Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - GDCS - NV03 - Năm học 2019-2020 - Sở GD và ĐT Bình Dương (Có đáp án)

pdf 4 trang thaodu 5400
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - GDCS - NV03 - Năm học 2019-2020 - Sở GD và ĐT Bình Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_7_gdcs_nv03_nam_hoc_201.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - GDCS - NV03 - Năm học 2019-2020 - Sở GD và ĐT Bình Dương (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ KIỂM TRA HỌC KỲ I - Năm học: 2019 - 2020 TỈNH BÌNH DƯƠNG Môn thi: NGỮ VĂN 7 - GDCS Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao phát đề) (Đề thi gồm có 01 trang) ĐỀ THI THỬ HKI - NV03 I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) Cho đoạn văn sau . Đọc và thực hiện các yêu cầu bên dưới: [ ] Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng tháng sau ngày rằm tháng giêng. Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác. Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế mưa phùn không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lý, vài con ong siêu năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.[ ] (Sách Ngữ văn 7, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013) a) Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai? Văn bản đó thuộc thể loại gì? Nêu xuất xứ của văn bản? (0,5 điểm) b) Chỉ ra điệp ngữ trong câu văn in đậm và cho biết tác dụng của phép điệp ngữ ấy? (0,5 điểm) c) Tác giả gọi “ mùa xuân Bắc Việt ’’, “ mùa xuân Hà Nội’’ là “ mùa xuân của tôi ’’.Theo em, cách gọi như vậy có ý nghĩa gì ? (1,0 điểm) d) Với đoạn văn: “ Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng .Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhừng, trước những bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên .”. Em cảm nhận được những tình cảm gì trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến ? (1,0 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN: (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) “Sách không chỉ là sách, chúng là cuộc sống, là trái tim và hạt nhân của những thời đại đã qua, là lý do mà con người lao động và chết, là cốt lõi và tinh hoa của bao cuộc đời.”. Qua đây, em hãy viết một đoạn văn ngắn (Khoảng 20 - 25 dòng) bàn về vai trò và ý nghĩa của sách trong cuộc sống nhân loại hiện nay. Trong đó, có sử dụng 2 quan hệ từ, 2 từ láy. Câu 2. (4,0 điểm) “Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” (1947 - Hồ Chí Minh) Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh./. Hết (Thí sinh không sử dụng tài liệu - giám thị không giải thích gì thêm)
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH DƯƠNG HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn: Ngữ văn – Lớp 7 (Gồm 03 trang) Phần Ý Đáp án Điểm a) - Trích trong văn bản: Mùa xuân của tôi 0,125 điểm - Tác giả: Vũ Bằng 0,125 điểm - Thể loại: Tùy bút 0,125 điểm - Xuất xứ: Trích “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” trong 0,125 điểm tập tuỳ bút “Thương nhớ mười hai”. b) - Điệp ngữ: cụm từ “mùa xuân” 0,25 điểm => Nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp của thiên nhiên, đặc biệt là vẻ đẹp 0,25 điểm I của mùa xuân Hà Nội c) Tác giả muốn khẳng định “ mùa xuân Bắc Việt ’’, “ mùa xuân 1,00 điểm Hà Nội ’’ là mùa xuân của riêng mình. Bởi trong hoàn cảnh xa quê đang ở miền Nam, nên nhà văn càng nhớ về mùa xuân quê hương da diết hơn d) Mùa xuân như có sức sống thần kì, khơi gợi tình cảm của tác giả. 1,00 điểm Đoạn văn đã thể hiện lòng yêu cuộc sống, sự nhạy cảm giao hòa trước thiên nhiên và tình yêu quê hương của nhà văn Vũ Bằng. 1 Học sinh có thể trình bày theo những ý khác nhau, những vẫn 2,00 điểm phải đảm bảo theo hướng tích cực. Dưới đây là một số gợi ý: - Trước khi có sách, tri thức nhân loại được tích lũy bằng con đường truyền khẩu. - Cùng với chữ viết, sách là phương tiện để con người ghi lại những nhận thức của mình về thế giới trên các lĩnh vực tự nhiên và xã hội. - Sách ghi lại cả hành trình dài của con người trên con đường chiếm lĩnh, khám phá thế giới tự nhiên và tâm hồn con người. - Sách là “kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại., II là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại” (Chu Quang Tiểm). - Sách trở thành cầu nối vững chắc giữa quá khứ, hiện tại và tương la, không ngừng bồi đắp thêm tri thức nhân loại. - Với mỗi cá nhân, sách luôn mở ra những chân trời mới (chữ dùng của Lê -nia) giúp con người tiếp tục khát vọng chinh phục vũ trụ cúa mình. - Sách còn. giúp ta mở ra những không gian bình yên cho tâm hồn, nhiều khi nó trở thành đối tượng thưởng lãm của con người. *Lưu ý: Có sử dụng - 2 quan hệ từ
  3. *Mỗi quan hệ từ đúng. Học sinh đạt 0,25 điểm - 2 từ láy *Mỗi từ láy đúng. Học sinh đạt 0,25 điểm 2 1. Yêu cầu chung: * Về kĩ năng: Học sinh biết làm bài văn biểu cảm về đoạn thơ có bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu * Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau: 2. Đáp án và biểu điểm: (Dàn bài gợi ý) a)MB - Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya 0,50 - Nêu cảm nghĩ chung về đoạn thơ. – Mức tối đa: thực hiện đúng yêu cầu, biết 0,50 cách dẫn dắt, giới thiệu – Mức chưa tối đa: nêu chung chung 0,25 – Không đạt: nhầm lẫn, không trình bày 0,00
  4. b)TB B1. Cảm nghĩ về cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng: - Âm thanh tiếng suối trong bài thơ được gợi ra thật mới mẻ bằng nghệ thuật so sánh độc đáo. 1,00 - Điệp từ “lồng” được nhắc lại 2 lần. Hình ảnh trăng, hoa, cổ thụ quấn quýt, sinh động, tươi tắn gần gũi, hòa quyện như đưa người đọc vào thế giới lung linh huyền ảo – Mức tối đa: nêu được ý nghĩa các văn bản trên; thể hiện được hiểu biết và cảm xúc đối với tác 1,00 phẩm văn học. – Mức chưa tối đa: nội dung sơ sài, chưa đạt yêu cầu trên hoặc về nội dung, hoặc về kỹ năng diễn 0,25-0,75 đạt. – Không đạt: nhầm lẫn, không trình bày. 0,00 B2. Cảm nghĩ về vẻ đẹp tâm hồn Bác: - Điệp ngữ “chưa ngủ” vừa khẳng định lại vẻ đẹp của đêm trăng (tình yêu thiên nhiên của Bác), vừa nói được nỗi lo lắng cho vận mệnh dân tộc của Bác (tình yêu đất nước) – Liên hệ cuộc đời nhà thơ, hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp thời kì đầu còn nhiều khó khăn, gian khổ để thấy rõ tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác. 2,00 B3. Cảm nghĩ về mối tương quan giữa cảnh và tình trong bài thơ: – Cảm xúc về thiên nhiên đã chắp cánh cho tình yêu Tổ quốc được bộc lộ, đó là sự đan xen của hai tâm hồn chiến sĩ – thi sĩ trong thơ Bác. Em hiểu Bác có tâm hồn nhạy cảm, phong thái ung dung, lạc quan. – Cảm xúc về hình ảnh Hồ Chí Minh: Khâm phục yêu quí, biết ơn, tự hào về vị lãnh tụ Cách mạng Việt Nam. – Mức tối đa: nêu được các ý trên; cảm nghĩ chân thành, kỹ năng diễn đạt tốt;biết kết hợp miêu tả, 2,00 tự sự làm nền cho biểu cảm. – Mức chưa tối đa: nội dung sơ sài, chưa đạt yêu cầu trên hoặc về nội dung hoặc kỹ năng diễn 0,50-1,75 đạt. – Không đạt: nhầm lẫn, không trình bày. 0,00 c)KB Khẳng định lại tình cảm, thái độ của mình với đoạn 0,50 thơ, với tác giả. – Mức tối đa: đạt nội dung trên, diễn đạt tốt. 0,50 – Mức chưa tối đa: nêu chung chung, sơ sài 0,25 – Không đạt: không trình bày 0,00 Lưu ý: Học sinh có thể viết văn theo ý riêng của mình. Khuyến khích các bài văn có tính sáng tạo.Nếu diễn đạt chưa tốt, bài viết chỉ đạt một nửa số điểm của từng phần. Đây chỉ là gợi ý, tùy theo bài làm của HS mà giáo viên linh hoạt, định điểm nhưng không vượt khung quy định. Hết