Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo Tân Phú

docx 1 trang thaodu 2820
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo Tân Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2019_2020_pho.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo Tân Phú

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I QUẬN TÂN PHÚ Năm học : 2019 – 2020 Môn Hóa học – Lớp 8 Thời gian làm bài : 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1 (1,5 điểm) a. Nêu ý nghĩa của các cách viết sau : 7 Pb, 2 N2, 5 CO2. b. Dùng chữ số và kí hiệu hóa học diển đạt ý sau : một nguyên tử bari, hai nguyên tử oxi, bốn phân tử vôi sống. Câu 2 (2,5 điểm) Trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin – công thức hóa học là C24H43O9N. Peredin có độc tính mạnh gấp 12 – 15 lần nọc của rắn hổ nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn. Bị kiến ba khoang cắn, chất độc Peredin có thể gây rộp, phỏng da, viêm da ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. Người bị kiến ba khoang cắn có cảm giác rát bỏng tại chỗ, thương tổn trên diện rộng, có thể sốt nhẹ, nổi hạch lân cận. Khi bị kiến ba khoang cắn, cần dùng cồn 70 độ hoặc xà phòng dịu nhẹ rửa sạch vùng da bị thương tổn để giúp giảm khó chịu trên da. Sau đó, đến ngay bác sĩ da liễu để được khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không đáng có. Lưu ý, nếu nhìn thấy kiến ba khoang bám trên người, quần áo, đồ đạc trong nhà, không nên dùng tay giết chết hoặc chà xát chúng tránh độc tố tiết ra. Nếu lỡ tay đập hoặc chà xát kiến ba khoang trên da thì phải nhanh chóng rửa sạch vùng tiếp xúc để hạn chế chất độc. a. Công thức hóa học trên cho ta biết điều gì? b. Em hãy nêu một biểu hiện của người bị kiến ba khoang cắn. c. Theo em, ta không nên làm gì khi nhìn thấy kiến ba khoang bám trên cơ thể, quần áo? d. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của nguyên tố oxi có trong Peredin. Câu 3 (1,0 điểm) Ở trạng thái tự nhiên, glucozo có trong hầu hết các bộ phận của cây như hoa, lá, rễ, và nhiều nhất là trong quả chín. Đặc biệt glucozo có nhiều trong quả nho chín nên cũng có thể gọi là đường nho. Trong phân tử glucozo có 6C, 12H và 6O. Em hãy viết công thức hóa học và tính phân tử khối của glucozo. Câu 4 (1,5 điểm) Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau : a. Al + CuSO4 Al2(SO4)3 + Cu b. Fe2O3 + H2 Fe + H2O c. Ba(NO3)2 + Al2(SO4)3 Al(NO3)3 + BaSO4 Câu 5 : (1,75 điểm) Natri cacbonat còn gọi là soda, là một loại muối cacbonat của natri, muối này thường có trong nước khoáng, nước biển và muối mỏ trong long đất. a. Natri cacbonat là hợp chất tạo bởi Na và nhóm nguyên tử CO3 (II). Em hãy lập công thức hóa học của natri cacbonat. b. Khi cho dung dịch axit clohidric vào ống nghiệm đựng dung dịch natri cacbonat thì thấy có bọt khí thoát ra ở ống nghiệm, phản ứng thu được muối ăn, nước, khí cacbonic. Hãy chỉ ra dấu hiệu để nhận biết có phản ứng xảy ra và ghi lại phương trình chữ của phản ứng. Câu 6 (1,75 điểm) a. Tính khối lượng của 0,25 mol phân tử Fe3O4. 0 b. Tính thể tích ở điều kiện bình thường (20 C và 1 atm) của 28,4 gam khí Cl2 (Cho C = 12; H = 1; O = 16; N = 14; Fe = 56; Cl = 35,5)