Đề kiểm tra học kỳ I môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm

docx 9 trang thaodu 2950
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_dia_ly_lop_9_nam_hoc_2018_2019_truo.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm

  1. UBND QUẬN NAM TỪ LIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 - 2019 TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM Môn: Địa lý 9 - Thời gian: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ SỐ 901 Con hãy chọn đáp án đúng nhất. Câu 1. Các tỉnh nào sau đây không thuộc Bắc Trung Bộ? A. Thanh Hóa, Nghệ An. C. Hà Tĩnh, Quảng Bình. B. Quảng Nam, Quảng Ngãi. D. Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Câu 2. Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là A. dãy núi Hoành Sơn. C. dãy núi Bạch Mã. B. sông Bến Hải. D. sông Gianh. Câu 3. Các di sản văn hóa thế giới của vùng Bắc Trung Bộ được UNESCO công nhận là A. phố cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn. B. vịnh Hạ Long và hang động Phong Nha – Kẻ Bàng. C. cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế. D. hoàng thành Thăng Long và thành Cổ Loa. Câu 4. Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa A. các vùng lãnh thổ phía Bắc và phía Nam đất nước, giữa nước ta với Lào. B. Việt Nam, Lào và Campuchia. C. Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng. D. các vùng đồi núi và đồng bằng trong cả nước. Câu 5. Các ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu của Bắc Trung Bộ là A. công nghiệp điện và công nghiệp hóa chất. B. chế biến lương thực thực phẩm và khai thác dầu khí. C. khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng. D. luyện kim, cơ khí và hóa chất. Câu 6. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây không thuộc Bắc Trung Bộ? A. Cầu Treo B. Lao Bảo C. Bờ Y D. Cha Lo Câu 7. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cảng biển nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ? A. Vũng Áng B. Thuận An C. Chân Mây D. Dung Quất Câu 8. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết điểm du lịch biển nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ? A. Đá Nhảy B. Sầm Sơn C. Thiên Cầm D. Đồ Sơn Câu 9. Trung tâm công nghiệp lớn nhất của Bắc Trung Bộ là A. Thanh Hóa B. Vinh C. Huế C. Quảng Bình Câu 10. Các tỉnh/thành phố nào sau đây không thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ? A. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. C. Ninh Thuận, Bình Thuận. B. Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. D. Thừa Thiên Huế , Lâm Đồng. Câu 11. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lần lượt thuộc các tỉnh nào của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Đà Nẵng và Quảng Nam. C. Đà Nẵng và Khánh Hòa. B. Đà Nẵng và Quảng Ngãi. D. Đà Nẵng và Bình Định. Câu 12. Hoạt động kinh tế trên các đảo ven bờ chỉ có ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là A. thủy sản. C. khai thác tổ chim yến (yến sào). B. du lịch. D. trồng và khai thác rừng. Câu 13. Khoáng sản chính của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là A. dầu mỏ, than đá, quặng sắt. C. bô xít, Apatit, đá vôi. B. dầu mỏ, than nâu, cát thủy tinh. D. cát thủy tinh, titan, vàng. Câu 14. Các di sản văn hóa thế giới của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ được UNESCO công nhận là A. phố cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn.
  2. B. vịnh Hạ Long và hang động Phong Nha – Kẻ Bàng. C. cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế. D. hoàng thành Thăng Long và thành Cổ Loa. Câu 15. Các đồng muối nổi tiếng của Duyên hải Nam Trung Bộ là A. Sa Huỳnh, Văn Lý. C. Cà Ná, Sa Huỳnh. B. Cà Ná, Văn Lý. D. Cà Ná, Thuận An. Câu 16. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về vị trí tiếp giáp của vùng Bắc Trung Bộ? A. Tiếp giáp với Trung du miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng ở phía Bắc. B. Tiếp giáp duyên hải Nam Trung Bộ ở phía Nam. C. Tiếp giáp với Lào ở phía Đông và biển Đông ở phía Tây. D. Là cầu nối giữa giữa các vùng lãnh thổ phía Bắc và phía Nam. Câu 17. Nhận định nào sau đây chưa chính xác khi nói về Bắc Trung Bộ? A. Lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang. B. Dãy Trường Sơn Bắc chạy dọc phía Đông của vùng. C. Các tỉnh đều có núi, gò đồi, đồng bằng, biển và hải đảo. D. Mùa hạ có gió Lào khô nóng. Câu 18. Nhận định nào dưới đây không phải là thế mạnh của vùng đồng bằng ven biển phía Đông của Bắc Trung Bộ? A. Sản xuất lương thực, cây công nghiệp hằng năm. B. Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. C. Sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ. D. Canh tác trên nương rẫy. Câu 19. Vùng đất cát pha ven biển Bắc Trung Bộ thuận lợi cho A. trồng cây công nghiệp lâu năm. C. khai thác khoáng sản. B. trồng cây công nghiệp hàng năm. D. chăn nuôi gia súc lớn. Câu 20. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Tất cả các tỉnh đều có núi, gò đồi, đồng bằng và biển. B. Bờ biển dài, ít bị chia cắt. C. Đồng bằng nhỏ hẹp bị chia cắt bởi các dãy núi đâm ngang sát biển. D. Thường bị hạn hán kéo dài. Câu 21. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm dân cư – xã hội của Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Phân bố dân cư có sự khác biệt giữa phía Đông và phía Tây. B. Các huyện phía Tây có mật độ dân số cao hơn các huyện phía Đông. C. Người dân có đức tính cần cù, kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc. D. Người Kinh và một bộ phận nhỏ người chăm phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng ven biển. Câu 22. Cho bảng số liệu Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp (Đơn vị %) Năm 1990 1995 2000 2005 Ngành Trồng trọt 79,3 78,1 78,2 73,5 Chăn nuôi 17,9 18,9 19,3 24,7 Dịch vụ nông nghiệp 2,8 3,0 2,5 1,8 Để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta giai đoạn 1990 – 2005, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ cột. Câu 23. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ có thế mạnh về sản xuất muối, nguyên nhân chính do A. tất cả các tỉnh đều giáp biển. B. đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh. C. không có các hệ thống sông ngòi lớn, số giờ nắng và gió nhiều. D. nhu cầu muối trên thị trường rất lớn.
  3. Câu 24. Cho bảng số liệu Sản lượng thủy sản (Đơn vị Nghìn tấn) Chia ra Năm Tổng số Khai thác Nuôi trồng 1990 890,6 728,5 162,1 1994 1465,0 1120,9 344,1 1998 1782,0 1357,0 425,0 2002 2647,4 1802,6 844,8 Dựa vào bảng số liệu trên, cho biết đến năm 2002, tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác đã giảm bao nhiêu phần trăm so với năm 1990? A. 13,7 %. B. 1,37 %. C. 15,8 %. D. 1,58 %. Câu 25. Tỉnh nào sau đây không thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Quảng Ninh. B. Bắc Cạn. C. Bắc Ninh. D. Bắc Giang. Câu 26. Tỉnh nào sau đây thuộc tiểu vùng Tây Bắc? A. Hòa Bình. B. Lào Cai. C.Tuyên Quang. D. Quảng Ninh. Câu 27. Thế mạnh kinh tế chính của Tây Bắc là A. khai thác khoáng sản. C. kinh tế biển B. khai thác thủy năng. D. phát triển nhiệt điện. Câu 28. Cây công nghiệp quan trọng nhất của Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Hồi. B. Quế. C. Cà phê. D. Chè. Câu 29. Loại gia súc được nuôi nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Lợn. B. Bò. C. Trâu. D. Ngựa. Câu 30. Tỉnh nào sau đây không thuộc Đồng bằng sông Hồng? A. Hải Phòng. B. Hà Nội. C. Quảng Ninh. D. Vĩnh Phúc. Câu 31. Đồng bằng sông Hồng không tiếp giáp với vùng nào sau đây? A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. C. Bắc Trung Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Biển Đông. Câu 32. Khó khăn về tự nhiên nào sau đây không phải là vấn đề của vùng Đồng bằng sông Hồng? A. Chịu ảnh hưởng tai biến thiên tai. B. Diện tích đất trong đê không được bồi đắp hàng năm bị bạc màu. C. Địa hình bị chia cắt mạnh. D. Ít tài nguyên khoáng sản. Câu 33. Đồng bằng sông Hồng đang dẫn đầu cả nước về A. diện tích đất phù sa. C. tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số. B. tài nguyên khoáng sản phong phú. D. mật độ dân số. Câu 34. Loại vật nuôi nào của Đồng bằng sông Hồng chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước? A. Trâu. B. Bò. C. Lợn. D. Gia cầm. Câu 35. Dựa vào Atlat Địa lý trang 21 hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây không thuộc Đồng bằng sông Hồng? A. Hải Phòng. B. Thái Nguyên. C. Phúc Yên. D. Hải Dương. Câu 36. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 23 cho biết tuyến quốc lộ nối Hà Nội và Quảng Ninh là A. quốc lộ 5. B. quốc lộ 1A. C. quốc lộ 18. D. quốc lộ 6. Câu 37. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 23 cho biết tuyến quốc lộ nối Hà Nội và Hải Phòng là A. quốc lộ 2. B. quốc lộ 3. C. quốc lộ 5. D. quốc lộ 6. Câu 38. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 25 cho biết Vườn quốc gia nào sau đây không thuộc Đồng bằng sông Hồng? A. Ba Vì. B. Xuân Sơn. C. Cúc Phương. D. Xuân Thủy. Câu 39. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm địa hình của vùng núi Đông Bắc?
  4. A. Địa hình núi trung bình. C. Địa hình núi thấp. B. Các dãy núi có hình cánh cung. D. Địa hình núi cao nhất cả nước. Câu 40. Xét cùng một độ cao, mùa đông ở Tây Bắc ít lạnh hơn Đông Bắc vì A. nằm ở vĩ độ thấp hơn. C. có bức chắn Hoàng Liên Sơn. B. địa hình bị cắt xẻ mạnh hơn. D. không tiếp giáp biển. Câu 41 Thế mạnh kinh tế nào sau đây không phải thế mạnh kinh tế nổi bật của Đông Bắc? A. Phát triển thủy điện. C. Du lịch sinh thái. B. Khai thác khoáng sản. D. Kinh tế biển. Câu 42. Tân Cương là thương hiệu chè nổi tiếng của A. Sơn La. B. Hà Giang. C. Yên Bái. D. Thái Nguyên. Câu 43. Chè San là thương hiệu chè nổi tiếng của A. Sơn La. B. Hà Giang. C. Yên Bái. D. Thái Nguyên. Câu 44. Căn cứ vào Atlat Địa lý trang 23, cho biết cửa khẩu quốc tế nào sau đây không thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Lao Bảo. B. Tây Trang. C. Lào Cai. D. Móng Cái. Câu 45. Căn cứ vào Atlat Địa lý trang 23, cho biết cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị thuộc tỉnh nào sau đây? A. Quảng Ninh. B. Lạng Sơn. C. Lào Cai. D. Điên Biên. Câu 46. Cho bảng số liệu sau Cơ cấu GDP phân theo các ngành kinh tế ở nước ta giai đoạn 1996 – 2015 (Đơn vị %) Năm 1996 2000 2002 2015 Khu vực kinh tế Nông, lâm, ngư nghiệp 27,8 24,5 23 17 Công nghiệp – XD 29,7 36,7 38,5 42,2 Dịch vụ 42,5 38,8 38,5 39,8 Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo các ngành kinh tế ở nước ta giai đoạn 1996 – 2015, biểu đồ nào sau đây là phù hợp? A. Tròn. B. Cột. C. Miền. D. Đường. Câu 47. Cho bảng số liệu Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt (%) Năm 1990 2002 Cây lương thực 67,1 60,8 Cây công nghiệp 13,5 22,7 Cây ăn quả, rau đậu và cây khác 19,4 16,5 Để vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 1990 và 2002, chọn kiểu biểu đồ nào là phù hợp nhất? A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ cột. D. Biểu đồ đường. Câu 48. Ngành dịch vụ nào là thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Giao thông vận tải. C. Du lịch. B. Giáo dục, y tế. D. Tài chính ngân hàng. Câu 49. Hai ngành dịch vụ tiêu biểu của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là A. thương mại và du lịch. C. giáo dục và y tế. B. du lịch và vận tải. D. ngân hàng và y tế. Câu 50. Có bao nhiêu tỉnh thuộc vung Duyên hải Nam Trung Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Hết (Thí sinh được sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam và máy tính cá nhân, GV không giải thích gì thêm)
  5. UBND QUẬN NAM TỪ LIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 - 2019 TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM Môn: Địa lý 9 - Thời gian: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ SỐ 902 Con hãy chọn đáp án đúng nhất. Câu 1. Đặc điểm chung về tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. địa hình phần lớn là núi thấp. B. chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình . C. có sự đối lập sâu sắc giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc. D. có địa hình núi cao chia cắt dữ dội. Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm địa hình của vùng núi Đông Bắc? A. Địa hình núi trung bình. C. Địa hình núi thấp. B. Các dãy núi có hình cánh cung. D. Địa hình núi cao nhất cả nước. Câu 3. Xét cùng một độ cao, mùa đông ở Tây Bắc ít lạnh hơn Đông Bắc vì A. nằm ở vĩ độ thấp hơn. C. có bức chắn Hoàng Liên Sơn. B. địa hình bị cắt xẻ mạnh hơn. D. không tiếp giáp biển. Câu 4. Thế mạnh kinh tế nào sau đây không phải thế mạnh kinh tế nổi bật của Đông Bắc? A. Phát triển thủy điện. C. Du lịch sinh thái. B. Khai thác khoáng sản. D. Kinh tế biển. Câu 5. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm địa hình của vùng núi Tây Bắc? A. Địa hình núi cao nhất cả nước. B. Địa hình có hướng vòng cùng. C. Địa hình đồi bát úp xen kẽ là những cánh đồng thung lũng. D. Địa hình núi trung bình và núi thấp. Câu 6. Nhận định nào sau đây là đúng. A. Tây Bắc là vùng núi cao còn Đông Bắc là vùng núi cao và núi trung bình. B. Tây Bắc có địa hình núi cao còn Đông Bắc phần lớn là núi trung bình và núi thấp. C. Tây Bắc có địa hình núi thấp còn Đông Bắc là địa hình trung du. D. Tây Bắc chủ yếu là núi trung bình và núi thấp, Đông Bắc chủ yếu là núi cao. Câu 7. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm dân cư, xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Là địa bàn cư trú của 30 dân tộc. B. Đông Bắc và Tây Bắc có sự chênh lệch về phát triển dân cư, xã hội. C. Người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp. D. Chất lượng đời sống dân cư cao. Câu 8. Đặc điểm nào sau đây không đúng với Trung du miền núi Bắc Bộ? A. Có diện tích lớn nhất trong 7 vùng kinh tế nước ta. B. Có tài nguyên khoáng sản phong phú. C. Có sự phân hóa thành 2 tiểu vùng. D. Có mật độ dân số đông nhất cả nước. Câu 9. Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh nổi bật về ngành công nghiệp nào? A. Công nghiệp cơ khí. C. Công nghiệp năng lượng. B. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. D. Công nghiệp luyện kim. Câu 10. Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất Trung du và miền núi Bắc Bộ (tính đến 2017) là A. Hòa Bình. B. Tuyên Quang. C. Thác Bà. D. Sơn La. Câu 11. Ý nghĩa nào sau đây không phải mục đích chính của việc phát triển nhà máy thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Kiểm soát lũ cho vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng. B. Tưới tiêu chống hạn cho nông nghiệp. C. Phát điện. D. Đẩy mạnh giao thông thủy.
  6. Câu 12. Nguyên nhân chính khiến Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về trồng cây rau quả cận nhiệt và ôn đới là A. có một mùa đông lạnh. B. có nguồn lao động giàu kinh nghiệm. C. có thị trường tiêu thụ rộng lớn. D. dễ dàng xuất khẩu sang Trung Quốc qua các cửa khẩu. Câu 13. Tân Cương là thương hiệu chè nổi tiếng của A. Sơn La. B. Hà Giang. C. Yên Bái. D. Thái Nguyên. Câu 14. Chè San là thương hiệu chè nổi tiếng của A. Sơn La. B. Hà Giang. C. Yên Bái. D. Thái Nguyên. Câu 15. Trung du và miền núi Bắc Bộ trở thành vùng chuyên canh chè lớn nhất cả nước dựa trên điều kiện chính nào sau đây? A. Dân cư có kinh nghiệm trong sản xuất cây công nghiệp. B. Địa hình chủ yếu là đồi núi. C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. D. Công nghiệp chế biến chè rất phát triển. Câu 16. Ngành dịch vụ nào là thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Giao thông vận tải. B. Giáo dục, y tế. C. Du lịch. D. Tài chính ngân hàng. Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lý trang 23, cho biết cửa khẩu quốc tế nào sau đây không thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Lao Bảo. B. Tây Trang. C. Lào Cai. D. Móng Cái. Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lý trang 23, cho biết cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị thuộc tỉnh nào sau đây? A. Quảng Ninh. B. Lạng Sơn. C. Lào Cai. D. Điên Biên. Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lý trang 21, cho biết ngành công nghiệp nào không phải ngành công nghiệp chính của trung tâm công nghiệp Thái Nguyên? A. Công nghiệp luyện kim đen. C. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. B. Công nghiệp cơ khí. D. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lý trang 21, cho biết ngành công nghiệp nào không phải ngành công nghiệp chính của trung tâm công nghiệp Việt Trì (Phú Thọ)? A. Công nghiệp chế biến nông sản. C. Công nghiệp cơ khí. B. Công nghiệp hóa chất, phân bón. D. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Câu 21. Cho biểu đồ Biểu đồ đã cho thể hiện nội dung nào sau đây? A. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp nước ta năm 2000 và năm 2005. B. Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta năm 2000 và năm 2005. C. Tình hình phát triến sản xuất công nghiệp nước ta năm 2000 và năm 2005. D. Giá trị của ngành công nghiệp chế biến, khai thác, sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước năm 2000 và năm 2005. Câu 22. Tài nguyên thiên nhiên quý giá nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng là A. nguồn khoáng sản phong phú. B. đất phù sa màu mỡ. C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa đông lạnh. D. tài nguyên biển đa dạng.
  7. Câu 23. Điều kiện để Đồng bằng sông Hồng đưa vụ đông thành vụ sản xuất hính của vùng là A. địa hình đồng bằng bằng phẳng. C. mùa đông lạnh kéo dài. B. đất phù sa màu mỡ, phì nhiêu. D. nguồn lao động dồi dào. Câu 24. Các khoáng sản quan trọng của vùng Đông bằng sông Hồng là A. đá vôi, sét cao lanh, dầu khí. C. đá vôi, than đá, apatit. B. đá vôi, than nâu, sét cao lanh. D. đá vôi, dầu khí, than đá. Câu 25. Ngành công nghiệp nào sau đây không phải là ngành công nghiệp trọng điểm vùng Đồng bằng sông Hồng? A. Công nghiệp năng lượng. C. Công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm. B. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. D. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Câu 26. Nguyên nhân chính khiến cho Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao nhất cả nước là A. đất đai màu mỡ. B. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh. C. lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. D. trình độ thâm canh cao. Câu 27. So với các đồng bằng khác trong cả nước, sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng có thế mạnh độc đáo về A. trồng lúa. C. nuôi trồng thủy sản. B. sản xuất rau ôn đới vụ đông. D. chăn nuôi gia súc. Câu 28. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm phát triển và phân bố công nghiệp của đồng bằng sông Hồng? A. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của vùng. B. Hà Nội là trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng. C. Giá trị sản xuất công nghiệp của đồng bằng sông Hồng tăng mạnh trong những năm gần đây. D. Công nghiệp của vùng phát triển dựa trên nguồn khoáng sản tại chỗ rất giàu có và phong phú. Câu 29. Ở Đồng bằng sông Hồng, du lịch biển phát triển ở A. Cúc Phương. B. Côn Sơn. C. Tuần Châu. D. Đồ Sơn. Câu 30. Đây là một trong những khó khăn trong việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng? A. Đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp. B. Hệ thống đê điều quá dài nên việc làm thủy lợi gặp nhiều khó khăn. C. Đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn chiếm tỉ lệ quá lớn. D. Khí hậu có một mùa đông lạnh không thích hợp với cây lúa. Câu 31. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ? A. Quảng Ninh. B. Ninh Bình. C. Vĩnh Phúc. D. Hải Dương. Câu 32. Các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là A. Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Giang. C. Quảng Ninh, Hưng Yên, Bắc Giang. B. Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Nam. D. Hà Nội, Quảng Ninh, Hưng Yên. Câu 33. Cho bảng số liệu sau Diện tích đất nông nghiệp, dân số của cả nước và Đồng bằng sông Hồng, năm 2002 Tiêu chí Đất nông nghiệp Dân số Vùng (nghìn ha) (triệu người) Cả nước 9406,8 79,7 Đồng bằng sông Hồng 855,2 17,5 Dựa vào bảng số liệu trên hãy cho biết bình quân đất nông nghiệp theo đầu người (ha/người) của Đồng bằng sông Hồng năm 2002 là bao nhiêu? A. 0,12. B. 0,04. C. 0,08. D. 0,05. Câu 34. Cho bảng số liệu sau Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước (tạ/ha) Năm 1995 2000 2002 Vùng Đồng bằng sông Hồng 44,4 55,2 56,4 Đồng bằng sông Cửu Long 40,2 42,3 46,2
  8. Cả nước 36,9 42,4 45,9 Dựa vào bảng số liệu trên cho biết, nhận xét nào sau đây không đúng? A. Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng luôn cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long. B. Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng tăng nhanh, của Đồng bằng sông Cửu Long giảm. C. Năng suất lúa cả nước đều tăng qua các năm. D. Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long đều tăng. Câu 35. Tài nguyên rừng và khoáng sản của Bắc Trung Bộ tập trung chủ yếu ở A. phía Bắc dãy Tam Điệp. C. phía Nam dãy Hoành Sơn. B. phía Bắc dãy Hoành Sơn. D. dọc ven biển. Câu 36. Việc trồng rừng ven biển ở Bắc Trung Bộ có tác dụng chính là A. điều hòa nguồn nước. C. chống xói mòn, rửa trôi. B. hạn chế tác hại của lũ. D. hạn chế nạn cát bay, cát lấn. Câu 37. Vùng gò đồi trước núi của Bắc Trung Bộ có thế mạnh về A. chăn nuôi gia súc lớn. C. phát triển cây công nghiệp hàng năm. B. chăn nuôi gia cầm. D. phát triển cây lương thực và chăn nuôi lợn. Câu 38. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư – xã hội của Bắc Trung Bộ? A. Là địa bàn cư trú của 25 dân tộc. B. Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự đồng nhất từ Đông sang Tây. C. Đời sống dân cư các vùng cao, biên giới, hải đảo còn nhiều khó khăn. D. Mật độ dân số thấp hơn mật độ chung của cả nước. Câu 39. Bình quân lương thực theo đầu người ở Bắc Trung Bộ còn thấp so với cả nước, nguyên nhân chủ yếu là do A. người dân ít kinh nghiệm trong canh tác lúa. B. không có các giống lúa tốt. C. đồng bằng nhỏ hẹp, đất xấu, nhiều thiên tai. D. thị trường lúa gạo thiếu ổn định. Câu 40. Các tỉnh sản xuất lúa chủ yếu ở Bắc Trung Bộ là A. Thanh Hóa và Thừa Thiên - Huế C. Quảng Bình, Quảng Trị. B. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. D. Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Câu 41. Hai biện pháp chính nhằm phát triển nông nghiệp, giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trường ở Bắc Trung Bộ là A. trồng rừng và xây dựng hệ thống hồ chứa nước. B. xây dựng các nhà máy thủy điện để điều tiết nước. C. cải tạo đất phèn đất mặn ven biển. D. mở rộng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản. Câu 42. Thương hiệu nước mắm nổi tiếng trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là A. Cát Hải. B. Phú Quốc. C. Phan Thiết. D. Long Hải. Câu 43. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về ngành nông nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Ít thuận lợi cho sản xuất lương thực. B. Vùng gò đồi trước núi có thế mạnh về chăn nuôi gia súc và trồng cây công nghiệp. C. Tất cả các tỉnh đều có khả năng phát triển ngành thủy sản. D. Bình quân lương thực theo đầu người cao hơn bình quân chung của cả nước. Câu 44. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ ít thuận lợi cho sản xuất lương thực nguyên nhân chính vì A. người dân ít kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. B. dân cư thưa thớt nên nhu cầu về lương thực trong vùng không cao. C. đồng bắng nhỏ hẹp, đất xấu, nhiều thiên tai. D. công nghiệp chế biến còn kém phát triển. Câu 45. Nguyên nhân chính khiến Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ chưa phát huy được hết các thế mạnh của vùng là A. lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang. B. cơ sở hạ tấng còn yếu kém, thiếu lao động, chất lượng lao động chưa cao.
  9. C. cất cả các tỉnh đều có núi, gò đồi. D. khoáng sản nghèo nàn. Câu 46. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết bốn đô thị có quy mô dân số (năm 2007) lớn nhất Duyên hải Nam Trung Bộ là A. Đà Nẵng, Hội An, Quy Nhơn, Nha Trang. B. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Rang – Tháp Chàm. C. Đà Nẵng, Tuy Hòa, Nha Trang, Phan Thiết. D. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết. Câu 47. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết tuyến quốc lộ nào sau đây không kết nối Duyên hải Nam Trung Bộ và TâyNguyên? A. Quốc lộ 19. B. Quốc lộ 20. C. Quốc lộ 24. D. Quốc lộ 25. Câu 48. Cảng biển nào sau đây không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Đà Nẵng. B. Quy Nhơn. C. Nha Trang. D. Chân Mây. Câu 49. Cho biểu đồ Biểu đồ đã cho thể hiện nội dung nào sau đây A. Dân số, bình quân lương thực đầu người và sản lượng lương thực ở nước ta giai đoạn 1995 – 2000. B. Tốc độ tăng trưởng dân số, bình quân lương thực đầu người và sản lượng lương thực ở nước ta giai đoạn 1995 – 2000. C. Cơ cấu dân số và sản lượng lương thực, bình quân lương thực đầu người ở nước ta giai đoạn 1995 – 2000. D. Bình quân lương thực trên đầu người ở các vùng của nước ta giai đoạn 1995 -2000. Câu 50. Cho bảng số liệu Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và lâu năm ở nước ta (Đơn vị Nghìn ha) Năm Cây công nghiệp hàng năm Cây công nghiệp lâu năm 1975 210,1 172,8 1980 371.7 256,0 1985 600,7 470,3 1990 542.0 657,3 1995 716,7 902,3 2000 778,1 1451,3 2005 861,5 1633,6 Từ bảng số liệu trên, hãy cho biết nhận xét nào không đúng về diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm của nước ta giai đoạn 1975 – 2005. A. Diện tích cây công nghiệp hàng năm nhìn chung tăng qua các năm. B. Diện tích cây công nghiệp lâu năm liên tục tăng qua các năm. C. Cây công nghiệp lâu năm có tốc độ tăng trưởng diện tích nhanh hơn cây công nghiệp hàng năm. D. Tỉ trọng diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm trong giai đoạn trên đều tăng lên. Hết (Thí sinh được sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam và máy tính cá nhân, GV không giải thích gì thêm)