Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Đề số 901 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm

doc 6 trang thaodu 3740
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Đề số 901 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_de_so_901_n.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Đề số 901 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm

  1. PHÒNG GD & ĐT NAM TỪ LIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2018 - 2019 TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM Môn: GDCD 9 - Thời gian: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ SỐ 901 Điểm Họ và tên: Lớp: . Em hãy chọn và khoanh tròn vào đáp án đúng nhất. Câu 1: Làm việc có năng suất chất lượng, hiệu quả là A. tạo ra nhiều sản phẩm trong một thời gian ngắn. B. tạo ra nhiều sản phẩm có mẫu mã đa dạng trong một thời gian ngắn. C. tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao về cả nội dung và hình thức. D. tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao trong một thời gian nhất định. Câu 2: Hành vi nào thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Trong giờ kiểm tra, T chưa đọc kĩ đề đã vội làm ngay. B. M luôn sắp xếp thời gian và kế hoạch học tập một cách hợp lí. C. K làm đủ bài tập trong một thời gian nhất định. D. D làm bài xong trước thời gian quy định. Câu 3: Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả cần tránh điều nào sau đây? A. Lao động tự giác, sáng tạo. C. Rèn luyện để nâng cao tay nghề B. Lao động tích cực, chủ động. D. Buông lỏng kỉ luật lao động Câu 4: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả sẽ giúp người lao động A. nâng cao chất lượng cuộc sống. C. tiết kiệm thời gian lao động B. hoàn thiện bản thân. D. giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam. Câu 5: Trong giờ học môn Giáo dục công dân M thường mang bài môn Toán ra để làm vì cho rằng đó là cách làm việc có năng suất. Em có tán thành với ý kiến đó không? A. Có, vì làm như vậy là tiết kiệm thời gian. B. Không, làm như vậy là sai. C. Có, vì đây là một cách học có năng suất. D. Không, vì học như vậy sẽ không có chất lượng. Câu 6: Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện đức tính chí công vô tư? A. Nhất bên trọng, nhất bên khinh. C. Quân pháp bất vị thân. B. Cái khó ló cái khôn D. Uống nước nhớ nguồn. Câu 7: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Trong gia đình người em phải luôn được phần nhiều hơn anh chị B. Cha mẹ luôn đối xử với con trai và con gái như nhau C. Đã là bạn thân thì không nêu khuyết điểm của nhau trước lớp D. Là nhân viên nên cái gì có lợi cho mình thì làm
  2. Câu 8: Câu danh ngôn: “phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà” là của ai? A. Võ Nguyên Giáp C. Phạm Văn Đồng B. Hồ Chí Minh D. Nguyễn Văn Linh Câu 9: Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của người chí công vô tư? A. Giải quyết mọi việc một cách công bằng không thiên vị B. Luôn tôn trọng lẽ phải và lợi ích của cộng đồng C. Làm việc gì cũng nghĩ đến cá nhân của mình trước D. Không để tình cảm riêng tư ảnh hưởng đến công việc chung Câu 10: Chí công vô tư là phẩm chất thể hiện ở sự , giải quyết công việc theo lẽ phải và luôn đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. A. ngang bằng B. ngang nhau C. công bằng D. bình đẳng Câu 11: Để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh cần tránh biểu hiện nào dưới đây? A. Ủng hộ những hành vi thể hiện tính dân chủ và tôn trọng kỉ luật B. Đồng tình với những hành vi thiếu dân chủ và coi thường kỉ luật C. Tích cực tham gia phát biểu ý kiến để xây dựng tập thể lớp D. Tự giác chấp hành kỉ luật của trường lớp và nơi công cộng Câu 12: Kỉ luật có vai trò gì đối với việc phát huy tính dân chủ? A. Kỉ luật làm hạn chế quyền làm chủ và tự do cá nhân B. Kỉ luật làm mất tính dân chủ C. Kỉ luật làm cho dân chủ khó thực hiện trong thực tế D. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả Câu 13: Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của người có tính dân chủ? A. Sẵn sàng đóng góp ý kiến với bạn bè C. Không hợp tác với ai B. Sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm học tập D. Trao đổi bài khó với bạn Câu 14: Để phát huy tính dân chủ trong quản lý xã hội, quản lý đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra chủ trương gì? A. Phát huy quyền tự do ngôn luận C. Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt B. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân D. Phát triển giáo dục là quốc sách kiểm tra hàng đầu Câu 15: Thực hiện tính dân chủ và kỉ luật tạo được sự thống nhất cao về của mọi người? A. nhận thức và hành động C. nhận thức, ý chí và hành động B. suy nghĩ và việc làm D. nhận thức, suy nghĩ và hành động Câu 16: Tính đến tháng 12 – 2002, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ? A. Hơn 150 B. Hơn 200 C. Hơn 250 D. Hơn 300 Câu 17: Vì sao hợp tác quốc tế trở thành một vấn đề quan trọng và tất yếu trong thời đại ngày nay? A. Công nghệ thông tin ngày càng phát triển
  3. B. Ngành du lịch phát triển rút ngắn khoảng cách địa lí C. Các vấn đề toàn cầu buộc các quốc gia phải cùng nhau giải quyết D. Thỏa mãn nhu cầu hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia Câu 18: Đâu không phải là vấn đề cấp bách toàn cầu mà các quốc gia phải chung tay giải quyết? A. Hạn chế bùng nổ dân số C. An ninh lương thực quốc gia B. Khắc phục tình trạng đói nghèo D. Nạn khủng bố, nguy cơ chiến tranh Câu 19: ASEM là tên viết tắt của tổ chức nào dưới đây? A. Diễn đàn kinh tế thế giới C. Hội nghị cấp cao Á - Âu B. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á D. Hội nghị thượng đỉnh các nước nói – Thái Bình Dương tiếng Pháp Câu 20: Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đõ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì A. lợi ích chung. B. công việc chung. C. vấn đề chung. D. mục đích chung. Câu 21: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. A. phong tụ tập quán C. giá trị tinh thần B. giá trị tinh thần và vật chất D. làn điệu dân ca, nghệ thuật Câu 22: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá vào quá trình phát triển của mỗi dân tộc và cá nhân. A. góp phần giữ gìn C. góp phần bảo vệ B. góp phần tích cực D. góp phần phát huy Câu 23: Biểu hiện nào dưới đây là chưa biết kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Theo nghề truyền thống của gia đình dòng họ B. Tự hào khi kể về gia đình, dòng họ C. Học gói bánh chưng cùng ông bà trong dịp tết D. Cảm thấy ngại khi nói về quê hương mình Câu 24: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là A. Bảo vệ, thực hành, tìm hiểu và làm mai một dần các giá trị truyền thống B. Trân trọng, bảo vệ, tìm hiểu, học tập thực hành những giá trị truyền thống C. Trân trọng, giữ gìn, phát triển những cái hay cái đẹp của nghệ thuật truyền thống D. Giữ gìn, bảo vệ, phát huy và học tập những giá trị nhân văn Câu 25: Truyền thống nào sau đây không phải truyền thống về đạo đức? A. Hiếu thảo B. Đoàn kết C. Hát chèo D. Cần cù lao động Câu 26: Đâu không phải là lợi ích của làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Tạo ra cho cộng đồng nhiều sản phẩm có chất lượng tốt. B. Có thu nhập ổn định để nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình. C. Loại bỏ được các đối thủ cạnh tranh trên thương trường.
  4. D. Giúp người lao động tìm thấy niềm vui, hạnh phúc trong công việc. Câu 27: Yếu tố nào quan trọng nhất đối với việc nâng cao năng suất trong quá trình làm việc? A. Lao động tự giác C. Năng động, sáng tạo B. Lao động sáng tạo D. Chủ động, tích cực Câu 28: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là yêu cầu đối với . trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. A. người lao động B. công nhân C. nông dân D. học sinh Câu 29: Để làm việc có năng suất chất lượng, hiệu quả người lao động cần tránh việc làm nào dưới đây? A. Lao động không tự giác C. Rèn luyện sức khỏe B. Nâng cao tay nghề. D. Lao động có kỉ luật Câu 30: Mối quan hệ giữa năng suất, chất lượng, hiệu quả: A. Năng suất cao, chất lượng thấp, hiệu quả cao B. Năng suất thấp, chất lượng cao, hiệu quả cao C. Năng suất thấp, hiệu quả thấp, chất lượng thấp D. Năng suất cao, hiệu quả cao, chất lượng thấp Câu 31: Hành vi nào sau đây trái với chí công vô tư? A. Đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân B. Giải quyết công việc dựa trên lợi ích cá nhân. C. Kiên quyết phản đối những hành vi đi ngược với lợi ích tập thể. D. Luôn luôn hi sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích tập thể. Câu 32: Lan làm lớp trưởng, chơi thân với Hằng, hàng ngày Hằng thường xuyên đi học muộn, quên đồng phục với cương vị là bạn thân, lớp trưởng. Theo em Lan nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Bao che cho bạn. C. Bỏ qua cho bạn một lần B. Nói thẳng không giữ ý. D. Góp ý giúp bạn tiến bộ. Câu 33: Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư, học sinh cần có thái độ như thế nào với những người chí công vô tư? A. Quan tâm, giúp đỡ C. Động viên, an ủi B. Đồng tình, ủng hộ D. Ủng hộ, quý trọng Câu 34: Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ được mọi người A. Tin cậy và kính trọng C. Quan tâm và lo lắng B. Yêu quý và giúp đỡ D. Ủng hộ, quý trọng Câu 35: Lợi ích của chí công vô tư góp phần xây dựng A. xã hội an vui và thịnh vượng C. đất nước suy thoái kinh tế B. đất nước ngày một phát triển hơn D. xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Câu 36: Việc tuân theo những quy định chung của cộng đồng, tổ chức xã hội để tạo sự thống nhất trong hành động thì được gọi là người tuân thủ
  5. A. kỉ luật B. pháp luật C. quy ước D. dân chủ Câu 37: “Khi bàn bạc công việc gì xong, đã quyết định thì phải triệt để thi hành”. Câu nói trên của Bác Hồ đề cập đến nguyên tắc nào trong hoạt động tập thể? A. Dân chủ và quy ước C. Pháp luật và dân chủ B. Pháp luật và kỉ luật D. Dân chủ và kỉ luật Câu 38: Hành vi nào sau đây thực hiện tốt tính kỉ luật trong trường học? A. Đi học đúng giờ C. Làm việc riêng trong giờ học B. Nghỉ học quên xin phép D. Chép bài của bạn trong giờ kiểm tra Câu 39: Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật có ý nghĩa gì? A. Rèn luyện thói quen tốt C. Làm chủ cảm xúc của bản thân B. Được nêu ý kiến của mình D. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc Câu 40: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện tính dân chủ? A. Phát biểu xây dựng bài trong giờ học C. Đóng góp ý kiến để xây dựng lớp học B. Phát biểu để nói xấu bạn trong lớp D. Phê bình những việc làm sai của bạn Câu 41: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Hợp tác quốc tế là xu thế tất yếu C. Hợp tác để giải quyết bất đồng B. Hợp tác đôi bên cùng có lợi D. Hợp tác là công việc của nhà nước Câu 42: Hợp tác phải dựa trên cơ sở , hai bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của người khác. A. tôn trọng B. bình đẳng C. hỗ trợ D. giúp đỡ Câu 43: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của sự hợp tác cùng phát triển? A. Trong giờ kiểm tra 2 bạn thỏa thuận mỗi người làm một câu và trao đổi với nhau B. Khi gặp bài khó nhờ bạn làm hộ C. Mỗi người phụ trách một phần trong đề tài nghiên cứu của nhóm D. Một bạn làm bài cho bạn khác chép Câu 44: Đâu là nguyên tắc của sự hợp tác giữa các quốc gia? A. Can thiệp vào công việc nội bộ của C. Giải quyết bất đồng bằng chiến tranh nhau B. Dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực D. Bình đẳng cùng có lợi Câu 45: Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng việc hợp tác với các nước nhưng chúng ta phản đối âm mưu và hành động A. Gây sức ép, áp đặt và cường quyền C. Gây diễn biến hòa bình B. Gây căng thẳng và mất đoàn kết nội bộ giữa D. Gây sức ép về kinh tế các nước Câu 46: Để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, công dân học sinh cần có trách nhiệm A. Tự hào về những di tích lịch sử văn hóa và các hủ tục lạc hậu vẫn còn tồn tại B. Giữ gìn và phát triển những phong tục tập quán ma chay linh đình C. Phê phán, lên án, ngăn chặn những hành vi xâm phạm đến truyền thống dân tộc D. Học hỏi văn hóa của các nước phát triển để được đi ra nước ngoài học tập
  6. Câu 47: Phong tục là những thói quen lâu đời đã ăn sâu vào đời sống xã hội được nhiều người A. phát triển và thực hành C. kế thừa và làm theo B. thừa nhận và làm theo D. làm theo và lưu giữ Câu 48: Hủ tục là những phong tục về văn hóa, đạo đức và nếp sống văn minh trong xã hội hiện đại. A. đã lỗi thời và hết giá trị C. đã lỗi thời, lạc hậu B. không phù hợp D. rất phù hợp Câu 49: Hành vi nào dưới đây không thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Tìm hiểu truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc. B. Lấn chiếm, làm hư hại các di tích lịch sử - văn hóa. C. Tham gia các lễ hội truyền thống. D. Tuyên truyền, giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống. Câu 50: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc và được A. truyền đời này sang đời khác C. thế hệ này sang thế hệ khác B. truyền người này sang người khác D. thế hệ nọ sang thế hệ kia . Hết . Giám thị không giải thích gì thêm!