Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 134 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Lộc Phát

doc 3 trang thaodu 6070
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 134 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Lộc Phát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_lop_12_ma_de_134_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 134 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Lộc Phát

  1. SỞ GD&ĐT LÂM ĐỒNG KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2018 – 2019 TRƯỜNG THPT LỘC PHÁT MÔN THI: HÓA HỌC 12 Đề thi có 3 trang Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề: 134 (Cho nguyên tử khối các nguyên tố Na= 23; K= 39; Ca= 40; Mg= 24; Al= 27; Ba= 137; Fe= 56; Zn=65; Cu= 64;Ag=108; C= 12; H= 1; Cl= 35,5; Br= 80; S= 32; O= 16; N= 14; He= 4) Câu 1: Trong các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon-7; (4) poli(etylen- terephtalat); (5) nilon-6,6; (6) poli (vinyl axetat), các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là: A. (1), (3), (6). B. (1), (2), (3). C. (3), (4), (5). D. (1), (3), (5). Câu 2: Cho dãy các chất: CH2=CHCl, CH2=CH2, CH2=CH–CH=CH2, H2NCH2COOH. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 3: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Gly-Gly-Gly-Gly (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 30 gam Gly; 21,12 gam Gly-Gly và 15,12 gam Gly-Gly-Gly. Giá trị của m là A. 59,04. B. 66,24. C. 66,06. D. 66,44. Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic. B. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ tổng hợp. C. Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên. D. Polietilen và poli (vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng. Câu 5: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: (a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. (b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit (c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo dung dịch màu xanh lam. (d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu glucozơ (e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag. (g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol. Số phát biểu đúng là: A. 4 B. 5 C. 3 D. 6 Câu 6: Cho các cặp điện cực Al – Fe; Cu – Fe; Zn – Cu tiếp xúc dung dịch chất điện li thì chất nào đóng vai trò cực âm: A. Al, Fe, Zn B. Fe, Zn, Cu C. Fe, Zn D. Al, Cu, Zn Câu 7: Cho m gam hỗn hợp Z gồm Fe và Al trong đó Al có khối lượng bằng 2,7 gam. Nung Z trong không khí một thời gian thì thu được hỗn hợp T gồm Fe dư Al dư, Al2O3 và các oxit Fe có khối lượng bằng 18,7 gam. Cho T tác dụng với HNO3 dư thì thu được 2,24 lít khí NO (đktc) duy nhất . Hãy tính giá trị m? A. 10,45g B. 19,3g C. 14,3g D. 13,9g Câu 8: Cho 20 gam một este X (có phân tử khối là 100 đvC) tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được 23,2 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là A. CH3COOCH=CHCH3 B. C2H5COOCH=CH2 C. CH2=CHCOOC2H5 D. CH2=CHCH2COOCH3 Câu 9: Cho các polime sau: (1) tơ tằm, (2) sợi bông, (3) sợi đay, (4) nilon-6, (5) tơ visco, (6) nilon-6,6, (7) tơ axetat. Loại có nguồn gốc xenlulozơ là A. (2), (3), (6). B. (1), (5), (6), (7). C. (2), (3), (5), (7). D. (1), (2), (6). Câu 10: Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử A. chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino. B. chỉ chứa nhóm amino. Trang 1 /3 - Mã đề 134
  2. C. chỉ chứa nhóm cacboxyl. D. chỉ chứa nitơ hoặc cacbon. Câu 11: Chất nào sau đây có khả năng oxy hóa Fe2+ thành Fe3+ ? A. Fe B. Cu2+ C. Ag+ D. Ni Câu 12: Chất X có phần trăm khối lượng các nguyên tố C, H, O, N lần lượt là 32%, 6,67%, 42,66% và 18.67%. Tỉ khối hơi của X so với không khí nhỏ hơn 3. X vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH. Công thức cấu tạo của X: A. H2NCH2COOH B. CH3CH(NH2)COOH C. NH2CH2CH2COOH. D. CH3CH2CH(NH2)COOH. Câu 13: Dãy gồm các hợp chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ là: A. CH3NH2, C6H5NH2, NH3. B. NH3, C6H5NH2, CH3NH2. C. C6H5NH2, NH3, CH3NH2. D. C6H5NH2, CH3NH2, NH3. Câu 14: Chất có chứa nguyên tố nitơ là A. ancol etylic. B. glyxin. C. phenol. D. axit axetic. Câu 15: Cacbohidrat (gluxit, saccarit) là A. hợp chất tạp chức, đa số có công thức chung là Cn(H2O)m. B. hợp chất chỉ có nguồn gốc từ thực vật. C. hợp chất đa chức, có công thức chung là Cn(H2O)m. D. hợp chất chứa nhiều nhóm hidroxyl và nhóm cacboxyl. Câu 16: Các ion và nguyên tử nào sau đây đều có cấu hình e là:1s22s22p6? A. K+, Cu2+, Br -, Ne B. Na+; Al3+, Cl- , Ne C. Na+, Mg2+, Al3+, Cl- D. Na+; Mg2+, F-, Ne Câu 17: Cho bột Cu dư vào dung dịch hỗn hợp gồm Fe(NO3)3 và AgNO3. Chất rắn thu được là : A. Fe, Ag B. Cu, Ag C. Cu, Fe, Ag D. Cu Câu 18: Chất thuộc loại đisaccarit là A. glucozơ. B. fructozơ. C. xenlulozơ. D. saccarozơ. Câu 19: Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là A. nước brom. B. dung dịch phenolphtalein. C. dung dịch NaOH. D. giấy quì tím. Câu 20: Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit ? A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH. B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH. C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH. D. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH Câu 21: Peptit không có phản ứng màu biure là A. Gly- Gly- Gly B. Ala- Gly- Val C. Ala- Gly D. Gly- Val- Ala- Lys. Câu 22: Từ glyxin (Gly) và alanin (Ala) có thể tạo ra mấy chất đipeptit ? A. 3 chất. B. 4 chất. C. 1 chất. D. 2 chất. Câu 23: Glucozơ lên men thành ancol etylic, toàn bộ khi sinh ra được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư tách ra 40 gam kết tủa, biết hiệu suất lên men đạt 75%. Lượng glucozơ cần dùng là A. 24 gam. B. 48 gam. C. 40 gam. D. 50 gam. Câu 24: Ứng dụng nào sau đây không phải của chất béo? A. Làm thức ăn B. Nấu xà phòng C. Sản xuất glixerol D. Chống bệnh tim mạch Câu 25: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là: A. metyl axetat. B. etyl axetat. C. propyl axetat. D. metyl propionat. Câu 26: Công thức tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở là Trang 2 /3 - Mã đề 134
  3. A. CnH2n-2O2 (n ≥ 2) B. CnH2nO2 (n ≥ 1) C. CnH2n+2O2 (n ≥ 2) D. CnH2nO2 (n ≥ 2) Câu 27: Cấu hình e nào sau đây là của nguyên tử kim loại? A. 1s22s22p63s23p5 B. 1s22s22p63s1 C. 1s22s22p63s23p4 D. 1s22s22p6 Câu 28: Chất nào sau đây là este A. CH3OH. B. CH3COOC2H5. C. CH3CHO. D. HCOOH. Câu 29: Cho các dung dịch: lòng trắng trứng, glucozo, etanol. Thuốc thử để phân biệt các dung dung là A. qùy tím. B. AgNO3/NH3. C. Cu(OH)2. D. NaOH. Câu 30: Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại ? A. Fe B. W C. Cu D. Cr Câu 31: Đun sôi hỗn hợp gồm ancol etylic và axit axetic (có axit H2SO4 đặc làm xúc tác) sẽ xảy ra phản ứng A. trùng hợp. B. trùng ngưng. C. este hóa. D. xà phòng hóa. Câu 32: So sánh với nguyên tử phi kim cùng chu kì, nguyên tử kim loại A. thường có số e ở lớp ngoài cùng nhiều hơn B. thường có bán kính của nguyên tử nhỏ hơn C. thường có bán kính của nguyên tử lớn hơn D. thường dễ nhận e trong phản ứng hóa học Câu 33: Trong phân tử gluxit luôn có A. nhóm chức xeton B. nhóm chức axit C. nhóm chức andehit D. nhóm chức ancol Câu 34: Liên kết kim loại là liên kết được hình thành do: A. Các e tự do chuyển động quanh vị trí cân bằng giữa nguyên tử kim loại và ion dương kim loại B. Sự cho và nhận e giữa các nguyên tử kim loại. C. Sự góp chung e giữa các nguyên tử kim loại. D. Lực hút tỉnh điện của ion dương kim loại này với nguyên tử kim loại. Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn 9,0 gam một amin no, đơn chức X phải dùng hết 16,8 lit khí oxi (đktc). Công thức của X là A. C3H9N B. C2H7N C. C5H13N D. C4H11N Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn 0,88 gam este Y ta được 1,76 gam CO2 và 0,72 gam nước. Công thức phân tử este Y là : A. C4H6O2 B. C4H8O2 C. C3H6O2 D. C5H10O2 Câu 37: Ngâm một đinh sắt sạch trong 200 ml dung dịch CuSO4 sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa sạch, sấy khô thấy đinh sắt tăng 0,8(g). Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 là: A. 0,6M B. 0,7M C. 0,5M D. 1,5M Câu 38: Chất X vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ. Chất X là A. CH3COOH. B. CH3CHO. C. CH3NH2. D. H2NCH2COOH. Câu 39: Phán ứng nào sau đây chứng tỏ glucozơ có 5 nhóm (-OH) ? A. Glucozơ tác dụng với (CH3CO)2O, xúc tác piriđin 0 B. Glucozơ tác dụng với H2/Ni, t C. Glucozơ tác dụng với dd AgNO3/NH3 D. Glucozơ tác dụng với dd brom Câu 40: Anilin có công thức là A. C6H5NH2. B. CH3OH. C. C6H5OH. D. CH3COOH. HẾT Trang 3 /3 - Mã đề 134