Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2018_2019_tru.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm
- PHÒNG GD&ĐT NAM TỪ LIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2018 2019 TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM Môn kiểm tra: LỊCH SỬ 9 Thời gian: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm 02 trang) ĐIỂM Họ tên học sinh: Lớp: Hãy khoanh vào ý trả lời đúng nhất: Câu 1: Nét nổi bật nhất của Châu Á sau năm 1950 là gì? A. Cao trào cách mạng giải phóng dân tộc lan nhanh mạnh mẽ B. Phần lớn các nước Châu Á đã giành được độc lập C. Một số nước đã bị chủ nghĩa đế quốc quay trở lại xâm lược D. Một số nước Châu Á rơi vào tình trạng nội chiến. Câu 2: Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật, Trung Quốc lại diễn ra cuộc nội chiến kéo dài A. 3 năm B. 4 năm C.5 năm D. 6 năm Câu 3: Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời có ý nghĩa gì? A. Kết thúc hơn 1000 năm đô hộ của đế quốc và phong kiến B. Kết thúc 200 năm đô hộ của đế quốc và 1000 năm của chế độ phong kiến C. Kết thức hơn 100 năm đô hộ của đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến D. Tất cả đều sai Câu 4: Trung Quốc đã thực hiện công cuộc cải cách mở cửa năm nào? A. 1975 B. 1976 C. Năm 1977 D. Năm 1978 Câu 5: Trung Quốc đã đạt được những thành tựu nổi bật gì sau khi thực hiện cải cách mở cửa: A. Đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. B. Đạt tốc độ tăng trưởng thứ 2 thế giới( sau Mỹ) C. Đạt tốc độ cao thứ 2 thế giới ( sau Nhật) D. Đạt tốc độ phát triển trung bình Câu 6: Đông Nam Á là một khu vực ngày nay gồm bao nhiêu nước? A. 10 nước B. 11 nước C. 12 nước 15 nước Câu 7: Quốc gia nào ở Đông Nam Á giành được độc lập đầu tiên: A. Việt Nam B. Lào C. In- đô-nê-xi-a D. Mã Lai Câu 8: Quốc gia nào ra đời muộn nhất ở Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại: A. Philippin B, Xinggapo C. Bru-nây D. Đông Ti-mo Câu 9: Từ những năm 50 của thế kỷ XX tình hình các nước Đông Nam Á: A. Trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Pháp B. Trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mỹ C. Đoàn kết phát triển mạnh mẽ D. Tất cả đều sai Câu 10: Mục đích thành lập khối quân sự ở Đông Nam Á của Mỹ và đồng minh là vì: A. Ngăn chặn sự ảnh hưởng của CNXH B. Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực C. Giúp đỡ nhân dân các nước Đông Nam Á thành lập quân sự mạnh D. Cả A, B đều đúng Câu 11: Nguyên nhân thành lập tổ chức ASEAN là gì: A. Do yêu cầu về hợp tác kinh tế
- B. Do yếu cầu về ngoại giao C. Do yêu cầu về hợp tác đấu tranh D. Do yêu cầu hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài. Câu 12: ASEAN là tên viết tắt của: A. Hiệp hội phát triển kinh tế B. Hiệp hội các nước đang phát triển C. Hiệp hội các nước Đông Nam Á D. Hiệp hội tổ chức văn hóa Câu 13: ASEAN được thành lập tại quốc gia nào? A. Băng- cốc( Thái Lan) B. Gia- các- ta(Inđô-nê-xi-a) C. Xinggapo D. Bru-nây Câu 14: Các nước thành viên tham gia sáng lập ASEAN là: A. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Bru-nây, Xinggapo B. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Malayxia, Philippin, Xinggapo C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Malayxia, Phi lippin, Mianma D. Lào, Thái Lan, Xinggapo, In-đo-nê-xi-a, Philippin Câu 15: Tổ chức ASEAN ra đời ngày tháng năm nào? A. Ngày 8 tháng 8 năm 1967 B. Ngày 8 tháng 9 năm 1976 C. Ngày 8 tháng 8 năm 1972 D. Ngày 9 tháng 8 năm 1967 Câu 16: Mục tiêu của tổ chức ASEAN là gì? A. Phát triển kinh tế, văn hóa, ngoại giao B. Phát triển kinh tế, văn hóa, thông qua nỗ lực hợp tác chung, trên tinh thần ổn định và hòa bình khu vực C. Phát triển, hợp tác cùng chống lại sự can thiệp của nước ngoài D. Tất cả đều đúng Câu 17: Tổ chức ASEAN lập diễn đàn khu vực ARF nhằm làm gì? A. Tạo môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á B. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh C. Tạo môi trường trao đổi hàng hóa D. Tạo môi trường hợp tác văn hóa. Câu 18: Từ 1945 đến 1950 Mĩ trở thành quốc gia như thế nào? A. Trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới. B. Nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo bay vào quỹ đạo trái đất. C. Một trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. D. Trung tâm kinh tế - tài chính của châu Mĩ. Câu 19: Yếu tố nào không phải là nguyên nhân sự phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ II ? A. Các tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn, có hiệu quả cả trong và ngoài nước. B. Vai trò của Nhà nước trong việc hoạch định chính sách và điều tiết nền kinh tế. C. Chính sách Kinh tế mới của Tổng thống Mĩ Roosevelt đã phát huy tác dụng trên thực tế. D. Mĩ đã có sự điều chính về cơ cấu sản xuất, đổi mới kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động. Câu 20. Mục tiêu "chiến lược toàn cầu" của Mĩ là gì? A. Lôi kéo các nước tư bản để chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.
- B. Ngăn chặn, đẩy lùi, rồi tiến tới tiêu diệt các nước Xã hội chủ nghĩa. C. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và phong trào hòa bình dân chủ thế giới. D. Cả ba vấn đề trên. Câu 21: Một thành tựu lớn của kinh tế Mĩ trong những năm 1945 – 1973 là một trong những dấu hiệu chứng tỏ Mĩ đã rất thành công khi tiến hành cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp ? A. Sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm 40% sản lượng công nghiệp toàn thế giới. B. Công nghiệp tăng 27% so với trước chiến tranh. C. Kinh tế Mĩ chiếm 25% tổng sản phẩm kinh tế thế giới. D. Sản lượng nông nghiệp Mĩ năm 1949 bằng 2 lần tổng sản lượng nông nghiệp các nước Anh, Pháp, Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức và Nhật Bản. Câu 22: Sau Chiến tranh thế giới thứ II, chính sách đối ngoại của Mĩ thể hiện tham vọng: A. Xác lập vai trò bá chủ của Mĩ ở châu Mĩ. B. Xác lập vai trò bá chủ của Mĩ ở Mĩ Latinh, châu Á - Thái Bình Dương. C. Xác lập vai trò bá chủ của Mĩ ở trên khắp toàn cầu. D. Xác lập vai trò bá chủ của Mĩ ở châu Âu. Câu 23: Mĩ đã làm gì để thực hiện “Chiến lược toàn cẩu” trong những năm 1945 - 1973 ? A. Tạo áp lực quân sự, buộc các nước tư bản sau chiến tranh phải phục tùng Mĩ. B. Cùng với Anh, Pháp chiến đấu bảo vệ hệ thống thuộc địa cũ trên thế giới. C. Kêu gọi các nước tư bản Đồng minh thiết lập nền thống trị của chủ nghĩa thực dân mới ở các nước thế giới thứ ba. D. Viện trợ, lôi kéo các nước Tư bản chủ nghĩa tiến hành cuộc “Chiến tranh lạnh”, gây ra các cuộc chiến tranh cục bộ, can thiệp vào nội bộ nhiều nước. Câu 24: Sau chiến tranh thế giới II, về quân sự Mĩ có đặc điểm gì? A. Có lực lượng hải quân lớn mạnh nhất thế giới. B. Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử C. MĨ có lực lượng lục quân lớn nhất thế giới, đưa quân đội đi đóng quân ở nhiều nước D. Cả 3 đáp án trên. Câu 25: Trong khoảng hai thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đã xuất hiện trung tâm kinh tế, tài chính nào? A. Trung tâm kinh tế - tài chính Mĩ, Tây Âu. B. Trung tâm kinh tế - tài chính Mĩ, Nhật Bản C. Trung tâm kinh tế - tài chính Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản. D. Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới. Câu 26: Nguyên nhân nào dưới đây là cơ bản nhất đưa nền kinh tế của Mĩ phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Mĩ áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật của thế giới. B. Nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú.
- C. Nhờ trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao. D. Nhờ quân sự hoá nền kinh tế, thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh. Câu 27: Thất bại nặng nề nhất của Mĩ trong quá trình thực hiện "chiến lược toàn cầu" bởi: A. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949. B. Thắng lợi của cách mạng Cu - ba năm 1959. C. Thắng lợi của cách mạng Hồi giáo I - ran năm 1979. D. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1975. Câu 28: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản rơi vào tình trạng như thế nào? A. Là nước thắng trận, được hưởng nhiều thành quả sau chiến tranh. B. Là nước bại trận, lần đầu tiên trong lịch sử bị quân đội nước ngoài chiếm đóng. C. Là nước ít chịu ảnh hưởng bởi chiến tranh thế giới thứ hai. D. Là nước bại trận, đất nước bị chia cắt thành hai miền. Câu 29: Nhật Bản ban hành Hiến pháp dân chủ mới năm nào? A. Năm 1945 B. Năm 1946 C. Năm 1947 D. Năm 1948 Câu 30: Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, đến khoảng những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản đã có thành tựu gì quan trọng nhất? A. Phát triển kinh tế, ổn định đời sống đất nước. B. Phát triển kinh tế, đạt nhiều thành tựu, vươn lên đứng thứ hai thế giới sau Mĩ. C. Tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao, trở thành nền kinh tế đứng đầu thế giới. D.Tăng trưởng kinh tế lớn mạnh, vươn lên vị trí thứ ba thế giới (sau Mĩ, Liên Xô) Câu 31: Tính đến những năm 70 của thế kỉ XX, tình hình nổi bật của kinh tế Nhật Bản là? A. Ngành công nghiệp giữ vai trò quan trọng nhất. B. Kinh tế phụ thuộc vào các nước châu Âu. C. Vươn lên trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới. Câu 32: Vì sao có thể nói, sự phát triển kinh tế của Nhật Bản là hiện tượng “thần kì”? A. Năm 1968, tổng sản phẩm quốc dân GDP đứng hàng thứ hai trên thế giới sau Mĩ. B. Trong khoảng hơn 20 năm (1950 – 1973), tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản tăng 20 lần. C. Từ thập niên 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới tư bản. D. Từ nước chiến bại, hết sức khó khăn và thiếu thốn, Nhật Bản vươn lên trở thành siêu cường kinh tế. Câu 33: Đặc điểm nào sau đây là điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Thực hiện chính sách đối ngoại mềm mỏng, tập trung vào phát triển quan hệ kinh tế quốc tế, mở rộng thị trường. B. Đưa quân đi tham chiến ở nước ngoài.
- C. Cạnh tranh gay gắt với Mĩ và các nước Tây Âu, tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ đối với các quốc gia lân cận. D. Kí hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật, hình thành khối liên minh quân sự chống lại các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Á. Câu 34: Trong quá trình phát triển kinh tế của Nhật Bản, yếu tố con người đóng vai trò quan trọng. Người lao động Nhật Bản được đề cao với những đức tính nào sau đây? A. Siêng năng, kiên trì B. Cần cù, sáng tạo. C. Kỉ luật, cần cù và tiết kiệm. D. Chăm chỉ, cần cù. Câu 35: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, đặc điểm chung của các nước ở Tây Âu là: A. Là những nước thắng trận, kinh tế phát triển nhanh chóng B. Là những nước bại trận, mất hết thuộc địa. C. Là những nước chịu nhiều tổn thất do hậu quả của chiến tranh, nợ nước ngoài tăng cao. D. Là những nước thu được nhiều lợi nhuận nhờ buôn bán vũ khí trong chiến tranh. Câu 36: Để khôi phục kinh tế, năm 1948, các nước Tây Âu đã nhận viện trợ kinh tế từ nước nào? A. Nhật Bản B. Mĩ C. Liên Xô D. Trung Quốc. Câu 37: Mĩ đã thực hiện kế hoạch nào để giúp đỡ các nước Tây Âu khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Kế hoạch Mác-san (Kế hoạch phục hưng châu Âu). B. Kế hoạch Ke-nơ-đi (Kế hoạch tái thiết châu Âu) C. Kế hoạch Ru-dơ-ven (Kế hoạch phục hưng châu Âu) D. Các đáp án trên đều sai. Câu 38: Các thành viên đầu tiên của khối thị trường chung châu Âu (tiền thân của Liên minh châu Âu) là: A. Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Italia, Hà Lan. B. Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha. C. Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Italia, Bồ Đào Nha. D. Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Italia, Lúc-xăm-bua. Câu 39: Tên gọi “Liên minh châu Âu” (EU) chính thức bắt đầu có từ thời gian nào? A. 1951 B. 1957 C. 1967 D. 1991
- Câu 40: Vì sao Liên minh châu Âu được coi là một liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới? A. Đây là liên minh có số lượng các nước thành viên lớn nhất. B. Là liên minh có số lượng các nước thành viên lớn nhất, có tính chặt chẽ nhất và đạt thành tựu kinh tế cao nhất. C. Là liên minh có sức mạnh kinh tế lớn nhất. D. Là liên minh có sự uy hiếp quân sự lớn nhất với các nước khác. Câu 41: Tại sao năm 1991 lại được coi là một năm có tính chất bước ngoặt đối với quá trình phát triển của liên minh châu Âu (EU)? A. Kể từ 1991, một thị trường chung đã hình thành trên cơ sở của sự ra đời một đồng tiền chung. B. Kể từ 1991, liên minh châu Âu được tổ chức chặt chẽ hơn với một thị trường chung, một cơ sở liên kết chính trị chung, đạt đến sự thống nhất chặt chẽ giữa các quốc gia thành viên. C. Kể từ 1991, số lượng các quốc gia thành viên tăng cao. D. Kể từ 1991, vị thế nền kinh tế của các quốc gia châu Âu được tăng cường. Câu 42: Hội nghị lịch sử I-an-ta diễn ra trong hoàn cảnh nào? A. Bước sang năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, quân đội phát xít thua trên nhiều mặt trận. B. Giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh, các nước cần hoạch định chiến lược chống quân đội phát xít. C. Bước sang năm 1945, các nước lớn (Anh, Mĩ, Liên Xô) mâu thuẫn với nhau về biện pháp quân sự tiến tới chống lại quân đội phát xít. D. Bước sang năm 1945, Mĩ từ bỏ cuộc chiến chống quân phát xít trên thế giới. Câu 43: Hội nghị I-an-ta diễn ra trong thời gian nào? A. Từ ngày 02 đến ngày 11 tháng 4 năm 1945 B. Từ ngày 04 đến ngày 11 tháng 2 năm 1945. C. Từ ngày 02 đến ngày 04 tháng 11 năm 1945. Câu 44: Nội dung quan trọng nhất được bàn thảo và quyết định tại Hội nghị I-an-ta là gì? A. Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh. B. Phân chia khu vực chiếm đóng, phạm vi ảnh hưởng của các nước thắng trận sau chiến tranh. C. Thực hiện chế độ quân quản ở các nước phát xít bại trận. D. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Câu 45: Theo quy định của Hội nghị I-an-ta, các nước Mĩ – Anh nhận quyền kiểm soát và phạm vi ảnh hưởng ở vùng nào thuộc châu Âu? A. Vùng Đông Âu và Đông Đức. B. Vùng Tây Âu và Tây Đức. C. Vùng tây Âu. D. Vùng Bắc Âu
- Câu 46: Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển quan hệ giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc và thực hiện hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội là nhiệm vụ chính của tổ chức nào sau đây? A. Liên minh châu Âu. B. ASEAN C. Liên hiệp quốc. D. Liên minh châu Phi Câu 47: Việt Nam gia nhập vào tổ chức Liên hiệp quốc vào thời gian nào? A. 8/1977 B. 9/1977 C. 1/1987 D. 11/1987 Câu 48: UNESCO là tên viết tắt của tổ chức nào sau đây của Liên hiệp quốc? A. Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc. B. Tổ chức lương thực thế giới. C. Quỹ tiền tệ thế giới D. Tổ chức Văn hóa – khoa học – giáo dục Liên hiệp quốc. Câu 49: Em hiểu như thế nào là “Chiến tranh lạnh”? A. Là chính sách hợp tác thân mật của Mĩ và các nước Tây Âu với Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa. B. Là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước phương Tây đối với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. C. Là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước phương Tây đối với các nước phát xít cũ (Đức, Italia, Nhật Bản) D. Là chính sách hợp tác về mọi mặt của Mĩ và các nước phương Tây đối với các nước đế quốc cũ (Đức, Italia và Nhật bản) Câu 50: Xu hướng phát triển chung nhất của các nước trên thế giới sau chiến tranh lạnh là gì? A. Xu thế hòa bình, ổn định hợp tác và phát triển kinh tế. B. Xu thế đối đầu, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp quân sự. C. Xu thế xuất hiện các cuộc chiến tranh li khai, chiến tranh dân tộc, tôn giáo ở các vùng nhỏ lẻ. D. Xu thế lấy các vấn đề chính trị làm trọng tâm phát triển trong quan hệ các nước.