Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 811 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Bình Thuận
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 811 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Bình Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_12_ma_de_811_nam_hoc_2.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 811 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Bình Thuận
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ II - LỚP 12 BÌNH THUẬN Năm học: 2018 – 2019 Môn: Hóa ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề này có 04 trang) Họ và tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp: . . . . . . . MÃ ĐỀ 811 Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; K = 39; Be = 9; S = 32; Mg = 24; Ca = 40; Ba = 137; Al = 27; Cl = 35,5; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Cr = 52. Câu 1: Có sơ đồ thí nghiệm sau: Để yên hai cốc sau một thời gian. Nhận định nào sau đây đúng? A. Ở cốc (1) nếu thay đinh Fe (làm từ thép) bằng hợp kim Fe-Cu thì Cu sẽ bị ăn mòn trước. B. Ở cốc (1) đinh Fe (làm từ thép) không bị ăn mòn. C. Ở cốc (2) dây Zn và đinh Fe (làm từ thép) đều không bị ăn mòn. D. Ở cốc (2) dây Zn bị ăn mòn trước, khi dây Zn bị ăn mòn hết thì đinh Fe (làm từ thép) sẽ bị ăn mòn. Câu 2: Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là A. Al và Mg. B. Na và Fe. C. Cu và Ag. D. Mg và Zn. Câu 3: Dụng cụ phân tích và đưa ra thông số về nồng độ cồn (C2H5OH) trong hơi thở của người tham gia giao thông, có chứa hợp chất A. CrO3. B. Cr2O3. C. CrCl3. D. Cr(OH)3. Câu 4: Hợp chất sắt (III) sunfat có công thức là A. Fe2(SO4)3. B. Fe(OH)3. C. FeCl3. D. FeSO4. Câu 5: Sau một ngày lao động, người ta phải làm vệ sinh bề mặt kim loại của các thiết bị máy móc, dụng cụ lao động. Việc làm này có mục đích chính là để A. không làm bẩn quần áo khi lao động. B. kim loại đỡ bị ăn mòn. C. không gây ô nhiễm môi trường. D. kim loại sáng bóng đẹp mắt. Câu 6: Điện phân nóng chảy muối clorua của kim loại M. Ở catot thu được 6 gam kim loại và ở anot thu được 3,36 lít khí (đktc). Muối clorua đó là A. NaCl. B. KCl. C. BaCl2. D. CaCl2. Câu 7: Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 4,8 gam Fe2O3 cần dùng tối thiểu V (ml) dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của V và m lần lượt là A. 260 và 102,70. B. 290 và 84,23. C. 290 và 104,83. D. 260 và 74,62. Câu 8: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là A. R2O3. B. RO. C. R2O. D. RO2. Câu 9: Khử hoàn toàn 24 gam Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khí đi ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là A. 25 gam. B. 30 gam. C. 20 gam. D. 45 gam Trang 1/4 - Mã đề thi 811
- Câu 10: Phát biểu nào sau đây sai? A. CrO3 là một oxit axit. B. Cr(OH)3 tan được trong dung dịch NaOH. 2+ C. Cr phản ứng với axit H2SO4 loãng tạo thành Cr . - 2- D. Trong môi trường kiềm, Br2 oxi hóa 2CrO2 thành Cr2O7 . Câu 11: Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch X chứa m (gam) NaOH và a mol Ca(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biễu diễn trên sơ đồ sau: Giá trị của m và a lần lượt là A. 36 và 1,2 B. 48 và 1,2 C. 48 và 0,8 D. 36 và 0.8 Câu 12: Hiện tượng quan sát được khi cho kim loại kiềm (Li, Na, K ) vào dung dịch CuSO4? A. Bọt khí không màu và có kết tủa màu xanh. B. Bề mặt kim loại có màu đỏ, dung dịch nhạt màu. C. Bọt khí không màu và có kết tủa màu đỏ. D. Bề mặt kim loại có màu đỏ và có kết tủa màu xanh. Câu 13: Dẫn khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch Ca(OH)2, hiện tượng hoá học xảy ra là A. có kết tủa trắng, kết tủa không tan. B. có kết tủa trắng, kết tủa tan. C. không có kết tủa. D. không có hiện tượng gì xảy ra. Câu 14: Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Ag, Zn. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 15: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất? A. Li. B. Na. C. Cs. D. K. Câu 16: Thể tích dung dịch NaOH 0,25M cần cho vào 15ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M để thu được lượng kết tủa lớn nhất là A. 210ml. B. 180ml. C. 45ml. D. 90ml. Câu 17: Cho 86,3 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba, Al2O3 (trong đó oxi chiếm 19,47% về khối lượng) tan hết vào nước, thu được dung dịch Y và 13,44 lít H2 (đktc). Cho 3,2 lít dung dịch HCl 0,75 M vào dung dịch Y. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 23,4. B. 27,3. C. 54,6. D. 31,2. 2+ + 2- - Câu 18: Một cốc nước có chứa 0,1 mol Mg , 0,3 mol Na , 0,2 mol SO4 và x mol Cl . Khối lượng chất tan có trong cốc nước là A. 32,05g. B. 65,55g. C. 33,65g. D. 18,55g. Câu 19: Cho các phát biểu sau: (a) Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3 thu được kết tủa. (b) Thạch cao nung dùng để nặn tượng, bó bột khi gãy xương. (c) Hợp kim liti – nhôm siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không. (d) Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Ca(HCO3)2 thu được kết tủa. (e) Dung dịch Na2CO3 làm mềm được nước cứng toàn phần. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. Trang 2/4 - Mã đề thi 811
- Câu 20: Cho sơ đồ phản ứng: X Y Z Ca. (mỗi mũi tên là 1 phản ứng). Các chất X, Y, Z có thể lần lượt là: A. CaCO3, Ca(OH)2, CaCl2. B. Ca(OH)2, CaCl2, CaCO3. C. CaCO3, CaO, CaCl2. D. CaCl2, CaO, Ca(OH)2. Câu 21: Trong tự nhiên canxisunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là A. thạch cao nung. B. thạch cao sống. C. vôi tôi. D. đá vôi. Câu 22: Sắt có thể tan trong dung dịch nào sau đây? A. MgCl2. B. AlCl3. C. FeCl2. D. FeCl3. Câu 23: Dung dịch có màu da cam là A. CrCl3. B. NaCrO2. C. K2Cr2O7. D. K2CrO4. Câu 24: Cho lá Zn vào dung dịch HCl, có khí thoát ra. Thêm vài giọt dung dịch CuSO4 vào thì A. tốc độ thoát khí không đổi. B. tốc độ thoát khí giảm. C. tốc độ thoát khí tăng. D. không có khí thoát ra. Câu 25: Cấu hình electron của ion Fe3+? A. [Ar] 3d44s2. B. [Ar]4s23d6. C. [Ar]3d5. D. [Ar] 3d6. Câu 26: Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy thanh sắt ra rửa sạch, sấy khô, khối lượng tăng 1,8 gam. Khối lượng Cu bám vào thanh sắt là A. 36,0 gam. B. 34,2 gam. C. 12,6 gam. D. 14,4 gam. Câu 27: Trong nước biển có chứa thành phần A. CaCO3. B. Fe2O3. C. Al2O3. D. NaCl. Câu 28: Chọn mệnh đề đúng A. Phèn chua có công thức là Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. B. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3 thấy xuất hiện kết tủa, kết tủa tan. C. Al(OH)3 và Al2O3 là những chất có tính lưỡng tính. D. Có thể dùng đồ vật làm bằng nhôm để đựng nước vôi trong. Câu 29: Nhôm hiđroxit thu được từ cách làm nào sau đây? A. Cho dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2. B. Cho dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. C. Cho Al2O3 tác dụng với H2O. D. Cho khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2. Câu 30: Thành phần hóa học chính của quặng boxit là A. FeCO3. B. Al2O3.2H2O. C. Fe3O4.nH2O. D. AlF3.3NaF. Câu 31: Trong phòng thí nghiệm để bảo quản muối Fe2+ người ta thường A. mở nắp lọ đựng dung dịch. B. ngâm vào đó một đinh sắt . C. cho vào đó một vài giọt dung dịch HCl. D. cho vào đó vài giọt dung dịch H2SO4 loãng. Câu 32: Kim loại nhôm tan được trong dung dịch A. NaCl. B. NaOH. C. H2SO4 đặc, nguội. D. HNO3 đặc, nguội. Câu 33: Dung dịch NaOH tác dụng với tất cả các chất trong dãy: A. CuSO4, HNO3, CuO. B. BaCl2, HCl, K. C. K2CO3, HNO3, CuO. D. CuSO4, HCl, Al2O3. Câu 34: Mô tả nào dưới đây về tính chất vật lý của Al là không đúng? A. Mềm dễ kéo sợi và dát mỏng. B. Dẫn điện tốt hơn Cu. C. Màu trắng bạc. D. Là kim loại nhẹ. Câu 35: Một học sinh tiến hành nghiên cứu dung dịch X đựng trong lọ không dán nhãn thì thu được kết quả sau: - X có phản ứng với dung dịch NaOH và dung dịch Na2CO3. - X không phản ứng với dung dịch HCl và HNO3. Vậy X là A. MgCl2. B. AgNO3. C. Ba(HCO3)2. D. KOH. Trang 3/4 - Mã đề thi 811
- Câu 36: Oxit dễ bị H2 khử ở nhiệt độ cao tạo thành kim loại là A. CaO. B. Na2O. C. CuO. D. K2O. Câu 37: Hỗn hợp X gồm các muối Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3. Trong đó N chiếm 16,03% về khối lượng. Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch chứa 65,5 gam muối X. Lọc kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi. Khối lượng oxit thu được là A. 25 gam. B. 23 gam. C. 26 gam. D. 24 gam. Câu 38: Nguyên tắc luyện thép từ gang là A. dùng O2 oxi hóa các tạp chất C, Si, P, S, Mn, trong gang để thu được thép. B. dùng CaO hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn, trong gang để thu được thép. C. tăng thêm hàm lượng cacbon trong gang để thu được thép. D. dùng chất khử CO khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao. Câu 39: Nước tự nhiên có chứa các ion nào sau đây, được gọi là nước có tính cứng tạm thời? 2+ 2+ - 2+ 2- - 2+ 2+ 2- 2+ 2+ - A. Ca , Mg , HCO3 . B. Ca , SO4 , Cl . C. Ca , Mg , SO4 . D. Ca , Mg , Cl . Câu 40: Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại anot xảy ra A. sự khử ion Cl-. B. sự oxi hóa ion Cl-. C. sự khử ion Na+. D. sự oxi hóa ion Na+. HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 811