Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2019-2020

docx 2 trang Hoài Anh 27/05/2022 2311
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2019_2020.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2019-2020

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019-2020 QUẢNG NAM Môn: HÓA HỌC – Lớp 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ: A A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng rồi ghi ra giấy thi: Ví dụ: 1 - A, 2 - B, Câu 1. Số liên kết đơn có trong phân tử metan là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 2: Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần? A. C, N, O, F. B. F, N, O, C. C. O, N, F, C. D. C, O, N, F. Câu 3. Metan và etilen đều có thể tham gia phản ứng A. cộng brom. B. thế clo. C. cháy. D. trùng hợp. Câu 4. Phản ứng hóa học đặc trưng của các hidrocacbon có liên kết kém bền giữa hai nguyên tử cacbon là phản ứng A. thủy phân. B. thế. C. phân hủy. D. cộng. Câu 5. Cho mẩu natri vào cốc chứa một ít rượu etylic, thấy sủi bọt khí. Khí thoát ra là A. hidro. B. nitơ. C. oxi. D. cacbonic. Câu 6. Có thể dùng chất nào sau đây để chứng minh sản phẩm của phản ứng cháy giữa metan và oxi có tạo thành khí cacbonic? A. Nước cất. B. Nước vôi trong. C. Thuốc tím. D. Nước muối. Câu 7. Chất nào sau đây không tác dụng với axit axetic? A. Na2CO3. B. ZnO. C. KOH. D. Cu. Câu 8. Hợp chất nào sau đây thuộc loại hidrocacbon? A. C3H8. B. C2H4O2. C. C3H7Cl. D. CH3Br. Câu 9. Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ từ A. 12%- 15%. B. 0,1%- 0,3%. C. 2%- 5%. D. 5%- 10%. Câu 10. Đun nóng axit axetic với rượu etylic có axit sunfuric làm xúc tác, thu được chất X không màu, mùi thơm, không tan trong nước và nổi trên mặt nước. Chất X là A. etyl axetat. B. metyl clorua. C. natri axetat. D. etylen. Câu 11. Thủy phân hoàn toàn chất béo trong môi trường axit, thu được A. este và nước. B. glyxerol và muối của axit béo. C. glyxerol và các axit béo. D. hỗn hợp chỉ chứa các axit béo. Câu 12. Công thức cấu tạo của rượu etylic là A. CH2 – CH3 – OH. B. CH3 – O – CH3. C. CH3 – CH2 – OH2. D. CH3 – CH2 – OH. Câu 13. Ứng dụng nào sau đây không phải của glucozơ? A. Làm thực phẩm dinh dưỡng và thuốc tăng lực. B. Nguyên liệu sản xuất PVC. C. Tráng gương, tráng ruột phích. D. Pha huyết thanh. Trang 1/2 – Mã đề A
  2. Câu 14. Trên nhãn của một chai rượu có ghi con số 450. Con số này cho biết A. nhiệt độ sôi của dung dịch rượu là 450C. B. trong 100 ml dung dịch rượu có 45 ml nước. C. trong 100 ml dung dịch rượu có 45 ml rượu etylic nguyên chất. D. trong 100 gam dung dịch rượu có 45 gam rượu etylic nguyên chất. Câu 15. Tính chất hóa học nào sau đây không phải của etilen? A. Cháy tạo thành CO2 và H2O, tỏa nhiều nhiệt. B. Làm mất màu dung dịch brom. C. Phản ứng với natri tạo thành H2. D. Tham gia phản ứng trùng hợp. B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1. (1,5đ) Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các chất lỏng (chứa trong 3 lọ mất nhãn riêng biệt) sau: rượu etylic, axit axetic và nước. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. Câu 2. (1,5đ) Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau. Ghi rõ điều kiện (nếu có). (2) (3) C H O →(1) C H OH → CH COOH → CH COONa 6 12 6 2 5 3 3 Câu 3. (2,0đ) Đốt cháy hoàn toàn 2,25 gam một chất hữu cơ X, thu được 3,36 lít khí CO2 (đo ở đktc) và 4,05 gam H2O. a/ Chất X có những nguyên tố nào? b/ Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của X. Biết khối lượng mol của X nhỏ hơn 40 gam/mol. (Cho nguyên tử khối: C = 12, O = 16, H =1) Hết Trang 2/2 – Mã đề A