Đề kiểm tra học kỳ I môn Toán 6 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

docx 3 trang Hoài Anh 18/05/2022 5890
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Toán 6 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_toan_6_nam_hoc_2018_2019_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Toán 6 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I QUẬN 9 NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn: TOÁN – LỚP 6 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút Đề kiểm tra có 01 trang (Không kể thời gian giao đề) Bài 1: Thực hiện phép tính: (2 đ) a) 6.104 + 7.102 + 8 b) 20 – 43 : 42 . 5 + 20180 c) 4. 52 – [5.42 – (35 : 34 + 2 . 52)] d) 35 + 37 + 39 + . . . + 95 Bài 2: Tìm x biết: (2đ) a) 245 : (2x– 9) = 35 b) 4x – 10 = 2.33 c) 48  x ; 60  x và 5< x <10 d) x – 20 = – 12 Bài 3: (1đ) a) Điền chữ số vào dấu * để số *17* chia hết cho 5 và 9. b) Tính tổng các số nguyên x sao cho : – 7 x < 6. Bài 4: (2đ) Một người muốn cắt một miếng giấy hình chữ nhật có chiều dài 120cm, chiều rộng 75cm thành những mảnh hình vuông nhỏ bằng nhau sao cho tấm bìa được cắt hết không thừa mảnh nào. Tìm độ dài lớn nhất của cạnh hình vuông. Bài 5: (1đ) Người xưa lập ra 10 Can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý kết hợp với 12 Chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi để đặt tên cho năm âm lịch. Được biết em sinh năm 2007 nhằm năm Đinh Hợi. Hỏi năm Đinh Hợi tiếp theo, lúc đó em được bao nhiêu tuổi? Bài 6: (2đ) Trên tia Ax cho 2 điểm B và C sao cho AB = 4 cm, AC = 7 cm. a) Tính độ dài đoạn thẳng BC. b) Trên tia Ax lấy điểm M sao cho BM = 2 cm. Tính độ dài đoạn thẳng AM. c) Trường hợp nào thì điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB? Hết
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM TOÁN – Lớp 6- HK I (2018 – 2019) Bài 1: Mỗi câu 0,5đ a) 6.104 + 7.102 + 8 = 6.10000 + 7.100 + 8 = 60000 + 700 + 8 = 60708 0,25 +0,25 b) 20 – 43 : 42 . 5 + 20180 = 20 – 4 . 5 + 1 = 20 – 20 + 1 = 1 0,25 +0,25 c) 4. 52 – [5.42 – (35 : 34 + 2 . 52)] = 4. 25 – [5.16 – (3 + 2 . 25)] 0,25 = 100 – [80 – 53] = 100 – 27 = 73 0,25 d) 35 + 37 + 39 + . . . + 95 Số số hạng : (95 – 35) : 2 + 1 = 31 (số hạng) 0,25 Tổng trên là : (35 + 95). 31 : 2 = 2015. 0,25 Bài 2: Mỗi câu 0,5đ a) 245 : (2x– 9) = 35 b) 4x – 10 = 2.33 2x – 9 = 245 : 35 4x – 10 = 2.27 2x – 9 = 7 4x = 54 + 10 0,25 2x = 16 4x = 43 x = 8 x = 3 0,25 c) 48  x ; 60  x và 5< x <10 d) x – 20 = – 12 x ƯC(48,60) x = – 12 + 20 Ta có: 48 = 24.3 ; 60 = 22.3.5 x = 8 0,25 ƯCLN(48,60) = 22. 3 = 12 ƯC(48,60) = Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12} Mà 5 < x < 10 0,25 x = 6 Bài 3: (1đ) a) *17* chia hết cho 5 và 9 là : 1170, 5175 0,25+0,25 b) Các số nguyên x mà – 7 x < 6 là: -7;-6; -5; -4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4; 5 Tổng các số nguyên x trên là: 0,25 [-7 + (-6)] + (-5 + 5) +(-4 + 4) +(-3 + 3) +(-2 + 2) +(-1 + 1) + 0 = –13 +0,25 Bài 4: (2đ) Gọi độ dài lớn nhất của hình vuông là a (cm). Ta có : 120 và 75 chia hết cho a và a là lớn nhất 0,25 a là ƯCLN (120,75) 0,25 120 = 23. 3.5 ; 75 = 3. 52 0,5 ƯCLN (120,75) = 3.5 = 15 0,5 Vậy : Độ dài lớn nhất của hình vuông là 15cm. 0,25 0,25 Bài 5: (1đ) Có 10 Can nên cứ 10 năm sẽ quay lại Can đó. Có 12 Chi nên cứ 12 năm sẽ quay lại Chi đó. Vì 10 Can kết hợp với 12 Chi nên số năm gần nhất quay lại năm âm lịch đó là: 0,25 BCNN (10, 12) = 60 0,25 Vậy: Năm em được 60 tuổi thì năm Đinh Hợi sẽ quay lại 0,25 0,25 Bài 6: (2đ) A M B M C x Vẽ hình : 0,25đ a) Trên tia Ax có AB < AC (4cm < 7cm) nên điểm B nằm giữa 2 điểm A và C, ta có: AB + BC = AC 0,25 4 + BC = 7 BC = 7 – 4 = 3 (cm) 0,25 b) * Trường hợp 1: Điểm M nằm giữa 2 điểm A và B nên ta có: AM + MB = AB 0,25 AM + 2 = 4 AM = 4 – 2 = 2 (cm) 0,25
  3. * Trường hợp 2: Điểm B nằm giữa 2 điểm A và M nên ta có: 0,25 AB + BM = AM 4 + 2 = AM 0,25 AM = 6 (cm) c) Trường hợp 1: Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB vì : 0,25 + Điểm M nằm giữa 2 điểm A và B + AM = MB = 2 cm (HS không vẽ hình thì không chấm điểm bài hình, HS có thể không cần lý luận vì sao điểm nằm giữa 2 điểm) HS giải cách khác chính xác vẫn cho trọn số điểm.