Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ba Lòng (Có đáp án)

doc 5 trang thaodu 3910
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ba Lòng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2018_2019_tr.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ba Lòng (Có đáp án)

  1. Trường THCS Ba Lòng ĐỀ KIỂM TRA HK II MÔN HÓA HỌC 8 Năm học: 2018 - 2019 Lớp: 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên: Ngày kiểm tra: . Ngày trả bài: Điểm Nhận xét của thầy, cô giáo bằng số bằng chữ ĐỀ LẼ Câu 1. (2 điểm) Phản ứng thế là gì? Viết phương trình phản ứng hóa học minh họa. Câu 2. (2 điểm) Hoàn thành các phương trình hoá học của các sơ đồ phản ứng sau: a, Fe + HCl FeCl2 + b, Na + H2O + H2 c, HgO + H2 H2O + d, CO + CuO + CO2 Câu 3. (2 điểm) Hãy trình bày cách nhận biết 3 chất lỏng trong suốt, mất nhãn sau: dung dịch NaOH; dung dịch NaCl; dung dịch HCl . Câu 4. (4 điểm) Cho a g kim loại sắt phản ứng vừa đủ với 200g dung dịch HCl 14,6%. Theo phương trình Fe + HCl FeCl2 + H2 a) Viết phương trình hoá học. b) Tính a. c) Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc. (Cho biết Fe = 56; H=1; Cl =35,5) BÀI LÀM:
  2. Trường THCS Ba Lòng ĐỀ KIỂM TRA HK II MÔN HÓA HỌC 8 Năm học: 2018 - 2019 Lớp: 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên: Ngày kiểm tra: . Ngày trả bài: Điểm Nhận xét của thầy, cô giáo bằng số bằng chữ ĐỀ CHẴN: Câu 1. (2 điểm) Phản ứng phân hủy là gì? Viết phương trình phản ứng hóa học minh họa. Câu 2. (2 điểm) Hoàn thành các phương trình hoá học của các sơ đồ phản ứng sau: a, Zn + HCl ZnCl2 + b, K + H2O + H2 c, CuO + H2 Cu + d, CO + FeO + CO2 Câu 3. (2 điểm) Hãy trình bày cách nhận biết 3 chất lỏng trong suốt, mất nhãn sau: dung dịch KOH; dung dịch KCl; dung dịch HCl . Câu 4. (4 điểm) Cho a g kim loại kẽm phản ứng vừa đủ với 200g dung dịch HCl 14,6%. Theo phương trình Zn + HCl ZnCl2 + H2 a) Viết phương trình hoá học. b) Tính a. c) Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc. (Cho biết Zn = 65; H=1; Cl =35,5) BÀI LÀM:
  3. ĐÁP ÁN - BIỂU BIỂM ĐỀ LẼ Câu 1. (2 điểm) + Phản ứng thế: Là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất. + Ví dụ minh họa: Fe + 2HCl  FeCl2 + H2 Câu 2. (2 điểm) a, Fe + 2HCl  FeCl2 + H2 0,5 điểm b, 2Na + 2H2O  2NaOH + H2 0,5 điểm to c, HgO + H2  Hg + H2O 0,5 điểm to d, CO + CuO  Cu + CO2 0,5 điểm Câu 3 (2 điểm). Dùng giấy quỳ tím nhận ra dung dịch NaOH: làm giấy quỳ màu tím chuyển sang màu xanh và dung dịch HCl làm giấy quỳ màu tím chuyển màu đỏ. Chất lỏng còn lại không làm đổi giấy màu quỳ tím là dung dịch NaCl. Câu 4. (3,5 điểm). a) Phương trình hoá học : Fe + 2HCl  FeCl2 + H2 1 điểm b) Tính a. Khối lượng chất tan HCl là: (200x14,6%) : 100% = 29,2 gam Số mol của HCl là: 29,2: 36,5 = 0,8 mol 0,5 điểm Theo phương trình hoá học: n Fe = 1/2 nHCl = 0,8/2 = 0,4 mol 0,5 điểm Vậy a= mFe = 0,4 . 56 = 22,4 (g) 1 điểm c) Theo phương trình hoá học, số mol H2 = ½ số mol HCl = 0,4 mol. 0,5 điểm V Vậy thể tích của khí H2 là: H2 = 0,4 x 22,4 = 8,96 lít 0,5 điểm
  4. ĐÁP ÁN - BIỂU BIỂM ĐỀ CHẴN Câu 1. (2 điểm) + Phản ứng phân hủy: Là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới. + Ví dụ minh họa: CaCO3  CaO + CO2 Câu 2. (2,5 điểm) a, Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2 0,5 điểm b, 2K + 2H2O  2KOH + H2 0,5 điểm to c, CuO + H2  Cu + H2O 0,5 điểm to d, CO + FeO  Fe + CO2 0,5 điểm Câu 3 (2 điểm). Dùng giấy quỳ tím nhận ra dung dịch KOH: làm giấy quỳ màu tím chuyển sang màu xanh và dung dịch HCl làm giấy quỳ màu tím chuyển màu đỏ. Chất lỏng còn không làm đổi màu giấy quỳ tím là dung dịch KCl. Câu 4. (3 điểm). a) Phương trình hoá học : Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2 1 điểm b) Tính a. Khối lượng chất tan HCl là: (200x14,6%) : 100% = 29,2 gam Số mol của HCl là: 29,2: 36,5 = 0,8 mol 0,5 điểm Theo phương trình hoá học: n Zn = 1/2 nHCl = 0,8/2 = 0,4 mol 0,5 điểm Vậy a= mZn = 0,4 . 65 = 26 (g) 1 điểm c) Theo phương trình hoá học, số mol H2 = ½ số mol HCl = 0,4 mol. 0,5 điểm V Vậy thể tích của khí H2 là: H2 = 0,4 x 22,4 = 8,96 lít 0,5 điểm (Học sinh có cách viết phương trình, giải khác đúng kết quả cho điểm tối đa)