Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn 8 - Đề 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn 8 - Đề 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_8_de_1_nam_hoc_2018_2019_tr.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn 8 - Đề 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm (Có đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT NAM TỪ LIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2018 2019 TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM Môn kiểm tra: VĂN 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian:90 phút (Không kể thời gian phát đề) (Đề thi gồm 01 trang) ĐỀ 1 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Câu 1: Dòng nào nói đúng giá trị nội dung của bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”? A. Hình tượng người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí. B. Hình tượng người anh hùng cứu nước buồn bã, bi quan vì phải lao động khổ sai. C. Hình tượng người anh hùng thất thế, gặp bước nguy nan, buồn bã, bị động, lao động nhọc nhằn. D. Hình tượng người tù khổ sai lao động cực nhọc, nhỏ bé trước thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ. Câu 2: Nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật ở đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” là gì? A. Miêu tả diễn biến nội tâm C. Tương phản B.Miêu tả tâm lí D.Đối thoại đặc sắc Câu 3: Điều nào không phải là sự nguy hiểm của bao bì ni lông được thống kê trong văn bản “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000” ? A. Lẫn vào đất, cản trở các loài sinh vật phát triển, cản trở cỏ mọc, dẫn đến xói mòn. B. Lẫn vào cống làm tắc đường dẫn nước thải, gây lụt lội, gây ra nhiều muỗi, lây truyền bệnh dịch. C. Trôi ra biển làm chết các sinh vật. D. Bay lên không trung làm không khí bị ô nhiễm. Câu 4: Nội dung nào không cần thiết trong bài thuyết minh về một đồ dùng? A. Xuất xứ, nguồn gốc C. Suy nghĩ, cảm xúc về đồ dùng B. Cấu tạo, công dụng D. Cách sử dụng, bảo quản PHẦN II: TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1 (4 điểm). Cho đoạn thơ: Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu 1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? (0.5 điểm). 2. Hãy giải thích nghĩa từ “ nghiên ” trong đoạn thơ . (0.5 điểm). 2. Tóm tắt nội dung đoạn thơ bằng một câu (0.5 điểm). 3. Chỉ rõ và nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên (0.5 điểm). 4. Viết đoạn văn theo cấu trúc diễn dịch khoảng 7 – 9 câu làm sáng tỏ câu chủ đề “Đoạn thơ là niềm thương cảm sâu sắc trước nỗi sầu tủi của ông đồ thời tàn”. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một tình thái từ hoặc trợ từ hoặc thán từ ? (Gạch chân, chỉ rõ câu ghép và từ loại đã sử dụng, đánh số câu trong đoạn văn). Bài 2: (4 điểm). Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau: Đề 1: Thuyết minh về một phong tục (mừng tuổi, gói bánh chưng) Đề 2: Thuyết minh về một loài hoa (hoa sen, hoa hồng) Hết – (Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm và thu lại đề sau khi kiểm tra.)
- ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2018 2019 ĐÁP ÁN ĐỀ 1 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2điểm) Câu 1: A Câu 2: B Câu 3: D Câu 4: C PHẦN II. TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1 (4 điểm). Cho một đoạn thơ: 1. Đoạn thơ trích trong bài Ông đồ của Vũ Đình Liên (0.5 điểm). 2. Nghiên: đồ dùng để mài mực hoặc son 3. Đoạn thơ diễn tả nỗi sầu tủi của ông đồ khi khách đến mua chữ ngày càng vắng bóng (0.5 điểm). 4. – Biện pháp tu từ: nhân hóa, (sử dụng câu hỏi tu từ ) - Tác dụng: + Những sự vật vô tri vô giác như cùng đồng cảm với tình cảnh của con người, nỗi buồn tủi từ ông đồ lan sang cảnh vật. + Diễn tả niềm thương cảm sâu sắc của Vũ Đình Liên trước “cái di tích tiều tụy, đáng thương của một thời tàn” (0.5 điểm). 5. Viết đoạn văn: - Hình thức: (0.75 đ) + Đủ số câu (khoảng 7 – 9 câu), đúng cấu trúc diễn dịch (0.25 đ) + Gạch chân và chỉ rõ 1 câu ghép, 1 thán từ hoặc trợ từ, tình thái từ. (0.5 đ) - Nội dung: (1.25) làm sáng tỏ câu chủ đề “Đoạn thơ là niềm thương cảm sâu sắc trước nỗi sầu tủi của ông đồ thời tàn”: + Nỗi sầu tủi trước sự vắng bóng của người xem, người mua chữ. Sự nhạt phai âm thầm nhưng nghiệt ngã, không thể níu kéo. + Nỗi sầu tủi của con người như thấm sang cảnh vật: giấy buồn, mực sầu + Cảm xúc của nhà thơ: niềm thương cảm xót xa (như phủ cả nỗi ngậm ngùi của mình vào câu chữ). Bài 2. (4 điểm) HS có thể triển khai theo ý tưởng của riêng mình, tuy nhiên, cần đầy đủ những nội dung chính cần có trong bài. Dàn ý tham khảo: Đề 1: Thuyết minh về một phong tục (mừng tuổi, gói bánh chưng) I. MỞ BÀI Dẫn dắt ,giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh: bánh chưng II. THÂN BÀI 1. Nguồn gốc bánh chưng: nó là loại bánh xuất hiện từ xa xưa theo sự tích bánh chưng bánh giầy. 2. Cách làm bánh chưng - Công đoạn chuẩn bị: nguyên liệu, bếp, - Công đoạn gói bánh: gói tay, gói khuôn - Công đoạn nấu:thời gian , lượng nước 3. Đặc điểm bánh chưng (phân loại, hình dáng ) 4. Ý nghĩa và giá trị sử dụng của bánh chưng, cách bảo tồn phong tục.
- 5. Cách bảo quản bánh. III. KẾT BÀI : khẳng định giá trị của bánh, mở rộng, liên hệ. Đề 2: Thuyết minh về một loài hoa (hoa sen, hoa hồng) I. MỞ BÀI: Dẫn dắt ,giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh: hoa hồng, hoa sen II. THÂN BÀI: 1. Nguồn gốc, xuất xứ 2. Đặc điểm, phân loại, cấu tạo. 3. Ý nghĩa, giá trị. 4. Trồng và chăm sóc 5. Cách bảo quản III. KẾT BÀI : khẳng định giá trị của hoa, mở rộng, liên hệ. * Biểu điểm: - Hình thức đoạn văn: 0.5đ - Mở đoạn: 0.5đ - Thân đoạn: 2.5đ (mỗi ý 0,5 đ) - Kết đoạn: 0.5đ * Chú ý : Kiến thức chính xác, diễn đạt lưu loát, sắp xếp ý hợp lí, vận dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh. Các con cần chứng tỏ mình đang làm văn thuyết minh chứ không thuyết minh về đối tượng một cách khô khan. Bài làm không phải là sự sao chép kiến thức đơn thuần. Trên đây chỉ là những gợi ý .Giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để chấm đúng, linh hoạt, không để HS bị thiệt thòi, đảm bảo dánh giá đúng năng lực của các em.