng không dám phát biểu ý kiến vì sợ phát biểu sai bạn cười. - Không tin vào kết quả bài kiểm tra của mình Câu 16 2đ
  5. 5 a, L chưa có lòng khoan dung, nóng nảy và cố chấp. 1đ b, Nếu em là L thì em không mắng bạn mà nhẹ nhàng nhắc nhở 1đ bạn, tha thứ cho lỗi nhỏ của bạn. Liệp Tè, ngày 14 tháng 12 năm 2021 TỔ CHUYÊN MÔN DUYỆT GIÁO VIÊN RA ĐỀ (Ngày tháng 12 năm 2021) Lường Văn Cường Ngô Ngọc Bích CHUYÊN MÔN NHÀ TRƯỜNG DUYỆT (Ngày tháng 12 năm 2021) Lê Trọng Tuấn