Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo Thị xã Phú Mỹ (Có đáp án)

pdf 3 trang thaodu 6720
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo Thị xã Phú Mỹ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2019_2020_pho.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Phòng giáo dục và đào tạo Thị xã Phú Mỹ (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020 THỊ XÃ PHÚ MỸ MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 18 tháng 12 năm 2019 I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ”. (Ngữ văn 8, tập một, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm 2012) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 (1,0 điểm). Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2 (1,0 điểm). Xác định từ tượng thanh và từ tượng hình trong đoạn trích trên. Câu 3 (1,0 điểm). Phân tích cấu tạo và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép được in đậm trong đoạn trích. Câu 4 (1,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích, hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về tình thương những động vật nuôi trong gia đình. II. TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm) Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam. ___ ___ Hết Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh Số báo danh Chữ ký giáo viên coi kiểm tra
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020 THỊ XÃ PHÚ MỸ MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 18 tháng 12 năm 2019 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC (Hướng dẫn chấm có 02 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giáo viên vận dụng hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể, cần khuyến khích những bài làm thể hiện sự sáng tạo. - Giáo viên cần đánh giá bài làm của học sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm ý cho điểm, đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kĩ năng. - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý chính và thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giáo viên có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể hơn. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Văn bản: Lão Hạc. 0,5 (1,0 đ) Tác giả: Nam Cao. 0,5 2 Từ tượng thanh: hu hu. 0,5 (1,0 đ) Từ tượng hình: móm mém. 0,5 Chủ ngữ 1: Cái đầu lão; vị ngữ 1: ngoẹo về một bên; 0,25 3 Chủ ngữ 2: cái miệng móm mém của lão; vị ngữ 2: mếu như 0,25 (1,0 đ) con nít. Quan hệ đồng thời. 0,5 Hình thức: Học sinh viết đúng thể thức đoạn văn. 0,25 4 Nội dung: Trình bày suy nghĩ của em về tình thương những 0,5 (1,0 đ) động vật nuôi trong gia đình. ó suy nghĩ riêng và vận dụng tốt các phương thức biểu đạt. 0,25 II. TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng Học sinh biết cách viết một bài văn thuyết minh. Bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, giàu cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 1
  3. 2. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải hợp lí và làm rõ được các ý cơ bản sau: Nội dung Điểm * Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam. 0,5 * Thân bài: - Nguồn gốc, cấu tạo, phân loại, cách làm 1,5 - Giá trị về vật chất, tinh thần. 2,5 - Bảo quản. 0,5 * Kết bài: Khẳng định giá trị của nón lá trong cuộc sống. 0,5 Sáng tạo: Học sinh có cách viết ấn tượng, suy nghĩ mới mẻ phù hợp với 0,5 năng lực mình (có những góc nhìn riêng phù hợp với chuẩn mực chung). ___ ___ Hết 2