Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 101 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Cái Nước
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 101 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Cái Nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_lop_12_ma_de_101_nam_hoc_20.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 101 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Cái Nước
- TRƯỜNG THPT CÁI NƯỚC KIỂM TRA HỌC KỲ 1- NĂM HỌC TỔ KHTN- HÓA NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn: HÓA KHỐI 12 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Mã đề thi Họ và tên thí sinh: SBD: 101 Câu 1. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm khi đun nóng được gọi là? A. Sự lên men. B. Hiđrát hóa C. Crackinh D. Xà phòng hóa Câu 2. Phản ứng este hóa giữa ancol etylic và axit axetic tạo thành sản phẩm có tên gọi là gì? A. Metyl axetat B. Axyl etylat C. Etyl axetat D. Axetyl etylat Câu 3. Metyl propionat là tên gọi của hợp chất nào sau đây? A. C2H5COOH B. HCOOC3H7 C. C2H5COOCH3 D. C3H7COOH Câu 4. Khi thủy phân chất nào sau đây sẽ thu được glixerol? A. Este đơn chức B. Chất béo C. Etyl axetat D. Muối Câu 5. Muốn chuyển hóa triolein thành tristearin cần cho chất béo đó tác dụng với chất nào dưới đây? A. H2 ở nhiệt độ, áp suất cao, có Ni xúc tác B. Dung dịch H2SO4 loãng nóng C. H2, ở nhiệt độ phòng. D. Dung dịch NaOH, đun nóng Câu 6. Đồng phân của glucozơ là chất nào? A. Fructozơ. B. Xenlulozơ C. Mantozơ D. Saccarozơ Câu 7. Sobit (Sobitol) là sản phẩm của phản ứng A. Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 B. Oxi hóa glucozơ bằng [Ag(NH3)2]OH C. Lên men rượu etylic D. Khử glucozơ Câu 8. Chọn phát biểu đúng : Trong phân tử đisaccarit, số thứ tự của C ở mỗi gốc monosaccarit A. được bắt đầu từ nhóm CH2OH. B. được ghi theo chiều kim đồng hồ. C. được ghi như ở mỗi monosaccarit hợp thành. D. được bắt đầu từ C liên kết với cầu O nối liền 2 gốc monosaccarit. Câu 9. Xenlulozơ là nguyên liệu chính để sản xuất vật liệu polime nào sau đây ? A. tơ visco, tơ axetat. B. tơ capron, tơ tằm. C. tơ axetat, tơ nitron . D. tơ visco, tơ capron. Câu 10. Có mấy loại cacbonhiđrat quan trọng? A. 2 loại B. 3 loại C. 4 loại D. 1 loại Câu 11. Hợp chất nào dưới đây có tính bazơ yếu nhất? A. Đimetylamin B. Metylamin C. Amoniac D. Anilin Câu 12. Cho từ từ (đến dư) dung dịch chứa X và dung dịch AlCl3 thu được kết tủa không tan, chất X là: A. NH4Cl B. CH3-NH2 C. NH3 hoặc CH3-NH2 D. NH3 Câu 13. Cho quỳ tím vào mỗi dung dịch dưới đây, dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là dung dịch nào? A. HOOC-(CH2)2 CH(NH2)COOH B. CH3COOH C. H2N-CH2-COOH D. H2N-CH2(NH2)COOH Câu 14. Cho các phản ứng: + - H2NCH2COOH + HCl → H3N -CH2-COOHCl ; H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O. Hai phản ứng trên chứng tỏ axit aminoaxetic A. chỉ có tính axit B. chỉ có tính bazơ. C. có tính chất lưỡng tính D. có tính oxi hóa và tính khử Câu 15. Khi nhỏ axit HNO3 đậm đặc vào dung dịch lòng trắng trứng đun nóng hỗn hợp thấy xuất hiện: (1) , cho đồng (II) hiđroxit vào dung dịch lòng trắng trứng thấy màu (2) xuất hiện . A. (1) kết tủa màu trắng, (2) tím xanh. B. (1) kết tủa màu vàng, (2) tím xanh. C. (1) kết tủa màu xanh, (2) vàng. D. (1) kết tủa màu vàng, (2) xanh. Câu 16. Nhỏ một chất lỏng A vào ống nghiệm có chứa Cu(OH) 2 thấy xuất hiện màu tím đặc trưng. chất lỏng A là: A. Axit axetic B. Saccarozơ C. Lòng trắng trứng D. Glixerol Câu 17. Loại cao su nào dưới đây là kết quả của phản ứng đồng trùng hợp? A. Cao su Buna B. Cao su Buna-S C. Cao su isopren D. Cao su clopren. Trang 1/3 - Mã đề 101
- Câu 18. Loại tơ nào dưới đây thường dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét? A. Tơ nilon -6,6 B. Tơ capron C. Tơ nitron. D. Tơ capron Câu 19. Cho hợp chất hữu cơ X có phân tử khối là 60 đvC chỉ chứa C, H, O tác dụng với cả Na và NaOH. Công thức phân tử của X là A. C2H5COOH B. HCOOCH3 C. (COOH)2 D. CH3COOH Câu 20. Cho các chất: I. C17H35COONa; II.CH3(CH2)10CH2OSO3Na; III.CH3(CH2)10CH2C6H4–SO3Na; IV. C17H33COOK. Những chất được sử dụng làm chất giặt rửa tổng hợp là: A. I, IV. B. II, III. C. I, II, III. D. I, II, III, IV. Câu 21. Những phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố B. Chất béo không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ. C. Chất béo là trieste của glixerol và axit béo D. Chất béo không tan trong nước. Câu 22. Khi đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ thu được hỗn hợp khí CO2 và hơi nước có tỉ lệ mol là 1 : 1. Chất này có thể lên men rượu. Chất đó là chất nào trong các chất sau ? A. Glucozơ. B. Saccazozơ. C. Fructozơ. D. Axit axetic. Câu 23. Để xác định Glucozơ trong nước tiểu của người bị bệnh đái tháo đường người ta dùng chất nào sau đây? A. Axit axetic B. Đồng (II) oxit. C. Natri hiđroxit D. Đồng (II) hiđrôxit. Câu 24. Saccarozơ và mantozơ sẽ tạo thành sản phẩm giống nhau khi tham gia phản ứng nào dưới đây? A. Thủy phân B. Đốt cháy hoàn toàn. C. Tác dụng với Cu(OH)2 D. Tác dụng với Ag2O/ dung dịchNH3 Câu 25. Chất không tan được trong nước lạnh là A. saccarozơ B. fructozơ C. glucozơ D. tinh bột Câu 26. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → Axit axetic X, Y lần lượt là A. ancol etylic, andehit axetic B. glucozơ, ancol etylic C. mantozơ, glucozơ D. glucozơ, etylaxetat Câu 27. Có 3 chất hữu cơ gồm H 2N-CH2-COOH, CH3CH2COOH, CH3[CH2]3NH2. Để nhận ra dung dịch của các hợp chất trên, chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây ? A. HCl B. CH3OH/HCl C. quỳ tím D. NaOH Câu 28. Khẳng định về tính chất vật lý nào của amino axit dưới đây không đúng? A. Tất cả đều là tinh thể, màu trắng. B. Tất cả đều tan trong nước. C. Tất cả đều có nhiệt độ nóng chảy cao. D. Tất cả đều là chất rắn. Câu 29. pH của dung dịch cùng nồng độ mol của ba chất NH 2CH2COOH, CH3CH2COOH và CH3[CH2]3NH2 tăng theo trật tự nào sau đây? A. CH3[CH2]3NH2 < NH2CH2COOH < CH3CH2COOH. B. CH3CH2COOH < NH2CH2COOH < CH3[CH2]3NH2. C. NH2CH2COOH < CH3CH2COOH < CH3[CH2]3NH2. D. CH3CH2COOH < CH3[CH2]3NH2 < NH2CH2COOH. Câu 30. Tripeptit là hợp chất A. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit. B. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau. C. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau. D. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit. Câu 31. Hợp chất nào dưới dây không thể tham gia phản ứng trùng hợp? A. Axit - aminocaproic. B. Caprolactam. C. Metyl metacrylat. D. Butađien-1,3. Câu 32. Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH 3COOH ( tỉ lệ mol 1:1). Lấy 5,3g hỗn hợp X tác dụng với 5,75g C2H5OH (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất phản ứng este hóa đều bằng 80%). Giá trị m là: A. 6,48 B. 6,84 C. 8,64 D. 4,68 Câu 33. Xà phòng hóa hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp X gồm hai este là HCOOC 2H5 và CH3COOCH3 thì dùng hết V ml dung dịch NaOH 2M. Giá trị của V là bao nhiêu? A. 300 B. 15 C. 150 D. 200 Câu 34. Cho các chất lỏng sau: axit axetic, glixerol, triolein. Để phân biệt các chất lỏng trên có thể chỉ cần dùng. Trang 2/3 - Mã đề 101
- A. Nước brom B. Nước và quì tím. C. Nước, dung dịch NaOH. D. Dung dịch NaOH Câu 35. Cho 25 ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO 3/NH3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam Ag. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là: A. 0,2M B. 0,1M C. 0,3M D. 0,4M Câu 36. Đun nóng dung dịch chứa 27g glucozơ với dung dịch AgNO 3/NH3 thì khối lượng Ag thu được tối đa là: A. 16,2 g B. 21,6g C. 10,8g D. 32,4g Câu 37. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Những hợp chất hình thành bằng cách ngưng tụ hai hay nhiều -aminoaxit được gọi là peptit. B. Phân tử có hai nhóm - CO-NH- được gọi là đipeptit, ba nhóm thì được gọi là tripeptit. C. Các peptit có từ 11 đến 50 đơn vị -amino axit cấu thành được gọi là polipeptit. D. Trong mỗi phân tử peptit, các aminoaxit được sắp xếp theo một thứ tự xác định. Câu 38. Cho hỗn hợp X gồm 2 este có công thức phân tử là C 4H8O2 và C3H6O2 tác dụng với NaOH dư thu được 6,14 gam hỗn hợp 2 muối và 3,68 gam ancol B duy nhất có tỉ khối so với oxi là 1,4375. Số gam của C4H8O2 và C3H6O2 trong A lần lượt là : A. 3,6 gam và 2,74 gam. B. 3,74 gam và 2,6 gam. C. 6,24 gam và 3,7 gam. D. 4,4 gam và 2,22 gam. Câu 39. Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu được là : A. 0,06 mol. B. 0,090 mol. C. 0,095 mol. D. 0,12 mol. Câu 40. Thủy phân hoàn toàn 143,45 gam hỗn hợp A gồm hai tetrapeptit thu được 159,74 gam hỗn hợp X gồm các amino axit (các amino axit chỉ chứa 1nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2). Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn dung dịch thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là : A. 203,78 gam. B. 10,15 gam. C. 303,719gam. D. 176,26 gam. HẾT Trang 3/3 - Mã đề 101