Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 (Chuẩn) - Năm học 2019-2020 - Phòng GD và ĐT TX Buôn Hồ (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 3270
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 (Chuẩn) - Năm học 2019-2020 - Phòng GD và ĐT TX Buôn Hồ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_9_chuan_nam_hoc_2019_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 (Chuẩn) - Năm học 2019-2020 - Phòng GD và ĐT TX Buôn Hồ (Có đáp án)

  1. UBND THỊ XÃ BUÔN HỒ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2019-2020 PHÒNG GD&ĐT TX BUÔN HỒ MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9(CHUẨN) Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ DẪN XUẤT I. MỤC TIÊU KIỂM TRA : 1. Kiến thức : - Kiểm tra đánh giá nhận thức của HS về 3 phân môn : Sử dụng kiến thức của văn nghị luận để viết bài văn nghị luận văn học. 2.Kĩ năng: - Xây dựng dàn bài bài văn nghị luận văn học. - Sử dụng phép phân tích và tổng hợp, giải thích, chứng minh hợp lí. - Viết bài văn hoàn chỉnh: bài văn nghị luận văn học. - Tích hợp 3 phân môn. 3. Thái độ : Gíao dục lòng yêu gia đình yêu quê hương, đất nước. Độc lập làm bài. 4. Mục tiêu phát triển năng lực. - Năng lực tư duy sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, trình bày bài, năng lực vận dụng. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA : - Tự luận 100%. - Cách tổ chức : Tập trung. III.THIẾT LẬP MA TRẬN : - Liệt kê các chuẩn kiến thức. - Giới hạn nội dung kiểm tra. - Xác định khung ma trận. Mức độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng NLĐG cao I. Đọc hiểu Thành phần Kiểu câu - Ngữ liệu : biệt lập Cảm nhận - Tiêu chí lựa chọn về nhân vật. ngữ liệu: Tình yêu quê hương, đất nước. Số câu 2Câu 2Câu 4Câu Số điểm 2.0đ 2.0đ 4.0đ Tỉ lệ % 20% 20% 40% II. Tạo lập văn bản Tự sự Số câu Sốcâu: 1/2 Sốcâu: 1/2 1Câu Số điểm S/điểm:3 S/điểm:3 6.0đ Tỉ lệ % Tỷlệ :30% Tỷlệ :30% 60% Tổng số câu 2 Câu 2 Câu Sốcâu: 1/2 Sốcâu: 1/2 5 Câu số điểm 2.0đ 2.0đ S/điểm:3 S/điểm:3 10.0đ Tỉ lệ 20% 20% Tỷlệ :30% Tỷlệ :30% 100%
  2. VI. BIÊN SOẠN ĐỀ : I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) : Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Vắng lặng đến phát sợ. (2) Cây còn lại xơ xác. (3) Đất nóng. (4) Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. (5) Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? (6) Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. (7) Tôi đến gần quả bom. (8) Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. (9) Tôi sẽ không đi khom. (10) Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới. (Lê Minh Khuê - Những ngôi sao xa xôi, Ngữ văn 9, Tập hai. NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, trang 117) Câu 1. (1.0 điểm) Xác định và gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. (1.0 điểm) Xét về cấu trúc, câu (5) thuộc kiểu câu gì? Vì sao? Câu 3. (1.0 điểm) Trình bày ngắn gọn cảm nhận của em về nhân vật “tôi” trong đoạn trích. Câu 4. (1.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình đối với đất nước hiện nay (viết từ 5 đến 7 dòng). II. LÀM VĂN (6.0 điểm) Câu 5. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim ! Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. (Viễn Phương – Viếng lăng Bác ) Hết
  3. V. ĐÁP ÁN PHẦN NỘI DUNG Điểm I. ĐỌC HIỂU - Xác định: “Chắc” - Gọi tên: thành phần tình thái Câu 1 1.0 - Câu đơn - Vì đây là câu có một cụm chủ - vị Câu 2 1.0 Học sinh có thể trình bày cảm nhận với những nội dung khác nhau , cảm nhận phải xuất phát từ đoạn trích và phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Cần đạt các ý sau: + Trong hoàn cảnh chiến trường ác liệt, nhân vật “tôi” vẫn bình tĩnh, dũng cảm, vượt qua chính mình, vượt qua hiểm nguy, hoàn thành nhiệm vụ. + Nhân vật “tôi” là biểu tượng của tuổi trẻ Việt Nam thời kháng Câu 3 chiến chống Mỹ: yêu nước, anh hùng 1.0 Học sinh cần nêu lên được những suy nghĩ của mình về trách nhiệm đối với đất nước miễn sao suy nghĩ phù hợp với nội dung được gợi ra từ đoạn trích và không trái với các chuẩn mực về đạo đức, pháp luật Sau đây là một vài gợi ý: - Thể hiện niềm tự hào, ý thức noi gương thế hệ cha anh. - Thể hiện nỗ lực học tập, rèn luyện để trưởng thành, đóng góp vào xây dựng và bảo vệ đất nước. Câu 4 1.0 II. LÀM VĂN 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá, kết luận được vấn đề. 0.5 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận về đoạn thơ nêu trên đề bài. 0.5 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể trình bày hệ thống các luận điểm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: 2.0
  4. a. Giới thiệu tác giả Viễn Phương, bài thơ Viếng lăng Bác và 0.5 đoạn thơ b. Cảm nhận về đoạn thơ * Khổ 1. - Khổ thơ là những suy cảm của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác. Hình ảnh “vầng trăng”, “trời xanh” là một ẩn dụ về tầm vóc lớn lao, vẻ đẹp tâm hồn và sự bất tử của Bác. - Khổ thơ còn bày tỏ cảm xúc đau xót, tiếc thương của nhà thơ về sự ra đi của Bác. * Khổ 2. - Niềm xúc động chân thành, dạt dào khi phải rời xa Bác. - Ước nguyện của nhà thơ được “làm con chim hót quanh lăng Bác”, được làm “đóa hóa tỏa hương”, được làm “cây tre trung hiếu” bên lăng như là một khát vọng sống xứng đáng với niềm mong mỏi của Bác. * Nghệ thuật: Lời thơ tự nhiên, giàu hình ảnh, nhạc tính; giọng thơ chân thành, tha thiết; các phép tu từ ẩn dụ, điệp ngữ làm gia tăng hiệu quả biểu đạt nội dung, cảm xúc. 1.0 d. Đánh giá chung: - Đoạn thơ là những xúc cảm chân thực của nhà thơ khi vào viếng lăng Bác. Qua đó, thể hiện niềm tôn kính và khát vọng sống xứng đáng với Bác. - Đoạn thơ còn có sức lan tỏa trong tâm hồn người đọc, người nghe bởi âm hưởng thiết tha, sâu lắng. 0,5 4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; thể hiện được những cảm nhận sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0.5 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0.5 Duyệt CM Giáo viên ra đề Phạm Văn Thành Duyệt BGH