Hướng dẫn chấm thi Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý Lớp 9 - Đề dự bị - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Long An

doc 4 trang thaodu 3070
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn chấm thi Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý Lớp 9 - Đề dự bị - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Long An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dochuong_dan_cham_thi_de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_di.doc

Nội dung text: Hướng dẫn chấm thi Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý Lớp 9 - Đề dự bị - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Long An

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH LONG AN NĂM HỌC: 2018 – 2019 MÔN THI: ĐỊA LÍ HDC DỰ BỊ NGÀY THI: 17/4/2019 THỜI GIAN: 150 PHÚT (Không kể thời gian phát đề) HƯỚNG DẪN CHẤM THI Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được những yêu cầu trong hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn quy định. Hướng dẫn chấm có 07 câu và 04 trang. Câu Nội dung Điểm Tính ngày, giờ tại một số quốc gia Quốc gia Việt Nam Anh Liên Zambia Hoa Kì a bang Nga 2,0 đ Kinh độ 1050Đ 00 450Đ 150T 1200 Giờ 10 giờ 3 giờ 6 giờ 2 giờ 19 giờ Ngày/tháng 01/3/2018 01/3/2018 01/3/2018 01/3/2018 28/02/2018 1,0 đ Câu 1 (Học sinh tính đúng mỗi ý 0,25đ) 1,0 đ (3,0 Hiện tượng mùa trong năm điểm) - Khái niệm: Mùa là một phần thời gian của năm nhưng có những đặc 0,25 đ b điểm riêng về thời tiết và khí hậu. 1,0 đ - Nguyên nhân sinh ra mùa: Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi 0,25 đ hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo. - Vào ngày 21/3 và 23/9 hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một 0,5 đ lượng ánh sáng và nhiệt như nhau. * Đặc điểm của gió mùa mùa hạ, mùa đông ở Đông Nam Á: - Gió mùa mùa hạ xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo 0,25 đ hướng đông nam, vượt qua Xích đạo và đổi hướng thành gió tây nam nóng, ẩm mang lại nhiều mưa cho khu vực. Câu 2 - Gió mùa mùa đông xuất phát từ vùng áp cao Xi-bia thổi về vùng áp 0,25 đ (1,0 điểm) thấp Xích đạo, với đặc tính khô và lạnh. * Nhờ có gió mùa nên khí hậu Đông Nam Á không bị khô hạn như 0,5 đ những vùng cùng vĩ độ ở châu Phi và Tây Nam Á. Song khu vực này lại bị ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới hình thành từ các áp thấp trên biển, thường gây nhiều thiệt hại về người và của. Các thế mạnh: - Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội 0,5 đ sinh như: đồng, chì, thiếc, sắt, và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như bô xít, apatit, đá vôi, than đá, đó là những nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. - Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; trong đó có nhiều 0,25 đ Câu 3 loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới. - Miền núi có các cao nguyên và các thung lũng, tạo thuận lợi cho việc 0,75 đ (2,0 điểm) hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi gia súc lớn. Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở các vùng cao còn có thể nuôi trồng các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới. Đất đai vùng bán bình nguyên và vùng đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực. - Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn. 0,25 đ Trang 1/4
  2. - Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch, tham quan, 0,25 đ nghỉ dưỡng, nhất là du lịch sinh thái. * Các việc làm để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng: - Đắp đê dọc hai bên các bờ sông. 0,25 đ - Phân lũ vào các sông nhánh (qua sông Đáy), các vùng trũng đã được 0,25 đ chuẩn bị trước. - Xây dựng các hồ chứa nước ở thượng lưu sông như hồ Hòa Bình, hồ 0,25 đ Thác Bà, - Trồng rừng ở vùng đầu nguồn nước. 0,25 đ - Nạo vét lòng sông. 0,25 đ Câu 4 * Việc làm đó ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất nông nghiệp của (2,0 điểm) nhân dân ở đây như: - Hệ thống đê ngăn lũ giúp cho sản xuất và đời sống nhân dân trong 0,25 đ khu vực đồng bằng tương đối ổn định. - Hệ thống đê đã phân chia đồng bằng thành nhiều ô trũng thấp hơn 0,5 đ mặt đê và mặt nước sông mùa lũ rất nhiều nên nếu hệ thống tưới tiêu không tốt các vùng này dễ bị úng hoặc hạn khi mưa nắng thất thường, sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn lớn. Vùng đất trong đê không còn được bồi lắng phù sa hàng năm. Tính mật độ dân số: Vùng Mật độ dân số (người/km2) 1,25 đ Cả nước 268 (mỗi số a Trung du và miền núi Bắc Bộ 120 liệu xử 1,25 đ Đồng bằng sông Hồng 961 lý đúng Tây Nguyên 98 đạt Đồng bằng sông Cửu Long 429 0,25 đ) Nếu học sinh không làm tròn số nguyên thì không tính điểm Vẽ biểu đồ: (Biểu đồ tham khảo) 1,5 đ (Vẽ đúng Người/km2 biểu đồ đạt 1,25đ. Câu 5 Tên (4,0 biểu đồ điểm) đúng đạt b 0,25đ. Thiếu 1,5 đ đơn vị hay trị số của mỗi cột trừ 0,25đ, sai mỗi Vùng cột trừ 0,25đ) Trang 2/4
  3. Nhận xét: - Dân cư nước ta phân bố không đều giữa các vùng. 0,25 đ - Vùng có mật độ dân số cao nhất là Đồng bằng sông Hồng, tiếp đến là 0,5 đ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và thấp nhất là vùng Tây Nguyên. - Vùng có mật độ dân số cao hơn trung bình cả nước là vùng Đồng 0,5 đ bằng sông Hồng, vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và vùng Tây Nguyên thấp hơn mức trung bình cả nước. Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế - xã hội đối với phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta Dân cư và lao động nông thôn: - Giàu kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, gắn bó với đất đai. 0,25 đ - Khi có chính sách thích hợp khuyến khích sản xuất thì người nông dân 0,25 đ phát huy được bản chất cần cù, sáng tạo của mình. Cơ sở vật chất – kĩ thuật: - Ngày càng được hoàn thiện. 0,25 đ a - Công nghiệp chế biến nông sản phát triển và phân bố rộng khắp góp 0,25 đ 2,0 đ phần tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định và phát triển các vùng chuyên canh. Chính sách phát triển nông nghiệp: - Những chính sách mới là cơ sở để động viên nông dân vươn lên làm 0,25 đ giàu, thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp. - Một số chính sách cụ thể: phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang 0,25 đ trại, nông nghiệp hướng ra xuất khẩu Thị trường trong và ngoài nước: Thị trường mở rộng đã thúc đẩy sản 0,5 đ xuất, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Câu 6 vật nuôi. (4,0 Phân tích hoạt động ngành ngoại thương nước ta, giai đoạn 2000 - điểm) 2007 Tình hình phát triển: - Tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu tăng liên tục từ 30,1 tỉ USD năm 0,25 đ 2000 lên 111,4 tỉ USD năm 2007. - Nguyên nhân: Do chính sách mở cửa, đẩy mạnh quan hệ thương mại 0,25 đ quốc tế, thị trường quốc tế mở rộng, nền sản xuất trong nước phát triển - Hoạt động xuất – nhập khẩu có sự phân hoá rõ rệt giữa các vùng: + Tập trung chủ yếu ở: Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, 0,25 đ b Đồng bằng sông Cửu Long. 2,0 đ + Các khu vực còn lại giá trị xuất – nhập khẩu không đáng kể (trừ 0,25 đ Đà Nẵng, Khánh Hoà, Đắk Lắk). - Tuy nhiên, nước ta vẫn còn trong tình trạng nhập siêu: giá trị nhập siêu 0,25 đ tăng liên tục từ 1,1 tỉ USD năm 2000 lên 14,2 tỉ USD năm 2007. Cơ cấu các mặt hàng xuất – nhập khẩu: - Các mặt hàng xuất khẩu: công nghiệp nặng và khoáng sản, công 0,25 đ nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, nông – lâm – thuỷ sản. - Các mặt hàng nhập khẩu: máy móc, thiết bị, phụ tùng; nguyên, nhiên, 0,25 đ vật liệu; hàng tiêu dùng. Thị trường xuất - nhập khẩu: chủ yếu là các nước thuộc khu vực châu Á 0,25 đ – Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mĩ. Trang 3/4
  4. Thuận lợi và khó khăn về đặc điểm dân cư, xã hội của Đồng bằng sông Hồng đối với phát triển kinh tế Thuận lợi: - Dân đông, mật độ dân số cao dẫn đến nguồn lao động dồi dào và thị 0,25 đ trường tiêu thụ lớn. - Cơ cấu dân số trẻ, chất lượng lao động vào loại hàng đầu cả nước đáp 0,25 đ ứng nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kì mới, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu khoa học – kĩ thuật, công nghệ tiên tiến - Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, trình độ thâm canh cao là nguyên 0,25 đ nhân dẫn đến năng suất lúa dẫn đầu cả nước. - Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất trong cả nước. Hệ thống đê 0,25 đ a điều được xây dựng và bảo vệ từ đời này sang đời khác, không chỉ là bộ 2,0 đ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng mà còn là nét độc đáo của nền văn hoá sông Hồng, văn hoá Việt Nam. - Có một số đô thị hình thành từ lâu đời. Kinh thành Thăng Long nay là 0,25 đ thủ đô Hà Nội. Thành phố cảng Hải Phòng là cửa ngõ quan trọng hướng ra vịnh Bắc Bộ. Khó khăn: - Dân đông, mật độ dân số cao, cơ cấu dân số trẻ gây sức ép về nhiều 0,25 đ mặt đặc biệt là vấn đề việc làm. Câu 7 - Lịch sử định cư lâu đời dẫn đến một số tài nguyên bị khai thác quá 0,25 đ (4,0 mức hoặc xuống cấp: tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất, tài nguyên điểm) nước - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm dẫn đến đời sống người dân còn 0,25 đ gặp nhiều khó khăn và chưa phát huy hết tiềm năng của vùng. Chứng minh Đồng bằng sông Hồng có ngành công nghiệp phát triển hàng đầu nước ta - Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng khá cao trong cơ cấu GDP của vùng 0,25 đ cụ thể là 42,2% vào năm 2007. - Nhiều tỉnh/thành có giá trị sản xuất công nghiệp chiếm trên 1% so với 0,25 đ cả nước: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc - Mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước. Từ Hà Nội, 0,5 đ hoạt động công nghiệp toả ra theo các tuyến giao thông huyết mạch: Hà b Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Nam Định, 2,0 đ - Có nhiều trung tâm công nghiệp có quy mô lớn: Hà Nội (trên 120 0,25 đ nghìn tỉ đồng), Hải Phòng (từ 40 – 120 nghìn tỉ đồng). - Cơ cấu ngành công nghiệp của vùng rất đa dạng: luyện kim đen, dệt 0,25 đ may, cơ khí, đóng tàu, - Các ngành công nghiệp trọng điểm của cả nước có mặt đầy đủ và phân 0,25 đ bố với mật độ dày đặc, nhiều trung tâm công nghiệp trọng điểm có quy mô rất lớn, lớn (Hà Nội, Hải Phòng). - Bên cạnh, còn xuất hiện một số ngành công nghiệp hiện đại, công nghệ 0,25 đ tiên tiến: điện tử, sản xuất ô tô, Hết Trang 4/4