Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Phù Ninh (Có đáp án)

pdf 6 trang thaodu 2641
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Phù Ninh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_mon_dia_ly_lop_9_nam_hoc.pdf

Nội dung text: Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Phù Ninh (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT PHÙ NINH ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 DỰ THI CẤP TỈNH, NĂM HỌC 2018-2019 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Địa lý Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi có: 03 trang) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (8,0 điểm) Câu 1. Nhận định nào sau đây thể hiện sự ảnh hưởng của hình dáng lãnh thổ đến khí hậu nước ta? A. Khí hậu phân hóa theo chiều Bắc - Nam. B. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa. C. Khí hậu chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. D. Khí hậu phân hóa theo đai cao. Câu 2 . Điểm nào sau đây không đúng với hoạt động của gió mùa Đông Bắc ở nước ta ? A. Chỉ hoạt động ở miền Bắc. C. Hầu như kết thúc bởi bức chắn dãy Bạch Mã. B. Thổi liên tục suốt mùa đông. D. Tạo nên mùa đông có 2 - 3 tháng lạnh ở miền Bắc . Câu 3. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của Biển Đông nước ta thể hiện rõ nhất qua yếu tố nào sau đây? A. Địa hình ven biển. B. Nhiệt độ nước biển. C. Độ mặn nước biển. D. Thành phần sinh vật. Câu 4. Vùng biển mà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh, quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư là vùng A. Thềm lục địa. B. Lãnh hải. C. Tiếp giáp lãnh hải. D. Đặc quyền kinh tế. Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hệ thống sông nào sau đây có diện tích lưu vực lớn nhất nước ta? A. Sông Cửu Long. B. Sông Hồng. C. Sông Đồng Nai. D. Sông Mã. Câu 6 . Nguyên nhân của sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam ở nước ta là do A. Lãnh thổ hẹp ngang và gió mùa Đông Bắc. C. Vĩ độ địa lí và Mặt Trời lên thiên đỉnh. B. Gió mùa Đông Bắc và vĩ độ địa lí. D. Mặt Trời lên thiên đỉnh và gió mùa Đông Bắc. Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây của nước ta chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng? A. Đông Bắc Bộ. B. Tây Bắc Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. Nam Bộ. Câu 8. Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi là đều: A. Được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ B. Có cả đất phù sa cổ lẫn đất badan C. Được nâng lên chủ yếu trong vận động Tân kiến tạo D. Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. Câu 9. Biểu hiện nào sau đây không phải là ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta ? A. Tăng độ ẩm của các khối khí qua biển. B. Giảm bớt tính khắc nghiệt của thời tiết trong mùa đông. C. Tăng cường tính đa dạng của sinh vật nước ta. 1
  2. D. Góp phần điều hoà khí hậu. Câu 10 . Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ trọng dân số thành thị nước ta ngày càng tăng là do A. Phân bố lại dân cư giữa các vùng. C. Đời sống người dân thành thị ngày càng cao. B. Phát triển nông – lâm – ngư nghiệp. D. Quá trình công nghiệp hóa Câu 11 . Tại sao nguồn lao động dư mà nhiều nhà máy, xí nghiệp vẫn còn thiếu lao động? A. Số lượng nhà máy tăng nhanh B. Nguồn lao động tăng chưa kịp C. Nguồn lao đông nhập cư nhiều D. Nguồn lao động không đáp ứng được yêu cầu. Câu 12. Biện pháp quan trọng hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp nước ta là: A. Chọn lọc lai tạo giống B. Sử dụng phân bón thích hợp C.Tăng cường thuỷ lợi D. Cải tạo đất, mở rộng diện tích. Câu 13. Sự phân bố của dịch vụ phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là: A. Địa hình C. Sự phân bố công nghiệp B. Sự phân bố dân cư D. Khí hậu. Câu 14. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết trung tâm du lịch nào sau đây có ý nghĩa quốc gia? A. Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Huế. C. Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, TP. Hồ Chí Minh, B. Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh. D. Vinh, Huế, TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu. Câu 15 . Nam Trung Bộ có sản lượng khai thác thuỷ sản cao hơn Bắc Trung Bộ là do : A. Có bờ biển dài hơn B. Nhiều tàu thuyền hơn C. Nhiều ngư trường hơn D. Khí hậu thuận lợi hơn. Câu 16. Yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng chủ yếu nhất làm cho Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng trọng điểm về sản xuất lương thực, thực phẩm của nước ta ? A. Giáp biển, có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. C. Đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào. B. Diện tích rộng lớn, dân cư đông đúc. D. Vị trí địa lí thuận lợi, có nhiều đô thị lớn. Câu 17. Điều kiện thuận lợi nhất cho việc phát triển cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới ở Tây Nguyên là A. đất badan và khí hậu cận xích đạo. B. đất badan và nguồn nước sông hồ. C. khí hậu cận xích đạo và đất phù sa cổ. D. nguồn nước sông hồ và địa hình cao nguyên. Câu 18. Các yếu tố đầu ra ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta: A. Nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng B. Dân cư và lao động C. Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng D. Chính sách phát triển công nghiệp, thị trường tiêu thụ. Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, theo biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng, hãy cho biết nhận định nào sau không đúng? A. Nông lâm thủy sản chiếm tỉ trọng cao nhất. B. Nông lâm thủy sản chiếm tỉ trọng thấp nhất. C. Công nghiệp và xây dựng chiểm tỉ trọng khá cao. D. Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất. Câu 20: Mục tiêu hàng đầu trong việc phát triển kinh tế- xã hội ở Tây Nguyên là: A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo. B. Đẩy mạnh khai thác khoáng sản, thủy điện. C. Mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, chè ). D. Tăng cường khai thác và chế biến lâm sản. 2
  3. II. PHẦN TỰ LUẬN (12,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Chứng minh nước ta có dân số đông? Vì sao hiện nay tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số đã giảm nhưng số dân vẫn còn tăng nhanh? Cho biết tại sao dân số đông cũng là thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội? Câu 2 (3.0 điểm) a) Các hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta trong thời kỳ đổi mới được thể hiện như thế nào. b) Những thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế của nước ta trong thời kì đổi mới? Câu 3 (3,0 điểm) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a) Kể tên các nhà máy nhiệt điện của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Tại sao khai thác khoáng sản là thế mạnh ở tiểu vùng Đông Bắc còn phát triển thủy điện là thế mạnh ở tiểu vùng Tây Bắc? b) Xác định giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của vị trí địa lí của vùng Bắc Trung Bộ? c) Nêu những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ? Câu 4 (4,0 điểm) Cho bảng số liệu: Sản lượng thủy sản phân theo vùng ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014 (Đơn vị: nghìn tấn) Vùng 2000 2014 Trung du và miên núi Bắc Bộ 551 198,9 Đồng bằng sông Hồng 194.0 679,6 Bắc Trung Bộ 164,9 466,0 Duyên hải Nam Trung Bộ 462,9 932.2 Tây Nguyên 10,3 34,7 Đông Nam Bộ 194,3 417,0 Đồng bằng sông Cửu Long 1169,1 3604,8 Cả nước 2250,6 6333,2 a) Vẽ biểu đồ thể hiện qui mô và cơ cấu sản lượng thuỷ sản phân theo vùng ở nước ta trong giai đoạn 2000 — 2014. b) Nhận xét qui mô và cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo vùng ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014. Hết Thí sinh được phép sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục phát hành Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: SBD: 3
  4. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học 2018- 2019 Môn: Địa lí I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (8,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A,C B B C B B B,C D C D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án D C B B C C A D A A II. PHẦN TỰ LUẬN (12,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) a) Chứng minh nước ta có dân số đông: 0,75 - Dân số nước ta tăng nhanh bắt đầu từ cuối những năm 50 và 60 của thế kỉ XX (dẫn chứng qua số liệu Atlat). - Hiện nay tốc độ tăng dân số đã chậm lại tuy nhiên mỗi năm dân số vẫn tăng thêm khoảng một triệu người. b) Số dân vẫn tăng nhanh: 0,75 - Do quy mô dân số lớn. - Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên vẫn còn cao so với thế giới, nhất là ở khu vực nông thôn và miền núi. c) Dân số đông thuận lợi: 0,5 - Có nguồn lao động dự trữ và dồi dào đáp ứng nhu cầu cho các ngành kinh tế. - Thị trường tiêu thụ rộng lớn. Câu 2 (3.0 điểm) a. Các hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta: (1,0 điểm ) 1,0 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một nét đặc trưng của quá trình đổi mới thể hiện ở ba mặt chủ yếu: + Chuyển dịch cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng của khu vực nông, lâm ,ngư nghiệp,tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp-xây dựng.Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng xu hướng còn biến động + Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ:hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp,các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, + Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:chuyển từ nền kinh tế nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần - Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là hình thành hệ thống vùng kinh tế với các trung tâm công nghiệp mới , các vùng chuyên canh nông nghiệp.Đã hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm : vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung,Vùng kinh tế trọng điểm phia Nam b. Những thành tựu và thách thức: (2,0 điểm) 2,0 - Thành tựu: (1,0 điểm) 4
  5. + Kinh tế tăng trưởng vững chắc + Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH- HĐH + Thu hút vốn đầu tư nước ngoài + Nền kinh tế đang hội nhập vào kinh tế khu vực và toàn cầu - Khó khăn (thách thức): (1,0 điểm) + Chất lượng cuộc sống thấp, thiều việc làm + TN thiên nhiên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường + Vấn đề văn hoá giáo dục, y tế, xã hội, nhiều bức xúc Câu 3 (3.0 điểm) Sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang 26. a) Kể tên các nhà máy nhiệt điện của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Tại 1,0 sao khai thác khoáng sản là thế mạnh ở tiểu vùng Đông Bắc còn phát triển thủy điện là thế mạnh ở tiểu vùng Tây Bắc? * Tên nhà máy nhiệt điện: Uông Bí (Quảng Ninh), Na Dương (Lạng Sơn) 0,25 - Khai thác khoáng sản là thế mạnh ở tiểu vùng Đông Bắc vì: có tài nguyên khoáng sản đa dạng phong phú. Các loại khoáng sản có trữ lượng lớn, phân bố tập trung 0,5 (than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bôxit, apatit, pirit, đá xây dựng). - Phát triển thủy điện là thế mạnh ở tiểu vùng Tây Bắc vì có địa hình núi cao, sông ngòi có độ dốc lớn, có sức nước mạnh tạo nguồn thủy năng dồi dào. Địa hình bị 0,25 chia cắt mạnh tạo thung lũng, dãy núi cao thuận lợi để xây dựng hồ chứa nước phát triển thủy điện (Nhà máy thủy điện Sơn La, Hòa Bình). b) Xác định giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của vị trí địa lí của vùng Bắc 1,5 Trung Bộ + Giới hạn lãnh thổ vùng Bắc Trung Bộ: - Bắc Trung Bộ là dải đất hẹp ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía bắc tới dãy 0,25 Bạch Mã ở phía nam, phía tây giáp Lào, phía đông giáp biển Đông. - Gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- 0,25 Huế. + Ý nghĩa của vị trí địa lí của vùng Bắc Trung Bộ: - Là cầu nối giữa phía Bắc và phía Nam nước ta, nằm trên các trục giao thông huyết 0,25 mạch của đất nước (quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, đường sắt thống nhất ) - Cửa ngõ của các nước tiểu vùng sông Mê Công (Lào, Thái Lan, Mianma) ra biển 0,25 Đông và ngược lại. - Giáp vùng biển giàu tiềm năng (thủy sản, du lịch, giao thông vận tải biển ). Nằm 0,25 trong vùng chịu ảnh hưởng của bão, gió phơn Tây Nam. - Có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, có điều 0,25 kiện giao lưu hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới. c) Nêu những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của vùng Duyên hải Nam 1 Trung Bộ Khó khăn của vùng là quỹ đất nông nghiệp rất hạn chế. Những cánh đồng hẹp ven 0,25 biển có diện tích nhỏ, đất xấu, thiếu nước và thường bị bão lụt về mùa mưa. * Vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ vì: + Duyên hải Nam Trung Bộ có hình thể hẹp ngang, là vùng chịu tác động thường 0,5 5
  6. xuyên của bão và hội tụ nhiệt đới. Các mạch núi chạy gần biển, đồng bằng hẹp và bị chia cắt, các sông ngắn và dốc, mưa thường ngập sâu. Mạng lưới đô thị, cơ sở hạ tầng và phần lớn dân cư tập trung ở vùng ven biển, nên thường bị thiệt hại nhiều mỗi khi có mưa bão lớn. + Khu vực nam của vùng (Ninh Thuận, Bình Thuận) lượng mưa rất ít, hiện tượng 0,25 sa mạc hóa có nguy cơ mở rộng. Câu 4 (4.0 điểm) a Vẽ biểu đồ 3,0 Sử lí số liệu: Sản lượng thủy sản phân theo vùng ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014 (Đơn vị: nghìn tấn) Vùng 2000 2014 Trung du và miên núi Bắc Bộ 2,4 3,1 Đồng bằng sông Hồng 8,6 10,7 0,75 Bắc Trung Bộ 7,3 7,4 Duyên hải Nam Trung Bộ 20,6 14,1 Tây Nguyên 0,5 0,5 Đông Nam Bộ 8,6 6,6 Đồng bằng sông Cửu Long 52,0 57,6 Cả nước 100,0 100,0 * Tính bán kính: R2000= 1 (đvbk) 0,25 R2014 = 1,68 (đvbk) * Vẽ biểu đồ - Học Sinh vë 2 biểu đồ tròn, có bán kính khác nhau. - Học sinh vẽ loại biểu đồ khác không cho điểm. 2,0 - Ðåm båo đầy đủ các chi tiết biểu đồ: tên, ghi chú, số liệu Thiếu mỗi chi tiết trừ 0,25 điểm (nêu HS vẽ 2 hình tròn có bán kính bằng nhau trừ 0,25 điểm b) Nhận xét: 1,0 - Qui mô: Tổng sản lượng thủy sån phân theo vùng của nước ta giai đoạn 2000 - 0,25 2014 tăng rất nhanh (dẫn chứng) - Cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo vùng ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014 0,5 có sự thay đổi (dẫn chứng) - Trong đó vùng Ðồng bằng sông Cửu Long chiếm tỉ trọng lớn nhất, thứ 2 là vùng 0,25 Duyên hải Nam Trung Bộ, thấp nhất là Tây Nguyên (dẫn chứng) Hết 6