Phương pháp vẽ và nhận xét các dạng biểu đồ môn Địa lý Lớp 9

docx 41 trang thaodu 10112
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phương pháp vẽ và nhận xét các dạng biểu đồ môn Địa lý Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphuong_phap_ve_va_nhan_xet_cac_dang_bieu_do_mon_dia_ly_lop_9.docx

Nội dung text: Phương pháp vẽ và nhận xét các dạng biểu đồ môn Địa lý Lớp 9

  1. PHƯƠNG PHÁP VẼ VÀ NHẬN XÉT CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ ĐỊA LÝ LỚP 9 === Chương 1. Phương pháp vẽ các dạng biểu đồ Có 6 dạng cơ bản: Biểu đồ cột Biểu đồ tròn Biểu đồ miền Biểu đồ thanh ngang Biểu đồ cột chồng Biểu đồ đường Đối với mỗi dạng biểu đồ đều có phương pháp vẽ khác nhau. Tuy nhiên yêu cầu chung cho các dạng biểu đồ là : Biểu đồ gồm đơn vị, năm, tên biểu đồ, bảng chú giải Biểu đồ phải có tính mỹ quan và đảm bảo chính xác. Trong khi làm bài tập, bài kiểm tra nếu đề bài yêu cầu vẽ cụ thể là biểuđồ tròn, cột thì chúng ta theo thứ tự các bước để thực hiện, còn nếu đề bài chưa yêu cầu vẽ cụ thể thì học sinh phải căn cứ vào bảng số liệu để lựa chọn biểu đồ sao cho phù hợp với nội dung, yêu cầu của đề bài. Cách lựa chọn biểu đồ: -Nếu bảng số liệu cho 1 hoặc 2 năm (đơn vị là %)thì ta vẽ biểu đồ hình tròn hoặc cột chồng.Nếu bảng số liệu cho nhiều năm (đơn vị là %) thì ta vẽ biểu đồ miền hoặc đường. -Nếu bảng số liệu cho nhiều năm, năm gốc là 100% thì ta vẽ biểu đồ đường. I.Biểu đồ cột Là dạng biểu đồ mà học sinh được làm quen từ lớp 8 nên viêc tiếp thu của học sinh tương đối thuận lợi 1. Yêu cầu chung: Biểu đồ gồm hệ trục tọa độ ox-oy vuông góc với nhau Ox biểu thị đơn vị Oy biểu thị năm hoặc vùng miền Tên biểu đồ Bảng chú giải 2. Cụ thể: Ví dụ: dựa vào bảng 18.1 vẽ biểu đồ hình cột và nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiều vung Đông Bắc và Tây Bắc. Bảng 18.1: Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung Du và miền núi Bắc Bộ(đơn vị tỉ đồng) Cách vẽ: Bước 1: Học sinh nghiên cứu bảng 18.1 ( Đơn vị, số liệu) Vẽ hệ trục tọa độ: + Trục tung đơn vị ( tỉ đồng) + Trục hoành: (năm) Bước 2:Tiếnhành vẽ theo năm: năm 1995 sau đó đến năm 2000 -2002 Dùng kí hiệu riêng để phân biệt hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc Bước 3: Viết tên biểu đồ Lập bảng chú giải Nhận xét : Giá trị sản xuất công nghiệp ở hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc đều liên tục tăng năm 2002. Từ 1995 -2002 giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiều vùng Đông Bắc và Tây Bắc đều liên tục tăng + Đông bắc tăng gấp 2,17 lần so với năm 1995
  2. + Tây Bắc tăng gấp 2,3 lần so với năm 1995 Giá trị sản xuất công nghiệp ở tiểu vùng Đông Bắc luôn cao hơn giá trị sản xuất côngnghiệp ở Tây Bắc. + Năm 1995 gấp 19,3 lần + Năm 2000 gấp 19,7 lần + Năm 2002 gấp 20,5 lần 3 /Kết luận: Biều đồ cột là dạng biểu đồ dễ vẽ và dễ hiểu. Thông qua biều đồ cột học sinh có thể nhận xét các đối tượng, yếutố địa lý một cách trực quan nhất, nhận xét và so sánh dễ dàng hơn bảng số liệu. II/ Biều đồ hình tròn. 1/ Yêu cầu chung: Là dạng biểu đồ học sinh ít được làm quen ở lớp 8. Với chương trình cải cách hiện nay yêu cầu đòi hỏi cao hơn so với chương trình cũ. Nhiều bài tập không cho trước bảng tỉ lệ hay cơ cấu % mà yêu cầu học sinh phải tính cơ cấu sau đó mới vẽ. Đối với dạng bài tập nâng cao yêu cầu học sinh phải tính bản tính bán kính của đường tròn cụ thề vì vậy đòi hỏi phải nắm được công thức tính, cách vẽ như thế nào cho chính xác bán kính của đường tròn theo yêu cầu của đề bài. Biều đồ tròn bao gồm: Đường tròn theo bán kính cho trước hoặc lựa trọn Tên biều đồ Năm Bảng chú giải 2 -Cụ thề Dạng 1a: Vẽ biểu đồ theo bảng số liệu cho trước Ví dụ: Cho bảng số liệu: Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành kinh tế của nước ta ( đơn vị %) Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu sử dụng lao động theo ngành kinh tế ở nước ta năm Nhận xét sự thay đổi lao động theo ngành kinh tế ở nước ta? Giải thích sự thay đổi đó? Cách 1: Bước 1: Học sinh nghiên cứu bảng số liệu vẽ hai biểu đồ hình tròn có bán kính khác nhau 2003 có bán kính lớn hơn năm 1989. Bước 2: Tính góc ở tâm. Bước 3: Vẽ từ tia 12 giờ ngành Nông lâm ngư nghiệp trước sau đó đến công nghiệp xây dựng và dịch vụ. Viết tỉ lệ %. Bước 4: Tìm kí hiệu cho các ngành, ghi tên biểu đồ, năm và bảng chú giải. Cách 2: Bước 1: Vẽ hai đường tròn có bán kính khác nhau, vẽ tia 12 giờ. Bước 2: Vẽ các ngành theo thứ tự bảng số liệu bằng cách chia dây cung đường tròn như sau: + Cả dây cung đường tròn tương ứng với 100% + 1/2 cung đường tròn tương ứng với 50% + 1/4 cung đường tròn tương ứng với 25% Từ 1/4 dây cung của đường tròn học sinh có thể chia nhỏ phù hợp với số liệu của đề bài. Bước 3: Ghi tên biểu đồ, năm, bảng chú giải
  3. Ưu điểm: Phương pháp này vẽ nhanh, học sinh yếu môn toán cũng hoàn thành được biểu đồ. Nhược điểm: Nếu học sinh chia dây cung thiếu chính xác thì biểu đồ vẽ không chính xác. b) Dạng 2: Bài tập cho bảng số liệu thô, cho bán kính năm trước, học sinh phải tính cơ cấu hay tỉ lệ, tính bán kính năm sau: VD: Cho bảng số liệu tổng sản phẩm trong nước GĐ phân theo ngành kinh tế ở nước ta ( đơn vị tính tỉ đồng) Vẽ biều đồ: Hướng dẫn học sinh tính bảng cơ cấu giá trị tổng sản phẩm các ngành kinh tế: Giá trị từng ngành % ngành = Tổng số Bước 1: Bước 2: Tính bán kính đường tròn theo công thức R2=R1 căn bậc 2 của n n = tổng số năm sau : tổng số năm đầu Bước 3 : vẽ biểu đồ Đối với biểu đồ chobán kính trước để vẽ được chính xác giáo viên nên hướng dẫn học sinh dùng thước kẻ có chia mm, vẽ đường bán kính trước ( một đường độ dài 20mm, một đường dài 28mm)Sau đó dùng compa đặt đúng vào hai đầu của đường bán kính rồi quay ta được đường tròn chính xác. Nếu học sinh vẽ theo cáchđo bán kính 20mm vào thước sau đó đặt compa vào giấy quay thì khi quay thường compa không dữ được độ chính xác như ta kẻ bán kính trước. Thứ tự vẽ như dạng 1B) Nhận xét và giải thich sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta. Đối với học sinh khá giỏi yêu cầu nhận xét theo bảng số liệu thô và tỉ trọng sau đó rút ra nhận xét.Đối với học sinh trung bình, yếu yêu cầu học sinh dựa vào bảng cơ cấu hay biểu đồ để nhận xét. Vẽ hình chữ nhật có chiều dài tương ứng với 100%chiều rộng bằng nhau Dựa vào bảng số liệu và vẽ từng chỉ tiêu Dùng ký hiệu riêng cho từng chỉ tiêu 3, Lập bảng chú giải Ví dụ: cho bảng số liệu sau. Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi( đơn vị %) Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi 3, Kết luận III/Biểu đồ cột chồng là dạng biểu đồ dễ vẽdễ hiểu. Tuy nhiên đối vớidạng biểu đồ này sách giáo khoa địa lý 9 không có biểu đồ chuẩn trong các bài học mà chỉ có bài tập yêu cầu học sinh vẽ VI) Biểu đồ thanh ngang. 1) Yêu cầu chung:Biểu đồ thanh ngang là dạng biểu đồ mới có dạng gần giống biểu đồ cột cho nên học sinh tiếp thu dễ dàng. Biểu đồ thanh ngang gồm: Trục tung Ox là tiêu chí hoặc địa danh Trục hoành Oy biểu thị % Tên biểu đồ Bảng chú giải 2) Cụ thể
  4. VD: Dựa vào bảng số liệu sau: Độ chênh lệch về một số tiêu chí phát triển dân cư xã hội ở Bắc trung bộ so với cả nước năm 1999. ( cả nước 100%) 3)Kết luận: Biểu đồ thanh ngang là dạng biểu đồ mà SGK địa lý 9 mới đề cập đến. Biêu đồ này dễ vẽ và dễ hiểu. Trong các bảng số liệu về các tiêu chí phát triển dân cư xã hội của 7 vùng kinh tế, giáo viên có thể chuyển từ bảng số liệu ra biểu đồ thanh ngang để học sinh dễ nhận xét, So sánh và rút ra kết luận về chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội của các vùng kinh tế. Biểu đồ thanh ngang cần thiết cho môn địa lý 9 nói riêng và môn địa lý nói chung. ÁP DỤNG 1 .Cho bảng số liệu sau Dân số và sản lượng lương thực của nước ta giai đoạn 1990- 2010 Năm 1990 1995 2000 2005 2010 Dân số (nghìn 66.016,7 71.995,5 77.630,9 82.392,1 86.932,5 người) Sản lượng lương thực có 19.897,7 26.142,5 34.538,9 39.621,6 44.632,5 hạt(Nghìn tấn) a. Tính sản lượng lương thực bình quân theo đầu người của nước ta qua các năm theo bảng số liệu trên b. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực và sản lượng lương thực bình quân đầu người của nước ta giai đoạn 1990- 2010 c. Từ biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét 2 Cho bảng số liệu: MỘT SỐ SẢN PHẨM CÂY CÔNG NGHIỆP XUẤT KHẨU CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (Đơn vị: Nghìn tấn) Mặt hàng 2010 2012 2014 2015 Hạt tiêu 117,0 117,8 155,0 131,5 Cà phê 1218,0 1735,5 1691,1 1341,2 Cao su 779,0 1023,5 1071,7 1137,4 a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm cây công nghiệp xuất khẩu chủ yếu của nước ta giai đoạn 2010 - 2015. b. Nhận xét tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm cây công nghiệp xuất khẩu trên và giải thích. 3 .Cho bảng số liệu sau: Diện Năm 1990 1995 2000 2007 2010 tích Cây công nghiệp hàng cây 542,0 716,7 778,1 864,0 797,6 năm công nghiệ Cây công nghiệp lâu 657,3 902,3 1.451,3 1.821,0 2.010,5 p năm nước ta giai đoạn 1990 2010
  5. Tổng số 1.199,3 1.619,0 2.229,4 2.685,0 2.808,1 (Đơn vị: nghìn ha) Em hãy: 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 1990 2010. 2. Nhận xét về tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 1990 2010 và giải thích vì sao diện tích cây công nghiệp lâu năm liên tục tăng? 4 Cho bảng số liệu: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế (giai đoạn 1990 - 2007) 1990 1993 1995 1999 2002 2005 2007 Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 Nông - lâm - ngư 38,7 29,9 27,2 25,4 23 21 20,3 Công nghiệp - XD 22,7 28,9 28,8 34,5 38,5 41 41,5 Dịch vụ 38,6 41,2 44,0 40,1 38,5 38 38,2 a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1990 - 2007 b) Qua biểu đồ đó rút ra nhận xét? Sự thay đổi tỉ trọng của 3 nhóm ngành trên phản ánh điều gì?
  6. Hướng dẫn cách sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam 1. Tìm hiểu cấu trúc của Atlat Có thể dễ dàng nhận thấy Atlat địa lý được sắp xếp thành 4 phần chính tương ứng với các chương trong sách giáo khoa. Theo cô giáo Dương Thị Ngọc Sương – Tổ trưởng chuyên môn Địa lý Trường THPT Trần Hưng Đạo (quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh), từ trang 6 đến trang 14 là những kiến thức giúp học tốt chương tự nhiên (Bài 6 đến bài 15 trong chương trình Địa lý 12 cơ bản). Trong đó, trang 15, 16 giúp học tốt chương Địa lý dân cư (Bài 16, 17,18). Trang 17 – 25: Nói về các ngành kinh tế, trong đó: (Trang 17: Trình bày kinh tế chung; Trang 18, 19, 20 là các kiến thức liên quan ngành Nông nghiệp (bài 21, 22, 24, 25); Trang 21, 22 cung cấp kiến thức liên quan đến ngành Công nghiệp (bài 26, 27, 28); Trang 23, 24, 25 là kiến thức của ngành dịch vụ.) Các trang còn lại là kiến thức của các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm. Riêng trang 4, 5 giúp các em xác định được phạm vi lãnh thổ của nước ta, biết được các đơn vị hành chính Việt Nam, dân số, diện tích, các thành phố trực thuộc trung ương. Trang 3 là trang cung cấp hệ thống kí hiệu bản đồ. Khi nắm vững các mục trong atlat, thí sinh có thể tìm đúng và nhanh hơn nội dung kiến thức tránh tình trạng mất quá nhiều thời gian mà thậm chí còn khai thác sai kiến thức cần tìm hiểu so với yêu cầu của đề bài. Ví dụ: “Sử dụng Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy: Kể tên các ngành của mỗi trung tâm công nghiệp sau: Biên Hoà, Vũng Tàu” ( Đề tốt nghiệp THPT năm 2011 – Câu III – 1 –a) Với đề bài này, ta có thể dựa vào atlat ở mục Công nghiệp chung (trang 21 – atlat) hoặc Vùng Đông Nam Bộ (trang 29 – atlat NXB GDVN) để khai thác
  7. 2. Đọc Atlat theo trình tự khoa học và logic: Trước hết cần nắm rõ được các ký hiệu và chú giải của Atlat để có thể vận dụng vào việc đọc các trang bản đồ. Đồng thời, cũng cần nắm vững được các nội dung kiến thức trong bài học với các mục cụ thể trong atlat để từ đó rút ra được các thông tin cần thiết, đồng thời giúp khai thác mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí cần tìm hiểu. Ví dụ phần kinh tế chung (atlat trang 17 – thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế của nước ta, giai đoạn 1990 – 2007) tương ứng với mục 1 – Bài 20 “CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ”, trang 82 SGK nên không cần học thuộc số liệu trong SGK 3. Xác định mối tương quan giữa các đối tượng Trong quá trình học và sử dụng, học sinh cần có kỹ năng tính toán, đo đạc, so sánh, xác định vị trí địa lý, xác định các mối liên hệ tương – hỗ, đó có thể là các mối quan hệ như: Mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với nhau, mối quan hệ tương hỗ và nhân – quả giữa các yếu tố tự nhiên và kinh tế, dân cư và kinh tế, kinh tế và kinh tế, tự nhiên – dân cư và kinh tế 4. Các bước khi làm bài khai thác Atlat Bước 1: Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề bài. Bước 2: Xác định trang và một số trang liên quan cần dụng dụng để giải quyết yêu cầu của đề bài. Bước 3: Xác định loại kĩ năng làm việc với bản đồ (kĩ năng nhận biết, đọc tên các đối tượng địa lý, kĩ năng xác định vị trí, hay kĩ năng xác định mối quan hệ tương hỗ, mối liên hệ không gian .). Bước 4: Tiến hành xác định và khai thác các ký hiệu thông tin từ Atlat. Lưu ý nên khai thác tối đa những nội dung liên quan được thể hiện trong trang đó gồm nội dung chính và các nội dung phụ là các biểu đồ bảng số liệu, tranh ảnh xung quanh bản đồ. Bước 5: Thực hiện tổng hợp nội dung khai thác được từ bản đồ, kết hợp kiến thức đã học để trình bày khoa học đúng trọng tâm vào bài thi. Các dạng câu hỏi Atlat trong cấu trúc bài thi Theo cô giáo Dương Thị Ngọc Sương – Tổ trưởng chuyên môn Địa lý Trường THPT Trần Hưng Đạo (quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh), câu hỏi Atlat trong cấu trúc bài thi có 2 dạng: Câu hỏi đơn giản và Câu hỏi phức tạp Câu hỏi đơn giản: Dạng câu hỏi này rất dễ giúp thí sinh có thể ăn điểm. Ví dụ: Hãy kể tên các vườn quốc gia nước ta; kể tên các trung tâm công nghiệp quy mô lớn, Câu hỏi phức tạp: Dạng bài này đòi hỏi sự kết hợp các kiến thức đã học và kết hợp nhiều trang Atlat hoặc phải khai thác tối đa các biểu đồ, bản đồ có trong trang Atlat đó. Ví dụ: Hãy nêu và giải thích sự phân bố các thảm thực vật nước ta. Điều đặc biệt lưu ý khi đọc Atlat là các em phải đọc theo một trật tự để tránh bỏ sót các đối tượng theo yêu cầu của đề thi. Hướng dẫn cách sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam Khi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, người học cần hình thành và rèn luyện các kĩ năng: dựa vào tị lệ bản đồ để đo tính các biểu đồ (chiều cao của các cột, độ lớn các hình bán nguyệt) trên bản đồ để tính sản lượng của một ngành sản xuất ở một địa phương cụ thể, từ đó rút ra những nhận xét cần thiết; kỹ năng chồng xếp, đối chiếu các trang bản đồ để trình bày, mô tả
  8. tổng hợp về các đối tượng Địa lý, tình hình phát triển và phân bố các hiện tượng, sự vật Địa lí. Khi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, người học nên theo trình tự sau: 1. Tìm hiểu cấu trúc Atlat (gồm các trang, mục nào, sắp xếp ra sao). 2. Xem bảng chú giải ở mặt sau của trang bìa 1 để biết các kí hiệu thể hiện trên bản đồ và cố gắng nhớ được càng nhiều kí hiệu càng tốt. 3. Tùy theo yêu cầu của từng bài học thực hiện các yêu cầu tiếp theo. Các câu hỏi sử dụng Atlat thường có các dạng “ Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học ”. Ví dụ: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh hai trung tâm công nghiệp Hà Nội và TP. MCM, giải thích vì sao có sự khác nhau về cơ cấu công nghiệp giữa hai trunnng tâm đó.Với những câu hỏi kiểu này, nhiều thí sinh chỉ dựa vào một trong hai cơ sở trên (hoặc là riêng Atlat, hoặc là riêng kiến thức đã học) để làm bài. Việc đó không cho phép trình bày kiến thức một cách đầy đủ. Nếu chỉ dựa vào kiến thức đã học, nhiều kiến thức từ Atlat bị bỏ sót, đặc biệt các kiến thức về sự phân bố cụ thể, mối quan hệ về mặt không gian lãnh thổ của các sự vật, hiện tượng Địa lí, Nhưng nếu chỉ dựa vào Atlat, nhiều kiến thức như tình hình phát triển, nguyên nhân phát triển, đường lối, chính sách, kinh nghiệm và truyền thống sản xuất của con người , không được đề cập đầy đủ và hợp lí. Khi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam cũng cần phân tích các biểu đồ, số liệu, trong các trang Atlat. Đó là các thành phần bổ trợ làm rõ nội dung của đối tượng Địa lí. Như vậy, nếu người học có đủ các kĩ năng sử dụng bản đồ, Atlat thì việc học và ôn tập Địa lí sẽ thuận lợi hơn rất nhiều: nó giúp người học hình dung được tình hình phân bố và phát triển của rất nhiều sự vật, hiện tượng Địa lí trên không gian lãnh thổ, giảm tính trừu tượng của nội dung học tập, hạn chế ghi nhớ máy móc, phát triển tư duy, liên hệ tổng hợp. 1. Xác định nội dung yêu cầu trong atlat: Nắm rõ các mục lục trong atlat, để tìm đúng và nhanh nội dung kiến thức cần tìm hiểu xem ở trang nào trong atlat, tránh tình trạng tốn thời gian trong việc tìm kiếm kiến thức và thậm chí khai thác sai kiến thức cần tìm hiểu so với yêu cầu. Ví dụ: “Sử dụng Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy: Kể tên các ngành của mỗi trung tâm công nghiệp sau: Biên Hoà, Vũng Tàu” ( Đề TN THPT năm 2011 – Câu III – 1 –a) Với yêu cầu trên dựa vào mục lục thì ta có thể dựa vào atlat ở mục Công nghiệp chung (trang 21 – atlat) hoặc Vùng Đông Nam Bộ (trang 29 – atlat NXB GDVN) để khai thác. 2. Đọc atlat phải theo trình tự khoa học và logic: Cũng với yêu cầu trên nhưng để nắm rõ các ngành của mỗi trung tâm thì ta cần đọc chú giải (trang 3 – Kí Hiệu Chung) để biết được các kí hiệu ở mỗi trung tâm thể hiện cái gì và rút ra được kiến thức theo yêu cầu. Trong atlat cũng thể hiện một lượng kiến thức tổng quát khá lớn giúp giảm tải rất nhiều kiến thức trong SGK cần ghi nhớ. Vì vậy, cần nắm được các nội dung kiến thức trong bài học với các mục cụ thể trong atlat để từ đó rút ra được các thông tin cần thiết, đồng thời giúp khai thác mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí cần tìm hiểu: Phần kinh tế chung (atlat trang 17- thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế của nước ta, giai đoạn 1990 – 2007). Phần trên tương ứng với mục 1 – Bài 20 “CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ”, trang 82 SGK. nên không cần học thuộc số liệu trong SGK
  9. Lưu ý: Các kỳ tuyển sinh bao giờ cũng có câu “dựa vào atlat và kiến thức đã học hãy ” nên việc nắm vững phương pháp khai thác atlat là hết sức quan trọng. 3. Atlat thể hiện các dạng biểu đồ: Các dạng biểu đồ đều được thể hiện trong atlat. Vì vậy, đây là một kênh thông tin không thể thiếu được đối với thí sinh. Bởi lẽ, bài tập kĩ năng vẽ biểu đồ là một câu bắt buộc trong các kỳ tuyển sinh và chiếm 2 điểm, nhưng nhiều thí sinh còn lúng túng với các dạng biểu đồ cần vẽ, thập chí vẽ sai so với yêu cầu. Vì vậy, cần dựa vào các dạng biểu đồ trong atlat so với yêu cầu đề bài để vẽ chính xác. Lưu ý: Dạng biểu đồ cần vẽ ở câu kĩ năng đề cho sẵn: Dựa vào bảng số liệu, vẽ biểu đồ (hình tròn, vẽ biểu đồ miền ) thể hiện Với vai trò to lớn của mình nên việc trang bị kĩ năng khai thác và sử dụng atlat trong học tập địa lí là một điều tất yếu của môn học giúp đạt điểm cao. ÁP DỤNG 1).Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy cho biết: Phần đất liền nước ta tiếp giáp với các quốc gia và các cửa khẩu nào? Tại sao nói: "Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam"? 2) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố không đều. Nêu nguyên nhân? 3) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy: a. Nêu sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ b. Phân tích ý nghĩa của sông Hồng đối với phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư của vùng Đồng bằng sông Hồng. Hệ thống đê điều có những mặt tiêu cực nào? c.Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nằm trong hai vùng lãnh thổ nào? Kể tên các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 4) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a. Nhận xét và giải thích ảnh hưởng của gió mùa mùa đông đến chế độ nhiệt của nước ta. b. Trình bày, giải thích sự khác biệt về khí hậu giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc. 5.) Dựa vào Atlát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích sự phân bố lượng mưa trên lãnh thổ nước ta. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: 1. Hãy phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng Đồng bằng Sông Hồng? 2. Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng Nông Lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ 6) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: a. Trình bày đặc điểm cơ bản của địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. b. Tại sao miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ lại có mùa đông đến sớm và kết thúc muộn?
  10. Câu 1 (2,0 điểm) a. Hãy vẽ hình thể hiện sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở Bắc bán cầu. b. Trình bày nguồn gốc hình thành và tính chất của các khối khí trên bề mặt Trái Đất. Câu 2 (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: a. Trình bày đặc điểm cơ bản của địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. b. Tại sao miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ lại có mùa đông đến sớm và kết thúc muộn? Câu 3 (1,0 điểm) Phân tích ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Câu 4 (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sản lượng ngành công nghiệp khai thác than và điện của nước ta: Năm 1995 2000 2005 2010 2014 Ngành Khai thác than (triệu 8,4 11,6 34,1 39,8 36,6 tấn) Điện (tỉ KWh) 14,7 26,7 52,1 84,6 151,2 Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015 a. Vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện sản lượng khai thác than và điện của nước ta thời kỳ 1995 - 2014. b. Hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi sản lượng của ngành khai thác than và điện ở nước ta trong thời kì trên. Câu 5 (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: a. Phân tích những điều kiện thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển ngành công nghiệp năng lượng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. b. Kể tên các nhà máy điện của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Ghi chú: Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB giáo dục ấn hành để làm bài.
  11. Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 Câu 1 a. Vẽ hình thể hiện sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở Bắc bán cầu: Vẽ như hình dưới đây; đảm bảo sự chính xác, thẩm mỹ Lưu ý: Có tên hình, hướng chuyển động, có ghi các mùa, các ngày; trục nghiêng của Trái Đất, các chí tuyến vòng cực, tia sáng Mặt Trời, kí hiệu sáng tối. (thiếu mỗi ý trừ 0,125đ) b. Nguồn gốc hình thành và tính chất của các khối khí trên bề mặt Trái Đất: Khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, nhiệt độ tương đối cao. Khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, nhiệt độ tương đối thấp. Khối khí đại dương hình thành trên các vùng biển, đại dương, có độ ẩm lớn. Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô. Câu 2 a. Đặc điểm cơ bản của địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: - Địa hình gồm 2 bộ phận: Đồi núi và đồng bằng. - Hướng nghiêng: Hướng Tây Bắc - Đông Nam. * Đồi núi: Đồi núi chiếm 2/3 diện tích toàn miền, phân bố chủ yếu ở phía Bắc, phần lớn là đồi núi thấp và trung bình Hướng núi: Có hai hướng chính: Hướng vòng cung: Có các cánh cung (sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) mở rộng về phía Bắc và quy tụ ở Tam Đảo. Hướng Tây Bắc - Đông Nam: Dãy Con Voi, Tam Đảo. Các khối núi trong miền có đỉnh tròn, sườn thoải, địa hình lòng chảo, cánh đồng giữa núi Địa hình cacxtơ phổ biến. * Đồng bằng: Chiếm 1/3 diện tích, phân bố chủ yếu ở phía Nam và Đông Nam, hình dạng tam giác châu, hình thành do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp Có hệ thống đê, có một số ô trũng, núi sót; hướng mở rộng ra biển về phía Đông Nam b. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ lại có mùa đông đến sớm và kết thúc muộn do: Vị trí: Nằm ở vĩ độ cao nhất cả nước, giáp với vùng Hoa Nam Trung Quốc, nơi đón gió mùa Đông Bắc sớm nhất và kết thúc cũng muộn nhất.
  12. Địa hình đồi núi thấp, các dãy núi có hướng cánh cung mở rộng về phía Bắc và quy tụ ở Tam Đảo nên tạo địa hình hút gió, các đợt không khí lạnh tràn vào dễ dàng. Câu 3. Phân tích ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay: Ảnh hưởng tích cực: Đóng góp phần lớn GDP vào ngân sách, là khu vực sử dụng nhiều lao động, tạo việc làm, thu nhập cao cho người lao động Là thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo sức hút đối với đầu tư, tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Ảnh hưởng tiêu cực: Quá trình đô thị hóa không gắn liền với công nghiệp hóa sẽ nảy sinh các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường. Gây sức ép đến vấn đề việc làm, các vấn đề an ninh - trật tự xã hội Câu 4 a. Vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện sản lượng khai thác than và điện của nước ta thời kỳ 1995 - 2014. Vẽ đúng dạng, chính xác, đảm bảo tính thẩm mĩ. Lưu ý: Có tên biểu đồ, chú giải, hai trục tung chia đúng tỉ lệ có dấu mũi tên, chia đúng mốc năm, ghi đơn vị các trục, ghi đúng số liệu vào biểu đồ. (thiếu hoặc sai mỗi ý trừ 0,25đ) b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi sản lượng của ngành khai thác than và điện ở nước ta trong thời kì trên: Nhận xét: Sản lượng khai thác than, điện của nước ta thời kỳ trên đều tăng Sản lượng than tăng (dẫn chứng) Sản lượng điện tăng rất nhanh (dẫn chứng) Giải thích: Sản lượng than, điện đều tăng do là sản phẩm của ngành công nghiệp trọng điểm, được nhà nước đầu tư và nhu cầu thị trường ngày càng lớn Sản lượng than tăng nhưng đang có xu hướng giảm vì nguồn than đang bị khai thác quá mức, trong khi không có nguồn khai thác mới + Sản lượng điện tăng rất nhanh do đưa vào khai thác, vận hành hàng loạt các nhà máy điện mới với công suất lớn Câu 5 a. Những điều kiện thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển ngành công nghiệp năng lượng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Thuận lợi: Khoáng sản: Có nguồn than tập trung lớn nhất cả nước với chất lượng tốt, tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc (Quảng Ninh) Thủy năng: Trữ năng thủy điện lớn nhất cả nước, riêng hệ thống sông Hồng đã chiếm 1/3 (hoặc 37%) trữ năng thủy điện cả nước Nhà nước có chính sách đầu tư rất lớn trong việc xây dựng các nhà máy điện của vùng CSVC kĩ thuật được nâng cao, nhu cầu thị trường lớn Khó khăn: Nguồn nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện đang có nguy cơ suy giảm, đặc biệt là than Các nhà máy thủy điện phụ thuộc vào chế độ nước tự nhiên nên cũng có tính thất thường b. Các nhà máy điện của vùng: Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà, Uông Bí, Nậm Mu, Na Dương. (xác định được 5 nhà máy trở lên được 0,5đ; từ 2 - 4 nhà máy được 0,25đ)
  13. Hà nội Câu 1: (3 điểm) Nếu Trái Đất vẫn chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời nhưng không chuyển động quanh trục thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra trên Trái Đất? Câu 2: (3 điểm) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam chứng minh rằng khí hậu nước ta rất đa dạng và thất thường. Câu 3: (4 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau: Cơ cấu dân số Việt Nam theo nhóm tuổi (đơn vị:%) Nhóm tuổi 1979 1989 1999 2002 0-14 42,5 39,9 33,2 30,2 15-59 50,4 52,9 58,7 61,0 >= 60 7,1 7,2 8,1 8,7 a) Hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta theo nhóm tuổi thời kì trên. b) Tình hình thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi đang đặt ra vấn đề gì cần quan tâm? Câu 4: (5 điểm) Cho bảng số liệu: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế (giai đoạn 1990 - 2007) 1990 1993 1995 1999 2002 2005 2007 Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 Nông - lâm - ngư 38,7 29,9 27,2 25,4 23 21 20,3 Công nghiệp - XD 22,7 28,9 28,8 34,5 38,5 41 41,5 Dịch vụ 38,6 41,2 44,0 40,1 38,5 38 38,2 a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1990 - 2007 b) Qua biểu đồ đó rút ra nhận xét? Sự thay đổi tỉ trọng của 3 nhóm ngành trên phản ánh điều gì? Câu 5: (5 điểm) Nhờ điều kiện thuận lợi gì mà cây chè ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm tỷ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước? Đáp án đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 9 Câu 1: Nếu Trái Đất vẫn chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời nhưng không chuyển động quanh trục thì lúc đó trên trái đất vẫn có ngày đêm. (0,5đ) Nhưng một năm chỉ có một ngày đêm. Ngày sẽ dài 6 tháng và đêm cũng dài 6 tháng đối với tất cả mọi nơi trên Trái Đất. Ban ngày (dài 6 tháng), mặt đất sẽ tích một lượng nhiệt rất lớn và nóng lên dữ dội. (0,5đ) Trong khi đó ban đêm (dài 6 tháng) mặt đất lại tỏa ra một lượng nhiệt rất lớn, làm cho nhiệt độ hạ xuống hết sự thấp. (0,5đ) Trong điều kiện nhiệt độ chênh lệch như vậy, sự sống trên bề mặt Trái Đất như hiện nay không thể tồn tại được. (0,5đ) Ngoài ra, sự chênh lệch về nhiệt độ cũng gây ra một sự chênh lệch rất lớn về khí áp giữa hai nửa cầu ngày và đêm, dẫn tới việc hình thành những luồng gió mạnh không sao tưởng tượng nổi trên bề mặt Trái Đất. (0,5đ) Câu 2: * Khí hậu nước ta rất đa dạng.
  14. Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm nhưng không thuần nhất trên cả nước mà phân hóa theo không gian, thời gian và theo mùa: (0,25đ) Phân hóa theo không gian. Miền khí hậu phía Bắc. Từ vĩ tuyến 16 trở ra, có mùa đông lạnh, khô hanh, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều. (0,5đ) Miền khí hậu Đông Trường Sơn: Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông. (0,5đ) Miền khí hậu phía Nam: Bao gồm phần Tây Nguyên và Nam Bộ. Có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc. (0,5đ) Miền khí hậu biển Đông: Bao gồm biển Đông Việt Nam có khí hậu nhiệt đới hải dương. (0,25đ) Ngoài ra khí hậu còn phân hóa theo mùa và theo độ cao. * Khí hậu nước ta còn mang tính thất thường: Thể hiện có năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm nhiều bão, có năm ít bão, có năm mưa lớn, có năm khô hạn (0,75đ) Ngoài ra hiện tượng nhiễu loạn thời tiết như En Nino và La Nina cũng làm tăng tính thất thường của khí hậu nước ta. (0,25đ) Câu 3: a) Nhận xét và giải thích sư thay đổi cơ cấu dân số nước ta theo nhóm tuổi thời kì 1979 - 2002 Nhận xét: Nhóm tuổi 0-14 có xu hướng giảm từ 42,5% năm 1979 xuống 30,3% năm 2002 (0,5đ) Nhóm tuổi từ 15-59 tăng trên 10% từ 50,4% năm 1979 lên 61% năm 2002. Nhóm tuổi này chiếm tỉ lệ cao (0,5đ) Nhóm tuổi trên 60 chiếm tỉ lệ thấp và cũng có xu hướng tăng từ 7,1% năm 1979 đến 8.7% năm 2002 (0,5đ) Giải thích: Nhóm tuổi 0-14 giảm do thưc hiện tốt chính sách dân số (0,5đ) Nhóm tuổi 15-59 tăng do sư trưởng thành của nhóm tuổi từ 0-14 tuổi (0,5đ) Nhóm tuổi trên 60 tuổi tăng do tình hình kinh tế, y tế phát triển (0,5đ) b) Tình hình thay đổi cơ cấu đặt ra những vấn đề sau: Vấn đề cấp bách về văn hóa, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm cho người lao động (0,5đ) Vấn có sư quan tâm đến người cao tuổi (0,5đ) Câu 4: a, Vẽ biểu đồ miền, tỉ lệ chính xác có chú giải (2,0đ) b, Tỉ trọng nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp liên tục giảm từ 38,7% (1990) xuống còn 20,3% (2007) α chứng tỏ Việt Nam đang từng bước từ 1 nước nông nghiệp→ nước công nghiệp Tỉ trọng nhóm ngành CN - XD tăng nhanh nhất: từ 22,7% (1990) →41,5% (2007) α chứng tỏ quá trình công nghiệp hóa đã và đang đạt được những thành tựu nhất định. (1,0đ)
  15. Tỉ trọng nhóm ngành dịch vụ tăng, nhưng chưa ổn định vì phụ thuộc vào tình hình chính trị các nước trong khu vực và trên thế giới (1,0đ) Câu 5: Trung du và miền núi Bắc Bộ có rất nhiều thuận lợi để trồng chè: Diện tích trồng chè chiếm 68,8% diện tích chè cả nước, chiếm 62,1% sản lượng chè cả nước. (0,5đ) Có nhiều thương hiệu chè nổi tiếng như chè Mộc Châu, chè Tuyết, chè Tân Cương (Thái Nguyên), chè San (Hà Giang) (0,5đ) Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm có mùa đông lạnh thích hợp cho cây chè (Khí hậu cận nhiệt). (0,5đ) Đất feralit diện tích rộng. (0,5đ) Sinh vật: có nhiều chè như chè san, chè đắng, chè tuyết (0,5đ) Dân cư: có nhiều kinh nghiệm trồng và thu hoạch chế biến chè. (0,5đ) Cơ sở vật chất-kĩ thuật phục vụ chế biến chè ngày càng hiện đại. (0,5đ) Nhà nước quan tâm khuyến khích trồng chè đặc biệt là khuyến khích đồng bào dân tộc ít người nhằm tạo nguồn thu nhập. (0,5đ) Thị trường tiêu thụ rộng lớn: Trong nước: là thức uống truyền thống (0,5đ) Thế giới: chè là thức uống ưa chuộng của nhiều nước như Nhật Bản, các nước Tây Nam Á, các nước liên minh châu Âu (EU) (0,5đ) \Câu 1: (3 điểm) Nếu Trái Đất vẫn chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời nhưng không chuyển động quanh trục thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra trên Trái Đất? Câu 2: (3 điểm) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam chứng minh rằng khí hậu nước ta rất đa dạng và thất thường. Câu 3: (4 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau: Cơ cấu dân số Việt Nam theo nhóm tuổi (đơn vị:%) Nhóm tuổi 1979 1989 1999 2002 0-14 42,5 39,9 33,2 30,2 15-59 50,4 52,9 58,7 61,0 >= 60 7,1 7,2 8,1 8,7 a) Hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta theo nhóm tuổi thời kì trên. b) Tình hình thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi đang đặt ra vấn đề gì cần quan tâm? Câu 4: (5 điểm) Cho bảng số liệu: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế (giai đoạn 1990 - 2007) 1990 1993 1995 1999 2002 2005 2007 Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 Nông - lâm - ngư 38,7 29,9 27,2 25,4 23 21 20,3 Công nghiệp - XD 22,7 28,9 28,8 34,5 38,5 41 41,5 Dịch vụ 38,6 41,2 44,0 40,1 38,5 38 38,2 a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1990 - 2007 b) Qua biểu đồ đó rút ra nhận xét? Sự thay đổi tỉ trọng của 3 nhóm ngành trên phản ánh điều gì?
  16. Câu 5: (5 điểm) Nhờ điều kiện thuận lợi gì mà cây chè ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm tỷ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước? Đáp án đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý lớp 9 Câu 1: Nếu Trái Đất vẫn chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời nhưng không chuyển động quanh trục thì lúc đó trên trái đất vẫn có ngày đêm. (0,5đ) Nhưng một năm chỉ có một ngày đêm. Ngày sẽ dài 6 tháng và đêm cũng dài 6 tháng đối với tất cả mọi nơi trên Trái Đất. Ban ngày (dài 6 tháng), mặt đất sẽ tích một lượng nhiệt rất lớn và nóng lên dữ dội. (0,5đ) Trong khi đó ban đêm (dài 6 tháng) mặt đất lại tỏa ra một lượng nhiệt rất lớn, làm cho nhiệt độ hạ xuống hết sự thấp. (0,5đ) Trong điều kiện nhiệt độ chênh lệch như vậy, sự sống trên bề mặt Trái Đất như hiện nay không thể tồn tại được. (0,5đ) Ngoài ra, sự chênh lệch về nhiệt độ cũng gây ra một sự chênh lệch rất lớn về khí áp giữa hai nửa cầu ngày và đêm, dẫn tới việc hình thành những luồng gió mạnh không sao tưởng tượng nổi trên bề mặt Trái Đất. (0,5đ) Câu 2: * Khí hậu nước ta rất đa dạng. Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm nhưng không thuần nhất trên cả nước mà phân hóa theo không gian, thời gian và theo mùa: (0,25đ) Phân hóa theo không gian. Miền khí hậu phía Bắc. Từ vĩ tuyến 16 trở ra, có mùa đông lạnh, khô hanh, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều. (0,5đ) Miền khí hậu Đông Trường Sơn: Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông. (0,5đ) Miền khí hậu phía Nam: Bao gồm phần Tây Nguyên và Nam Bộ. Có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc. (0,5đ) Miền khí hậu biển Đông: Bao gồm biển Đông Việt Nam có khí hậu nhiệt đới hải dương. (0,25đ) Ngoài ra khí hậu còn phân hóa theo mùa và theo độ cao. * Khí hậu nước ta còn mang tính thất thường: Thể hiện có năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm nhiều bão, có năm ít bão, có năm mưa lớn, có năm khô hạn (0,75đ) Ngoài ra hiện tượng nhiễu loạn thời tiết như En Nino và La Nina cũng làm tăng tính thất thường của khí hậu nước ta. (0,25đ) Câu 3: a) Nhận xét và giải thích sư thay đổi cơ cấu dân số nước ta theo nhóm tuổi thời kì 1979 - 2002 Nhận xét: Nhóm tuổi 0-14 có xu hướng giảm từ 42,5% năm 1979 xuống 30,3% năm 2002 (0,5đ) Nhóm tuổi từ 15-59 tăng trên 10% từ 50,4% năm 1979 lên 61% năm 2002. Nhóm tuổi này chiếm tỉ lệ cao (0,5đ)
  17. Nhóm tuổi trên 60 chiếm tỉ lệ thấp và cũng có xu hướng tăng từ 7,1% năm 1979 đến 8.7% năm 2002 (0,5đ) Giải thích: Nhóm tuổi 0-14 giảm do thưc hiện tốt chính sách dân số (0,5đ) Nhóm tuổi 15-59 tăng do sư trưởng thành của nhóm tuổi từ 0-14 tuổi (0,5đ) Nhóm tuổi trên 60 tuổi tăng do tình hình kinh tế, y tế phát triển (0,5đ) b) Tình hình thay đổi cơ cấu đặt ra những vấn đề sau: Vấn đề cấp bách về văn hóa, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm cho người lao động (0,5đ) Vấn có sư quan tâm đến người cao tuổi (0,5đ) Câu 4: a, Vẽ biểu đồ miền, tỉ lệ chính xác có chú giải (2,0đ) b, Tỉ trọng nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp liên tục giảm từ 38,7% (1990) xuống còn 20,3% (2007) α chứng tỏ Việt Nam đang từng bước từ 1 nước nông nghiệp→ nước công nghiệp Tỉ trọng nhóm ngành CN - XD tăng nhanh nhất: từ 22,7% (1990) →41,5% (2007) α chứng tỏ quá trình công nghiệp hóa đã và đang đạt được những thành tựu nhất định. (1,0đ) Tỉ trọng nhóm ngành dịch vụ tăng, nhưng chưa ổn định vì phụ thuộc vào tình hình chính trị các nước trong khu vực và trên thế giới (1,0đ) Câu 5: Trung du và miền núi Bắc Bộ có rất nhiều thuận lợi để trồng chè: Diện tích trồng chè chiếm 68,8% diện tích chè cả nước, chiếm 62,1% sản lượng chè cả nước. (0,5đ) Có nhiều thương hiệu chè nổi tiếng như chè Mộc Châu, chè Tuyết, chè Tân Cương (Thái Nguyên), chè San (Hà Giang) (0,5đ) Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm có mùa đông lạnh thích hợp cho cây chè (Khí hậu cận nhiệt). (0,5đ) Đất feralit diện tích rộng. (0,5đ) Sinh vật: có nhiều chè như chè san, chè đắng, chè tuyết (0,5đ) Dân cư: có nhiều kinh nghiệm trồng và thu hoạch chế biến chè. (0,5đ) Cơ sở vật chất-kĩ thuật phục vụ chế biến chè ngày càng hiện đại. (0,5đ) Nhà nước quan tâm khuyến khích trồng chè đặc biệt là khuyến khích đồng bào dân tộc ít người nhằm tạo nguồn thu nhập. (0,5đ) Thị trường tiêu thụ rộng lớn: Trong nước: là thức uống truyền thống (0,5đ) Thế giới: chè là thức uống ưa chuộng của nhiều nước như Nhật Bản, các nước Tây Nam Á, các nước liên minh châu Âu (EU) (0,5đ) Bài 7 trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 7 trang 24: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 8, hãy trình bày đặc điểm khí hậu ở nước ta. Trả lời: - Khí hậu nhiệt đới gió mùa với nguồn nhiệt cao, độ ẩm lớn + Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC. + Lượng mưa trung bình năm: 1500mm - 2000mm mưa tập trung theo mùa
  18. + Độ ẩm cao trên 80% - Khí hậu chia làm 2 mùa: + Miền bắc: mùa nóng và mùa lạnh + Miền nam: mùa mưa và mùa khô. - Khí hậu thay đổi từ bắc vào nam, từ đông sang tây, theo độ cao. Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 7 trang 25: Kể tên một số loại rau quả đặc trưng theo mùa hoạc tiêu biểu theo địa phương. Trả lời: - Vào mùa đông ở miền Bắc có: xà lách, su hào, xúp lơ, bắp cải, - Các loại rau quả đặc trưng cho địa phương: nhãn lồng Hưng Yên, Bưởi Đoan Hùng, Cam Cao Phong- Hòa Bình, Vải- Bắc Giang, Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 7 trang 25: Tại sao thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta? Trả lời: Khí hậu nước ta mưa nhiều nhưng lại tập trung theo mùa nên các công trình thủy lợi có vai trò rất quan trọng trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta, giúp cung cấp nước về mùa khô, tiêu và thoát nước về mùa mưa. Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 7 trang 26: Kể tên một số cơ sở vật chất - kĩ thuật trong nông nghiệp để minh họa rõ hơn sơ đồ trên. Trả lời: Tên một số cơ sở vật chất - kĩ thuật trong nông nghiệp: Hệ thuống kênh mương thủy lợi, các trung tâm giống vật nuôi cây trồng, các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, các trung tâm dịch vụ giống bảo vệ thực vật, các máy móc như máy cày, bừa, Giải bài tập Địa Lí 9 bài 1 trang 27: Phân tích những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta. Trả lời: Những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta - Tài nguyên đất: đa dạng gồn 2 nhóm chủ yếu là đất feralit thích hợp trồng các cây công nghiệp lâu năm và đất phù sa thích hợp trồng cây lương thực, rau đậu và cây công nghiệp ngắn ngày. - Tài nguyên khí hậu: khí hậu nhiệt đới gio mùa với nguồn nhiệt cao, độ ẩm lớn thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng vật nuôi. Khí hậu thay đổi từ bắc vào nam làm cho cơ cấu mùa vụ của các vùng có sự khác nhau, ở miền bắc có thể trồng các cây vụ đông. - Tài nguyên nước phong phú, cung cấp nước cho phát triển nông nghiệp. - Tài nguyên sinh vật phong phú, là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các cây trồng, vật nuôi; nguồn lợi thủy hải sản phong phú, Bài 2 trang 27 Địa Lí 9: Phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Trả lời: Sự phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp: - Nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. - Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản. - Thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu, có thể xâm nhập vào thị trường khó tính như EU. - Thúc đẩy sự phát triển các vùng chuyên canh với quy mô lớn.
  19. - Nhờ sự hỗ trợ tích cực của công nghiệp chế biến, ngành nông nghiệp nước ta trở thành ngành sản xuất hàng hoá. Bài 3 trang 27 Địa Lí 9: Cho những ví dụ cụ thể để thấy rõ vai trò của thị trường đối với tình hình sản xuất nông sản ở địa phương em. Trả lời: Thị trường có vai trò trong điều tiết sản xuất nông nghiệp, giúp thúc đẩy quy mô mở rộng sản xuất, ngược lại những tác động tiêu cự từ phía tị trường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp: Ví dụ: - Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long xuất khẩu cá tra, cá ba sa sang các thị trường trong và ngoài nước, nhờ thị trường này càng mở rộng nên diện tích nuôi trồng cá tra cá ba sa của vùng tăng lên rất nhanh. Tuy nhiên những yêu cầu về nhu cầu chất lượng ở các thị trường khó tính như Nhật Bản, Eu cũng ảnh hưởng lớn đến đến việc sản xuất cá tra, cá ba sa của vùng. 1. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 8, hãy trình bày đặc điểm khí hậu của nước ta. Trả lời: - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa; nhiệt độ trung bình năm cao (trên 21°C), lượng mưa lớn (1500 - 2000mm/năm), độ ẩm không khí rất cao (trên 80%); trong năm có hai mùa: Mùa mưa (chiếm đến 90% lượng mưa cả năm) và mùa khô. - Phân hoá rõ rệt theo chiều Bắc - Nam, theo độ cao và theo mùa. - Có nhiều tai biến thiên nhiên (bão, lũ lụt, hạn hán, ). 2. Hãy kể tên một số loại rau, quả đặc trưng theo mùa hoặc tiêu biểu theo địa phương. Hướng dẫn: HS liên hệ thực tế kể những loại rau quả ở địa phương các em. 3. Tại sao thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta? Trả lời: - Chống úng, lụt trong mùa mưa bão. - Đảm bảo nước tưới trong mùa khô. - Cải tạo đất, mở rộng diện tích canh tác. - Tăng vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng. Kết quả là sẽ tạo ra được năng suất cây trồng cao và tăng sản lượng cây trồng. 4. Kể tên một số cơ sở vật chất - kĩ thuật trong nông nghiệp để minh hoạ rõ hơn sơ đồ trang 26 SGK. Trả lời: - Hệ thống thuỷ lợi: Các hồ chứa nước, kênh mương nội đồng, các công trình chống úng, chống hạn, - Hệ thống dịch vụ trồng trọt: Cơ sở tạo giống lúa, cơ sở sản xuất và cung ứng phân bón, thuốc trừ sâu, - Hệ thống dịch vụ chăn nuôi: Cơ sở lai tạo giống, chế biến thức ăn, thuốc thú y, - Các cơ sở vật chất - kĩ thuật khác: Các phòng thí nghiệm, các loại máy móc, thiết bị phục vụ chăn nuôi, các cơ sở khuyến nông, khuyến ngư, II. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI Giải bài tập 1 trang 27 SGK địa lý 9: Phân tích những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta. Trả lời: - Đất: Đa dạng, có 14 nhóm khác nhau, trong đó chiếm diện tích lớn nhất là đất phù sa và đất feralit.
  20. + Đất phù sa khoảng 3 triệu ha, tập trung chủ yếu ở các đồng bằng, thích hợp cho trồng lúa nước và nhiều cây công nghiệp ngắn ngày. + Đất feralit khoảng 16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở trung du và miền núi, thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su, ), cây ăn quả và một số cây ngắn ngày (ngô đậu tương, ). + Diện tích đất nông nghiệp hiện nay khoảng 9 triệu ha. - Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa ẩm. + Nguồn nhiệt, ẩm phong phú tạo điều kiện cây cối phát triển quanh năm, có thể trồng 2-3 vụ/năm. + Phân hoá rõ rệt theo chiều Bắc - Nam, theo mùa và theo độ cao, cho phép nước ta cung cấp sản phẩm đa dạng (cả cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới), cơ cấu mùa vụ khác nhau giữa các vùng. - Nước: + Mạng lưới sông ngòi dày đặc, có giá trị về mặt thuỷ lợi. + Nguồn nước ngầm dồi dào là nguồn nước tưới quan trọng vào mùa khô. - Tài nguyên sinh vật phong phú: + Là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các cây trồng, vật nuôi. + Nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi với các điều kiện sinh thái của từng địa phương. Giải bài tập 2 trang 27 SGK địa lý 9: Phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố nông nghiệp? Trả lời: - Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản. - Thúc đẩy sự phát triển các vùng chuyên canh. - Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Có thể nói, nhờ sự hỗ trợ tích cực của công nghiệp chế biến, nông nghiệp nước ta mới trở thành ngành sản xuất hàng hoá. Giải bài tập 3 trang 27 SGK địa lý 9: Cho những ví dụ cụ thể để thấy rõ vai trò của thị trường đến với tình hình sản xuất một số nông sản ở địa phương em. Hướng dẫn: Liên hệ thực tế địa phương về một số nông sản được sản xuất nhiều nếu như có thị trường tiêu thụ; ngược lại, có những loại nông sản đang được sản xuất nhiều, nhưng khi thị trường từ chối hoặc thu hẹp thì hầu như không phát triển sản xuất nữa. III. CÂU HỎI TƯ HỌC 1. Sự phát triển và phân bố nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các tài nguyên: A. Đất, khí hậu, nước và sinh vật. B. Đất, khí hậu, nước và khoáng sản. C. Đất, khí hậu, nước và rừng. D. Đất, khí hậu, nước và biển. 2. Đất phù sa nước ta có khoảng: A. 2 triệu ha. B. 3 triệu ha. C. 4 triệu ha. D. 5 triệu ha. 3. Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp hơn: A. 6 triệu ha. B. 7 triệu ha. C. 8 triệu ha. D. 9 triệu ha. 4. Loại cây trồng chủ yếu ở nước ta là cây A. Nhiệt đới. B. Cận nhiệt. C. Ôn đới. D. Xích đạo. 5. Biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp nước ta là: A. Cải tạo đất. B. Chống xói mòn. C. Thuỷ lợi. D. Giống. bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp và thủy sản I. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
  21. Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 9 trang 34: Dựa vào bảng 9.1, hãy cho biết cơ cấu các loại rừng ở nước ta. Nêu ý nghĩa của tài nguyên rừng. Trả lời: Nước ta gồm có các loại rừng: Rừng sản xuất, rung phòng hộ, rừng đặc dụng. Ý ngĩa của tài nguyên rừng: - Rừng sản xuất: Cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho xuất khẩu. Việc trồng rừng nguyên liệu giấy đem lại việc làm và thu nhập cho người dân. - Rừng phòng hộ là khu rừng đầu nguồn các con sông, các cánh rừng chắn cát bay dọc ven biển miền Trung, dải rừng ngập mặn ven biển có tác dụng phòng chống thiên tai như lũ lụt, cat bay cat lấn - Rừng đặc dụng: là các khu dự trữ và các vườn quốc gia, có tác dụng bảo vệ nguồn ghen, các động vậy quý hiếm Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 9 trang 36: Việc trồng rừng đem lại lợi ích gì? Tại sao chúng ta vừa khai khác lại vừa bảo vệ rừng. Trả lời: - Lợi ích của việc trồng rừng: + Kinh tế: Cung cấp gỗ, củi; cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; cho dược liệu + Xã hội: Tạo việc làm đem lại thu nhập cho bà con miền núi + Môi trường: Góp phần phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường (chống lũ, bảo vệ đất chống xói mòn, bảo vệ bờ biển, chống cát bay ); Bảo tồn nguồn gen, các hệ sinh thái tự nhiên, Điều hòa môi trường. - Chúng ta vừa khai thác, vừa bào vệ rừng để: Tránh cạn kiệt rừng, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường (chống lũ, bảo vệ đất chống xói mòn, bảo vệ bờ biển, chống cát bay ); Bảo tồn nguồn gen, các hệ sinh thái tự nhiên. Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 9 trang 36: Hãy xác định trên hình 9.2 những ngư trường này Trả lời: Dựa vào chú giải trong hình 9.2 xác định các ngư trường: Cà Mau – Kiên Giang (biển vùng phía Nam Bộ), Ninh Thuận- Bình Thuận- Bà Rịa- Vũng Tàu (cực Nam Trung Bộ), Hải Phòng – Quảng Ninh (Bắc Bộ), ngư trường Trường Sa- Hoàng Sa ở ngoài xa khu vực 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 9 trang 36: Hãy cho biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra cho nghề khai thác nuôi trồng thủy sản? Trả lời: Những khó khăn do thiên nhiên gây ra cho nghề khai thác nuôi trồng thủy sản: - Bão và gió mùa Đông Bắc làm biển động đã hạn chế ngày ra khơi, nhiều khi gây thiệt hại về người và của. - Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm khá mạnh. Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 9 trang 37: Hãy so sánh số liệu trong bảng, rút ra nhận xét về sự phát triển của ngành thủy sản Trả lời: - Từ năm 1990 đến năm 2002 sản lượng thủy sản tăng mạnh từ 890,6 nghìn tấn lên 2647,4 nghìn tấn trong đó nuôi trồng tăng nhanh hơn: + Thủy sản khai thác tăng từ 728,5 nghìn tấn lên 18026 nghìn tấn tăng gấp 2,5 lần. + Thủy sản nuôi trồng tăng từ 162,1 nghìn tấn lên 844,8 nghìn tấn tăng gấp 5,2 lần. - Cơ cấu ngành thủy sản gồm khai thác và nuôi trồng, sản lượng khai thác luôn lớn hơn sản lượng nuôi trồng.
  22. Giải bài tập Địa Lí 9 bài 1 trang 37: Hãy xác định trên hình 9.2 những vùng phân bố rừng chủ yếu? Trả lời: Những vùng phân bố rừng chủ yếu: Tây nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ. Bài 2 trang 37 Địa Lí 9: Hãy xác định trên hình 9.2, các tỉnh trọng điểm nghề cá? Trả lời: Các tỉnh trọng điểm nghề cá: Cà Mau, Kiên Giang, Ninh Thuận, Bà Rịa- Vũng Tàu. Bài 3 trang 37 Địa Lí 9: Căn cứ vào bảng 9.2, hãy vẽ biểu đồ biểu diễn thể hiện sản lượng thủy sản, thời kì 1990 – 2002? Trả lời: 1. Dựa vào bảng 9.1, hãy cho biết cơ cấu các loại rừng ở nước ta. Trả lời: - Trong tổng diện tích rừng gần 11,6 triệu ha, có khoảng 6/10 là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, 4/10 là rừng sản xuất. 2. Dựa vào bảng 9.1, hãy cho biết rừng phòng hộ chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích rừng cả nước và đóng vai trò quan trọng như thế nào? Trả lời: - Rừng phòng hộ chiếm khoảng 46,6% diện tích rừng cả nước. - Ý nghĩa: Phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường (chống lũ, bảo vệ đất chống xói mòn, bảo vệ bờ biển, chống cát bay, ). 3. Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích gì? Tại sao chúng ta phải vừa khai thác vừa bảo vệ rừng? Trả lời: - Lợi ích: + Cung cấp gỗ, củi; cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; cho dược liệu, + Góp phần điều hoà môi trường sinh thái. + Góp phần phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường (chống lũ, bảo vệ đất chống xói mòn, bảo vệ bờ biển, chống cát bay, ). + Bảo tồn nguồn gen, các hệ sinh thái tự nhiên,
  23. - Con người không thể dừng việc khai thác rừng vì những lợi ích của mình. Nhưng đi đôi với khai thác là phải bảo vệ rừng để tránh cạn kiệt rừng, đảm bảo lợi ích cho cả thế hệ hiện tại và cho các thế hệ mai sau. 4. Hãy cho biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra cho nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Trả lời: - Bão và gió mùa Đông Bắc làm biển động đã hạn chế ngày ra khơi, nhiều khi gây thiệt hại về người và của. - Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm khá mạnh. 5. Hãy so sánh số liệu nảm 1990 và năm 2002, rút ra nhận xét về sự phát triển của ngành thuỷ sản. Trả lời: Trong giai đoạn 1990 - 2002: - Sản lượng thuỷ sản tăng nhanh (gần 3 lần). - Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh (5,2 lần) hơn sản lượng thuỷ sản khai thác (gần 2,5 lần). - Trong cơ cấu giá trị sản lượng thuỷ sản, tỉ trọng của thuỷ sản khai thác chiếm 68%. II. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI 1. Hãy xác định trên hình 9.2 các vùng phân bố rừng chủ yếu. Trả lời: - Tây Nguyên. - Bắc Trung Bộ. - Duyên hải Nam Trung Bộ. - Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Đông Nam Bộ. 2. Hãy xác định trên hình 9.2 các tỉnh trọng điểm nghề cá. Trả lời: Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ (dẫn đầu là các tỉnh, Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận). 3. Căn cứ vào bảng 9.2 (trang 37 SGK), hãy vẽ biểu đồ cột chồng biểu diễn sản lượng thuỷ sản của các năm 1990 và 2002. Hướng dẫn: Vẽ biểu đồ cột ghép: Có hai nhóm cột trên biểu đồ. Một nhóm của năm 1990 và một nhóm của năm 2002. Mỗi nhóm có hai cột, một cột thể hiện sản lượng thuỷ sản khai thác và một cột thể hiện sản lượng thuỷ sản nuôi trồng. Chiều cao của mỗi cột ứng với giá trị của sản lượng thuỷ sản khai thác hay thuỷ sản nuôi trồng của từng năm. Chú ý, lấy tỉ lệ phù hợp với tờ giấy vẽ (Ví dụ: Ứng với 400 tấn = lcm). - Trục hoành thể hiện năm (hai năm 1990 và 2002), trục tung thể hiện giá trị sản lượng (nghìn tấn). - Tên biểu đồ là: Biểu đồ sản lượng thuỷ sản năm 1990 và 2002. III. CÂU HỎI TỰ HỌC 1. Rừng sản xuất là: A. Các khu rừng đầu nguồn các sông. B. Các cánh rừng chắn cát bay dọc ven biển, C. Các dải rừng ngập mặn ven biển. D. Rừng nguyên liệu giấy.
  24. 2. Gỗ chỉ được phép khai thác trong khu vực: A. Rừng sản xuất. B. Rừng phòng hộ. C. Rừng đặc dụng. D. Rừng phòng hộ và rừng sản xuất. 3. Ngư trường vịnh Bắc Bộ là một tên gọi khác của ngư trường: A. Cà Mau - Kiên Giang. B. Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu. C. Hải Phòng - Quảng Ninh. D. Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. 4. Nơi thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước mặn là: A. Bãi triều. B. Đầm phá. C. Các dải rừng ngập mặn. D. Các vùng, vịnh. 5. Nghề cá phát triển mạnh ở các tỉnh: A. Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ. B. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ. C. Nam Bộ và Bắc Bộ. D. Bắc Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ. Bài 10 I. GỢI Ý NỘI DUNG THỰC HÀNH Bài 1. Hướng dẫn a) Vẽ biểu dồ - Tính toán, chuyển bảng số liệu sang %. Từ bảng số liệu % vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây. - Vẽ hai hình tròn, bán kính theo quy ước của SGK. Trong mỗi hình tròn, các nhóm cây được thể hiện bằng các hình quạt có kí hiệu khác nhau. - Biểu đồ có tên và bảng chú giải thích hợp. b) Nhận xét - Về sự thay đổi quy mô diện tích: Căn cứ vào bảng số liệu tuyệt đối đã cho, chỉ ra nhóm thay đổi nhiều nhất, nhóm thay đổi ít nhất từ năm 1990 đến 2000. Giải thích. - Về sự thay đổi tỉ trọng diện tích gieo trồng: Căn cứ vào biểu đồ đã vẽ, chỉ ra nhóm thay đổi nhiều nhất, nhóm thay đổi ít nhất từ năm 1990 đến 2000. Giải thích. Bài 2. Hướng dẫn a) Vẽ biểu đồ - Vẽ hệ trục toạ độ, trục tung thể hiện giá trị 100%, trục hoành thể hiện năm. - Vẽ 4 đường tương ứng với tốc độ tăng của trâu, bò, lợn, gia cầm (có kí hiệu khác nhau). Cả 4 đường đều xuất phát từ một điểm trên trục tung (điểm xuất phát là 100%). - Có tên biểu đồ và bản chú giải thích hợp. b) Giải thích - Đàn gia cầm và đàn lợn tăng nhanh nhất: Thịt lợn và gia cầm là thực phẩm chính của nhân dân. Do nhu cầu về thực phẩm của người dân tăng nhanh nên đàn gia cầm và đàn lợn tăng nhanh. Mặt khác, nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để nuôi rộng rãi hai loại này. - Đàn trâu không tăng: Trâu được nuôi chủ yếu để lấy sức kéo và phân bón. Do cơ giới hoá và hoá học hoá trong nông nghiệp ngày càng được tăng cường nên trâu được nuôi ít đi. Bài 10 bài tập Câu 1: Cho bảng 10.1 Bảng 10.1 DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY
  25. (Đơn vị: nghìn ha) a) Hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các nhóm cây ở nước ta trong 2 năm. b) Nhận xét sự thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây Trả lời: a) Biểu đồ cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các nhóm cây ở nước ta trong các năm b) Nhận xét Qua biểu đồ và bảng số liệu ta thấy quy mô và diện tích gieo trồng các nhóm cây qua các năm đều tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên ở mỗi nhóm cây trồng khác nhau lại tăng lên khác nhau. Trong đó: Tổng diện tích gieo trồng tăng 3825,5 nghìn ha trong giai đoạn 1995 - 2011 Nhóm cây lương thực có hạt tăng 1445,2 nghìn ha Nhóm cây công nghiệp tăng 1073,4 nghìn ha Nhóm cây trồng khác tăng 1306,9 nghìn ha
  26. Như vậy, trong các nhóm cây trồng thì diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt tăng nhiều nhất sau đó đến nhóm cây khác và cuối cùng là cây công nghiệp. Câu 2: Cho bảng 10.2 Bảng 10.2. SỐ LƯỢNG GIA SÚC, GIA CẦM VÀ CHỈ SỐ TĂNG TRƯỞNG a) Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng đàn gia súc gia cầm của nước ta qua các năm b) Dựa vào bảng số liệu 10.2 và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét và giải thích tại sao đàn gia cầm và đàn lợn tăng nhanh? Tại sao đàn trâu không tăng? Trả lời: a) Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm của nước ta qua các năm b) Nhận xét Thời kì 1990 – 2002, số lượng đàn gia súc, gia cầm của nước ta đều tăng nhưng tốc độ tăng khác nhau.
  27. Đàn lợn có tốc độ tăng nhanh nhất (tăng hơn 2,2 lần), kế đó là đàn gia cầm (tăng hơn 2 lần). Đàn bò tăng khá (tăng hơn 1,7 lần), đàn trâu không tăng. Giải thích: Đàn gia súc, gia cầm tăng do: Mức sống nhân dân được cải thiện nên nhu cầu về thực phẩm động vật tăng. Nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi được nâng cao. Chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi của Nhà nước. Tốc độ tăng khác nhau do nhu cầu thị trường, điều kiện phát triển và hiệu quả của chăn nuôi. * Đàn lợn và đàn gia cầm có tốc độ tăng nhanh hơn đàn trâu, bò do: Thịt lợn, trứng và thịt gia cầm là các loại thực phẩm truyền thống và phổ biến của dân cư nước ta. Nhờ những thành tựu của ngành sản xuất lương thực, nên nguồn thức ăn cho đàn lợn và đàn gia cầm được đảm bảo tốt hơn. * Trâu không tăng: vì trâu được nuôi chủ yếu để lấy sức kéo, việc đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp đã ảnh hưởng tới sự phát triển của đàn trâu. BÀI 11 1. Dựa vào bản đồ Địa chất - khoáng sản (trong Atlát Địa lí Việt Nam) hoặc Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét về ảnh hưởng của phân bố tài nguyên khoáng sản tới phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm. Trả lời: Sự phân bố tài nguyên khoáng sản ảnh hưởng đến phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm. - Công nghiệp khai thác nhiên liệu: Trung du và miền núi Bắc Bộ (than), Đông Nam Bộ (dầu, khí). - Công nghiệp hoá chất: Trung du và miền núi Bắc Bộ (sản xuất phân bón, hoá chất cơ bản) và Đông Nam Bộ (sản xuất phân bón, hoá dầu). - Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Ở nhiều địa phương, đặc biệt ở Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. 2. Việc cải thiện hệ thống đường giao thông có ý nghĩa như thế nào với phát triển công nghiệp? Trả lời: Đảm bảo chuyên chở nguyên, nhiên liệu, sản phẩm công nghiệp, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp. 3. Thị trường có ý nghĩa như thế nào với sự phát triển công nghiệp? Trả lời: Thị trường rộng lớn góp phần làm cho công nghiệp phát triển với quy mô lớn và sản phẩm đa dạng. II. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI 1. Hãy sắp xếp các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội (được nêu trong bài) tương ứng vào các yếu tố đầu vào và đầu ra ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. Trả lời: - Các yếu tố đầu vào: + Nguyên, nhiên liệu, năng lượng (có thể là các tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu từ nông, lâm, ngư nghiệp hay bán thành phẩm, các chi tiết sản phẩm, từ các ngành công nghiệp khác, các cơ sở công nghiệp khác).
  28. + Lao động. + Cơ sở vật chất - kĩ thuật. - Các yếu tố đầu ra: + Thị trường trong nước (tiêu dùng của nhân dân, các ngành công nghiệp, các cơ sở công nghiệp có liên quan). + Thị trường ngoài nước. - Yếu tố chính sách tác động đến cả đầu vào, đầu ra, vì vậy có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. 2. Hãy phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Trả lời: Việc phát triển nông, lâm, thuỷ sản tạo cơ sở nguyên liệu cho phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Ví dụ: - Ngành trồng trọt: Lương thực là cơ sở nguyên liệu cho công nghiệp xay xát. Mía là nguyên liệu cho công nghiệp đường mía. Chè là cơ sở nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất chè. Cà phê là cơ sở nguyên liệu cho sản xuất cà phê, - Ngành chăn nuôi: Các cơ sở chăn nuôi cung cấp thịt để sản xuất thịt hộp, lạp xường, xúc xích; cung cấp sữa để sản xuất sữa hộp, bơ, pho mát, - Ngành nuôi trồng thuỷ sản: Cung cấp tôm, cá để đóng hộp, đông lạnh; cung cấp cá để chế biến nước mắm, III. CÂU HỎI TỰ HỌC 1. Khoáng sản nhiên liệu (than, dầu, khí) là cơ sở chủ yếu để phát triển ngành: A. Công nghiệp năng lượng, hoá chất. B. Công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu. C. Công nghiệp hoá chất. D. Công nghiệp vật liệu xây dựng. 2. Nền công nghiệp nước ta có cơ cấu đa ngành, chủ yếu nhờ vào: A. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng. B. Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn. C. Sự phân bố các loại tài nguyên khác nhau. D. Nhiều tài nguyên có giá trị cao. 3. Khoáng sản phi kim loại (apatit, pirit, photphorit, ) là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp: A. Hoá chất. B. Luyện kim đen. C. Luyện kim màu. D. Vật liệu xây dựng. 4. Thuỷ năng của sông suối là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp: A. Luyện kim màu. B. Năng lượng, C. Hoá chất. D. Vật liệu xây dựng 5. Các nhân tô có tính quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta là: A. Dân cư, lao động; chính sách phát triển; thị trường. B. Dân cư, lao động; chính sách phát triển; khoáng sản. C. Dân cư, lao động; chính sách phát triển; địa hình. D. Dân cư, lao động; chính sách phát triển; khí hậu. BÀI TẬP BÀI 11 Câu 1: Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng. a) Đặc điểm phân bố của công nghiệp mía đường là
  29. 1. gắn với nơi tập trung nguồn lao động có trình độ. 2. gắn với các vùng nguyên liệu, 3. gắn với thị trường tiêu thụ. 4. gắn với nơi có nguồn nước b) Trong các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố công nghiệp, nhân tố kinh tế - xã hội bao giờ cũng mang tính quyết định, nhân tố tự nhiên chỉ tạo cơ sở, đặt nền tảng cho sự phân bố”. Nhận định trên là 1. đúng. B. sai Trả lời: a - B b - B Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học, hãy hoàn thành bảng sau Trả lời
  30. I. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI 1. Dựa vào hình 12.1, hãy xếp thứ tự các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ. Trả lời: - Thứ tự các ngành công nghiệp như sau: Lương thực, thực phẩm; cơ khí, điện tử; khai thác nhiên liệu; hoá chất; vật liệu xây dựng; dệt may; điện. - Ba ngành có tỉ trọng lớn nhất là: Lương thực, thực phẩm; cơ khí, điện tử và khai thác nhiên liệu. 2. Hãy xác định trên hình 12.2 các mỏ than và dầu khí đang được khai thác. Trả lời: - Mỏ than: Đông Triều, cẩm Phả, Hòn Gai.
  31. - Mỏ dầu: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng. - Mỏ khí: Tiền Hải, Lan Đỏ, Lan Tây. 3. Tại sao các thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta? Trả lời: Do đây là những nơi có nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn. 4. Dựa vào hình 12.3, hãy xác định hai khu vực tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. Kể tên một số trung tâm công nghiệp tiêu biểu cho hai khu vực trên. Trả lời: - Hai khu vực tập trung công nghiệp cao nhất cả nước: Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, Đông Nam Bộ. - Một số trung tâm công nghiệp tiêu biểu: + Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận: Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long,.!. + Đông Nam Bộ: TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, II. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI Giải bài tập 1 trang 47 SGK địa lý 9: Hãy chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng. Trả lời: - Hệ thống công nghiệp nước ta gồm có các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. - Có đầy đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực. - Một số ngành công nghiệp trọng điểm đã được hình thành: Khai thác nhiên liệu, điện; cơ khí, điện tử; hoá chất; vật liệu xây dựng; lương thực, thực phẩm; dệt may. Giải bài tập 2 trang 47 SGK địa lý 9: Dựa vào hình 12.3, hãy xác định các trung tâm công nghiệp tiêu biểu cho các vùng kinh tế ở nước ta. Trả lời: - Trung du và miền núi Bắc Bộ: Hạ Long, Thái Nguyên, Việt Trì. - Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng. - Bắc Trung Bộ: Thanh Hoá, Vinh, Huế. - Duyên hải Nam Trung Bộ: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. - Đông Nam Bộ: TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu. - Đồng bằng sông Cửu Long: Cần Thơ. III. CÂU HỎI TỰ HỌC 1. Công nghiệp khai thác than phân bố chủ yếu ở vùng than A. Quảng Ninh. B. Đông Bắc. C. Bắc Bộ. D. Tây Bắc. 2. Tổ hợp nhiệt điện lớn nhất nước ta là A. Phả Lại. B. Phú Mĩ. C. Ninh Bình. D. Uông Bí. 3. Các trung tâm công nghiệp cơ khí lớn nhất là: A. TP. HỒ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng. B. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thái Nguyên, C. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Biên Hoà. D. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, cần Thơ. 4. Ngành công nghiệp nào sau đây không phải là trọng điểm? A. Khai thác nhiên liệu. B. Công nghiệp điện, C. Công nghiệp luyện kim. D. Vật liệu xây dựng.
  32. 5. Công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi gồm: A. Chế biến thịt, sữa; thực phẩm đông lạnh; xay xát. B. Chế biến thịt, sữa; thực phẩm đông lạnh; sản xuất đường, C. Chế biến thịt, sữa; thực phẩm đông lạnh; sản xuất rượu, bia. D. Chế biến thịt, sữa; thực phẩm đông lạnh; đồ hộp. Bài 11. Câu 1: Nối ý ở cột A với ý ở cột B sao cho đúng. A (vùng) B (các trung tâm công nghiệp) 1. Trung du và miền núi Bắc Bộ a) Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương 2. Đồng bằng sông Hồng b) Hạ Long, Việt Trì 3. Đông Nam Bộ c) TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà Trả lời: Câu 1 - b Câu 2 - a Câu 3 - c Câu 2: Nối tên nhà máy thuỷ điện ở cột A với tỉnh ở cột B sao cho đúng. A. Nhà máy B. Thuộc tỉnh 1. Thuỷ điện Hoà Bình a) Bà Rịa - Vũng Tàu 2. Thuỷ điện Sơn La b) Hoà Bình 3. Điện khí Phú Mỹ c) Sơn La 4. Nhiệt điện Phả Lại d) Đồng Nai 5. Thuỷ điện Trị An e) Hải Dương Trả lời: Câu 1 - b Câu 2 - c Câu 3 - a Câu 4 - e Câu 5 - d Câu 3: Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng Hai khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao ở nước ta là 1. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. 2. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. 3. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. 4. Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Trả lời Chọn B. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Câu 4: Dựa vào hình 12.1 SGK. Biểu đồ tỉ trọng của các ngành công nghiệp trọng điểm trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp, năm 2002 a) Hoàn thành bảng sau: TỈ TRỌNG CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM CỦA NUỚC TA THEO THỨ TỰ TỪ LỚN ĐẾN NHỎ
  33. b) Tại sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lại chiếm ti trọng cao ở nước ta? Trả lời: a) Hoàn thành bảng: b) Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao ở nước ta vì: Chúng ta có quy mô dân số rất lớn, để đáp ứng nhu cầu lương thực hằng ngày cần một khối lượng lớn các sản phẩm lương thực. Những mặt hàng xuất khẩu của chúng ta phần lớn vẫn là các sản phẩm của các ngành CN chế biến lương thực thực phẩm. Câu 5: Hoàn thành bảng sau Trả lời:
  34. Câu 6: Dựa vào hình 12.3. Lược đồ các trung tâm công nghiệp tiêu biểu Việt Nam năm 2002, tr. 45 SGK hoặc Atlat Địa lí Việt Nam (trang Công nghiệp chung), hãy hoàn thiện bảng sau: Vùng Các trung tâm công nghiệp Trả lời: Vùng Các trung tâm công nghiệp Đồng bằng sông Hồng Hà Nội, Hải Phòng Bắc Trung Bộ Vinh, Huế, Đà Nẵng Duyên hải Nam Trung Bộ Quy Nhơn, Nha Trang Tp. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Đông Nam Bộ Dầu Một Đồng bằng S. Cửu Long Vĩnh Long Bài 13 câu 1: Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng. Nhân tố ảnh hưởng lớn nhất mang tính quyết định sự phát triển và phân bố của hầu hết các ngành dịch vụ (trừ du lịch) là 1. tài nguyên thiên nhiên 2. cơ sở hạ tầng. 3. sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế. 4. tất cả các ý trên. Trả lời: Chọn C Câu 2: Tại sao Hà Nội và TP Hồ Chí Minh lại được coi là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất nước ta? Trả lời:
  35. Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước vì: Đây là những nơi tập trung đông dân cư nên nhu cầu tăng cao về mọi mặt. Có thị trường tiêu thụ lớn và là nơi tập trung vốn đầu tư trong và ngoài nước rất lớn. Hệ thống giao thông thuận lợi có nhiều loại đường (sắt, ô tô, không, thủy) là đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước. Tập trung nhiều trường đại học lớn, các viện nghiên cứu, các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu. Đồng thời là hai trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng lớn nhất nước ta. Câu 3: Trong cơ cấu GDP của nước ta năm 2010, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 20,58 %, công nghiệp - xây dựng chiếm 41,64 %, dịch vụ chiếm 37,78 %. a) Hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo ngành của nước ta, năm 2010. b) Nhận xét về sự đóng góp của ngành dịch vụ trong GDP nước ta. Trả lời: a) b) Nhận xét: Từ biểu đồ ta thấy, dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong tổng cơ cấu GDP của nước ta năm 2010, ngành này đóng góp tới 37,78% tổng cơ cấu bởi nhờ có các hoạt động vận tải thương mại mà các ngành kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp được cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất; đồng thời sản phẩm của các ngành này cũng được tiêu thụ. Câu 4: Cho các ngành dịch vụ sau: Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, sửa chữa, dịch vụ cá nhân công cộng, giao thông vận tải, tài chính, giáo dục, y tế, văn hoá, bảo hiểm, quản lí Nhà nước, bưu chính - viễn thông, tư vấn. Hãy xếp các ngành dịch vụ đã cho vào bảng sau sao cho đúng. Trả lời: Dịch vụ tiêu dùng Dịch vụ sản xuất Dịch vụ công cộng Thương nghiệp, dịch vụ Giao thông vận tải, bưu Giáo dục, y tế, văn hóa, sửa chữa, khách sạn, chính viễn thông, tài quản lí nhà nước, bảo nhà hàng, dịch vụ cá chính, tư vấn hiểm nhân và công cộng Bài 13
  36. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI 1. Dựa vào hình 13.1, hãy nêu cơ cấu ngành dịch vụ: Trả lời: Dịch vụ bao gồm: - Dịch vụ tiêu dùng: + Thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa. + Khách sạn, nhà hàng. + Dịch vụ cá nhân và cộng đồng. - Dịch vụ sản xuất: + Giao thông vận tải, thông tin liên lạc. + Tài chính, tín dụng. + Kinh doanh tài sản, tư vấn. - Dịch vụ công cộng: + Khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao. + Quản lí nhà nước, đoàn thể và bảo hiểm bắt buộc. 2. Cho ví dụ chứng minh rằng nền kinh tế càng phát triển thì các hoạt động dịch vụ càng trở nên đa dạng. Trả lời: - Trước đây nền kinh tế chưa phát triển, các phương tiện giao thông còn hạn chế; ngày nay, nền kinh tế phát triển, các loại hình giao thông đa dạng và phổ biến rộng rãi (ô tô, tàu hoả, máy bay, ). - Hiện nay, có nhiều loại hình dịch vụ mới ở nước ta như: Chứng khoán, nhà đất, bảo hiểm, xây dựng khu vui chơi giải trí, tư vấn du học, chăm sóc sắc đẹp, tư vấn tâm lí, - Các ngành dịch vụ như tài chính, ngân hàng, phát triển rộng rãi hơn rất nhiều so với trước đây, khi nền kinh tế còn chậm phát triển. 3. Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của bản thân, hãy phân tích vai trò của ngành bưu chính - viễn thông trong sản xuất và đời sống. Trả lời: - Trong sản xuất: Dịch vụ bưu chính viễn thông phục vụ thông tin kinh tế giữa các nhà kinh doanh, các cơ sở sản xuất, dịch vụ, giữa nước ta với thế giới bên ngoài. - Trong đời sống: Ngành bưu chính viễn thông đảm bảo chuyển thư từ, bưu phẩm, điện báo và nhiều dịch vụ khác; đảm bảo thông suốt thông tin trong cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với thiên tai, 4. Dựa vào hình 13.1, tính tỉ trọng của các nhóm dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất, dịch vụ công cộng và nêu nhận xét. Trả lời: - Tính tỉ trọng: + Dịch vụ tiêu dùng: 51%. + Dịch vụ sản xuất: 26,8%. + Dịch vụ công cộng: 22,2%. - Nhận xét: + Cơ cấu dịch vụ nước ta đa dạng. + Trong cơ cấu dịch vụ, có tỉ trọng lớn nhất là dịch vụ tiêu dùng; dịch vụ sản xuất chưa được phát triển mạnh. 5. Tại sao các hoạt động dịch vụ ở nước ta phân bố không đều? Trả lời:
  37. Sự phân bố của hoạt động dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố của các đối tượng yêu cầu dịch vụ, trước hết là phân bố dân cư. Sự phân bố dân cư nước ta không đều giữa các vùng trong nước (giữa đồng bằng, trung du và miền núi; giữa thành thị và nông thôn, ), do đó các hoạt động dịch vụ phân bố không đều. II. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI Giải bài tập 1 trang 50 SGK địa lý 9: Dựa vào nội dung bài học, em hãy lập sơ đồ các ngành dịch vụ. Trả lời: Giải bài tập 2 trang 50 SGK địa lý 9: Lấy ví dụ ở đâu đông dân thì ở đó tập trung nhiều hoạt động dịch vụ. Trả lời: - Ở các thành phố lớn, thị xã, các vùng đồng bằng là nơi tập trung đông dân cư, nơi đó tập trung nhiều hoạt động dịch vụ. Ở vùng núi, dân cư thưa thớt, hoạt động dịch vụ còn nghèo nàn. - Tại các đô thị lớn, có dân số đông (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, ) có nhiều loại hình dịch vụ hơn ở các đô thị nhỏ, ít dân. Giải bài tập 3 trang 50 SGK địa lý 9: Tại sao Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta? Trả lời: - Hà Nội là thủ đô của cả nước, TP. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất phía Nam nước ta. - Hai thành phố lớn nhất cả nước. - Hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước (đặc biệt là hoạt động công nghiệp). III. CÂU HỎI TỰ HỌC 1. Thuộc vào dịch vụ sản xuất là: A. Thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa. B. Khách sạn, nhà hàng, C. Tài chính, tín dụng. D. Dịch vụ cá nhân và cộng đồng. 2. Thuộc vào dịch vụ tiêu dùng là: A. Khách sạn, nhà hàng. B. Giao thông vận tải, thông tin liên lạc. C. Kinh doanh tài sản, tư vấn. D. Quản lí nhà nước, đoàn thể và bảo hiểm bắt buộc. 3. Hoạt động dịch vụ còn nghèo nàn ở A. Thành phố lớn. B. Thị xã. C. Vùng đồng bằng. D. Vùng núi.
  38. 4. Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất nước ta là: A. Hà Nội và Hải Phòng. B. Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh, C. TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. D. TP. Hồ Chí Minh và Đà Năng. 5. Khu vực dịch vụ nước ta chiếm khoảng A. 24% lao động. B. 25% lao động, C. 26% lao . GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI 1. Quan sát bảng 14.1, hãy cho bỉết loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hoá? Tại sao? Ngành nào có tỉ trọng tăng nhanh nhất? Tại sao? Trả lời: - Loại hình vận tải có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hoá là đường bộ (đường ôtô) vì ngành này chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu hàng hoá vận chuyển. Đây là loại phương tiện vận tải đảm đương phần chủ yếu nhất nhu cầu vận tải trong nước (cả về hàng hoá và hành khách). - Ngành có tỉ trọng tăng nhanh nhất là vận tải đường hàng không. Nguyên nhân do phải đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và hành khách (trong, ngoài nước) tăng rất nhanh của nền kinh tế và ưu điểm của loại hình vận tải này. Tuy nhiên, tỉ trọng của loại hình này còn nhỏ. 2. Dựa vào hình 14.2, hãy xác định các tuyến đường bộ xuất phát từ Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Trả lời: - Các tuyến đường bộ xuất phát từ Thủ đô Hà Nội: Quốc lộ 3, Quốc lộ 5, Quốc lộ 6, đường Hồ Chí Minh. - Các tuyến đường xuất phát từ TP. Hồ Chí Minh: Quốc lộ 22, Quốc lộ 20, Quốc lộ 51. 3. Dựa vào hình 14.2, hãy kể tên các tuyến đường sắt chính. Trả lời: - Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh. - Hà Nội - Lào Cai. - Hà Nội - Lạng Sơn. - Hà Nội - Hải Phòng. II. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI Giải bài tập 1 trang 55 SGK địa lý 9: Trong các loại hình giao thông ở nước ta, loại hình nào mới xuất hiện trong thời gian gần dây? Trả lời: Loại hình đường ống. Giải bài tập 2 trang 55 SGK địa lý 9: Dựa vào hình 14.2, hăy kể tên và xác định các quốc lộ chính. Trả lời: Các quốc lộ chính: 1A, 5, 18, 51, 22, đường Hồ Chí Minh. Giải bài tập 3 trang 55 SGK địa lý 9: Xác định trên hình 14.2 các cảng biển ở các vùng của nước ta Trả lời: - Trung du và miền núi Bắc Bộ: Cảng Hạ Long. - Đồng bằng sông Hồng: Cảng Hải Phòng. - Bắc Trung Bộ: Cảng Vinh, Huế. - Duyên hải Nam Trung Bộ: Cảng Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh. - Đông Nam Bộ: Cảng Vũng Tàu.
  39. - Đồng bằng sông Cửu Long: Cảng Rạch Giá. Giải bài tập 4 trang 55 SGK địa lý 9: Việc phát triển các dịch vụ điện thoại và Internet tác động như thế nào đến đời sống kinh tế - xã hội nước ta? Trả lời: - Đảm bảo thông tin, liên lạc phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. - Tạo điều kiện để người dân tiếp thu các thành tựu về khoa học công nghệ, văn hoá, xã hội, làm phong phú đời sống văn hoá và nâng cao trình độ nhận thức mọi mặt. - Tạo điều kiện cho sự hội nhập với thế giới. Câu 1: Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng. a) Loại hình vận tải chiếm tỉ trọng lớn nhất về khối lượng vận chuyển hàng hoá ở nước ta là 1. đường biển. C. đường bộ. 2. đường sắt. D. đường hàng không. b) Nước ta hoà mạng Internet vào năm 1. 1995 B. 1996 C. 1997. D. 1998 Trả lời: a - C b - B Câu 2: Cho bảng 14 Bảng 14. CƠ CẤU KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN PHÂN THEO CÁC LOẠI HÌNH VẬN TẢI NƯỚC TA TRONG NĂM 1999 VÀ 2010. (Đơn vị: %) a) Vẽ biểu đồ hình tròn thế hiện cơ cấu khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo loại hình giao thông vận tải của nước ta, năm 1999 và năm 2010. b) Nhận xét sự thay đổi tỉ trọng của các ngành giao thông vận tải. Trả lời a) Biểu đồ cơ cấu khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo loại hình giao thông vận tải của nước ta, năm 1999 và 2010
  40. b) Nhận xét: Qua hai biểu đồ, ta thấy sự thay đổi tỉ trọng rõ rệt của các ngành giao thông vận tải từ năm 1999 đến 2010. Cụ thể: Tỉ trọng ngành đường sắt giảm 1,6% → do sự kém cơ động và tốn thời gian, vốn đầu tư ban đầu. Tỉ trọng ngành đường bộ tăng 9,1% → do việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng đường xá cũng như khả năng thích ứng và nhanh nhạy của các phương tiện GT đường bộ. Tỉ trọng ngành đường sông giảm 8,8% → do việc vận chuyển tốn thời gian, gây ô nhiễm môi trường và kém cơ động Tỉ trọng đường biển tăng 1,35→ do việc mở rộng giao lưu kinh tế hợp tác giữa chúng ta với các nước khác trong khu vực Câu 3: Chứng minh rằng ngành bưu chính nước ta phát triển mạnh, ngành viễn thông phát triển hiện đại? Trả lời: Trong sản xuất: Dịch vụ bưu chính viễn thông phục vụ thông tin kinh tế giữa các nhà kinh doanh, các cơ sở sản xuất, dịch vụ, giữa nước ta với thế giới bên ngoài. Trong đời sống: Ngành bưu chính viễn thông đảm bảo chuyển thư từ, bưu phẩm, điện báo và nhiều dịch vụ khác; đảm bảo thông suốt thông tin trong cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với thiên tai, rả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 14 trang 51: Quan sát bảng 14.1, hãy cho biết loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hóa. Tại sao? Loại hình nào có tỉ trọng tăng nhanh nhất? Tại sao? Trả lời: - Loại hình vận tải đường bộ có vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hóa. Vận tải đường bộ chiếm tỉ trọng vận chuyển hàng hóa lớn nhất trong các loại hình giao thông trên cả nước năm 2002 chiếm 67,68% khối lượng vân chuyển hàng hóa. - Loại hình vận tải đường bộ có vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hóa do: + Là loại hình vận tải cơ động nhất, có thể hoạt động được trên khắp cả nước. + Chi phí đầu tư tương đối thấp, cước phí vận chuyển tương đối rẻ. - Có tỉ trọng tăng nhanh nhất là đường hàng không, do quan hệ kinh tế đối ngoại mở rộng, giao lưu kinh tế - xã hội giữa nước ta và các nước trên thế giới được đẩy mạnh.
  41. Tuy nhiên tỉ trọng hãy còn rất thấp; do cước phí vận chuyển đắt, đường không chủ yếu chỉ vận chuyển hành khách. Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 14 trang 53: Dựa vào hình 14.1, hãy xác định các tuyến đường bộ xuất phát từ thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trả lời: + Các tuyến quan trọng từ thủ đô Hà Nội: QL1A, 2, 3, 5, 6, 18, đường Hồ Chí Minh. + Các tuyến quan trọng từ TP.Hồ Chí Minh: QL1A, 13, 22, 51, đường Hồ Chí Minh. Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 14 trang 53: Kể tên các tuyến đường sắt chính. Trả lời: Các tuyến đường sắt chính: + Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh + Hà Nội – Lào Cai + Hà Nội – Hải Phòng + Hà Nội - Lạng Sơn Giải bài tập Địa Lí 9 bài 1 trang 55: Trong các loại hình giao thông ở nước ta, loại hình nào mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Trả lời: Nước ta có đa dạng các loại hình giao thông vận tải: Đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường ống Trong các loại hình giao thông ở nước ta, loại hình giao thông đường ống mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Bài 2 trang 55 Địa Lí 9: Dựa vào hình 14.1, hãy kể tên và xác định các quốc lộ chính. Trả lời: Các quốc lộ chính: quốc lộ 1A, quốc lộ 5, quốc lộ 4, quốc lộ 6, quốc lộ 8, quốc lộ 9, quốc lộ 14, quốc lộ 51, Bài 3 trang 55 Địa Lí 9: Xác định trên hình 14.1, các cảng biển lớn của nước ta. Trả lời: Các cảng biển lớn ở nước ta: Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu. Bài 4 trang 55 Địa Lí 9: Việc phát triển các dịch vụ điện thoại và Internet tác động như thế nào đến đời sống kinh tế – xã hội nước ta? Trả lời: Việc phát triển các dịch vụ điện thoại và Internet tác động mạnh đến đời sống kinh tế – xã hội nước ta: - Giúp kết nối giúp cho mọi người thu hẹp khoảng cách của mình đối với phần còn lại của thế giới. - Tạo ra tiềm năng, những ngành nghề mới giải quyết việc làm và nâng cao trình độ dân trí. - Giúp phát triển KHKT từng bước, mở ra cánh cửa tri thức cho các trí thức trẻ tiếp cận với thế giới bên ngoài. - Cung cấp những phương tiện thông tin nhanh chóng và chuẩn xác ứng dụng rất nhiều trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, KHKT, quốc phòng