Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Bàn Đạt (Có đáp án)

docx 8 trang thaodu 2820
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Bàn Đạt (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2019_2020_tr.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Bàn Đạt (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD - ĐT PHÚ BÌNH ĐẾ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS BÀN ĐẠT Năm học 2019 – 2020 Môn: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ Vận dụng Cộng Thông Nhận biết Chủ đề hiểu Cấp độ thấp Cấp độ cao Phần 1 Phương thức biểu ĐỌC – đạt chính của HIỂU đoạn văn. Xác định được thành phần biệt lập và gọi tên thành phần đó Số câu Số câu: 2 Số câu:2 Số điểm Số điểm: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 10% Nêu được nội Hiểu và trình dung chính của bày được đoạn văn. (khoảng 5 -7 dòng) ý nghĩa của câu nói. Số câu Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 2 Số điểm Số điểm: 1 Số điểm: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ % Tỉ lệ:10 % Tỉ lệ:10 % Tỉ lệ: 20 % Phần 2 Viết được Viết được LÀM VĂN đoạn văn bài văn NL NLXH về sự về 1 tác động cảm, sẻ phẩm chia. truyện. Số câu Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 2 Số điểm Số điểm: 2 Số điểm: 5 Số điểm: 7 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: 50 % Tỉ lệ: 70 % Số câu Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 6 Số điểm Số điểm: 1 Số điểm: 1 Số điểm: 3 Số điểm: 5 Số điểm: 10 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ:20 % Tỉ lệ: 30 % Tỉ lệ: 50 % Tỉ lệ: 100 %
  2. PHÒNG GD - ĐT PHÚ BÌNH ĐẾ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS BÀN ĐẠT Năm học 2019 – 2020 Môn: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC – HIỂU: (3 điểm) Đọc phần trích dưới đây rồi lời câu hỏi: Các em thấy không? Theo cái lí lẽ bình thường thì khi một điều gì khủng khiếp đang xảy ra, người ta sẽ phải lo cho mình trước nhất. Nhưng đất nước mình không làm như vậy. Ngoại trừ một số đó rất ít người thừa nước đục thả câu, tích trữ và nâng giá khẩu trang để trục lợi, thì còn lại là tất cả những người có trách nhiệm đang làm những việc rất nhân văn và không có bất cứ công dân của một quốc gia nào làm được. Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ đã ra tuyên bố: "chống dịch như chống giặc", kèm theo một lời hiệu lệnh: "Trong cuộc chiến này sẽ không có ai phải ở lại phía sau", để từ đó, chúng ta viết tiếp được bao điều kỳ diệu về dân tộc của mình. Trong lúc nhân dân các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ biểu tình không cho người dân của nước họ từ vùng dịch trở về thì chính phủ ta lại tuyên bố một câu đơn giản "sẵn sàng đón bà con về nước". Chúng ta đón 950 công dân ta trở về rồi chăm sóc tập trung trong các doanh trại để thực hiện cách ly và theo dõi với chế độ ăn uống, ngủ nghỉ rất chu đáo. Rất nhiều những chiến sĩ phải vào rừng ở với thái độ rất vui vẻ và tự nguyện để nhường doanh trại của mình cho đồng bào mới về từ vùng dịch. (Trích bức tâm thư của cô giáo Chu Ngọc Thanh, giáo viên trường THCS Hùng Vương, huyện IaGrai, tỉnh Gia Lai - Câu 1(0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính trong phần trích nói trên? Câu 2(0,5 điểm): Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu văn sau và cho biết đó là thành phần gì? “Theo cái lí lẽ bình thường thì khi một điều gì khủng khiếp đang xảy ra, người ta sẽ phải lo cho mình trước nhất”. Câu 3(1,0 điểm): Hãy cho biết nội dung chính của phần trích nói trên. Câu 4(1.0 điểm): Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu nói “Trong cuộc chiến này sẽ không có ai phải ở lại phía sau"? (trình bày trong khoảng từ 5 đến 7 dòng) II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Từ nội dung đoạn trích phần Đọc - hiểu, hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng15 đến 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về sự đồng cảm, sẻ chia. Câu 2 (5 điểm): Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, có đoạn: "Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần, Ngày nào Ít ba lần. Tôi cố nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh
  3. tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi,, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng. " (Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr 118) Và trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long có đoạn: " Nhân dịp Tết một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đây. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế ( ) Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn" (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr 185). Cảm nhận của em về hai đoạn trích trên. BGH DUYỆT Giáo viên ra đề (Kí, ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Mai
  4. PHÒNG GD - ĐT PHÚ BÌNH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐẾ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS BÀN ĐẠT Năm học 2019 – 2020 Môn: NGỮ VĂN 9 Phần I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Câu 1 ( 0.5 đ ) Yêu cầu trả lời: Phương thức biểu đạt chính trong phần trích nói trên là Biểu cảm Hướng dẫn chấm : - Điểm 0.5 : Trình bày đúng ý trên. - Điểm 0 : Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời. Câu 2 ( 0.5 đ ) Yêu cầu trả lời: - Thành phần biệt lập “theo cái lẽ bình thường”. - Đó là thành phần tình thái. Hướng dẫn chấm : - Điểm 0.5 : Trình bày đầy đủ các ý trên. - Điểm 0.5 : Trình bày 1trong 2 ý trên. - Điểm 0 : Trả lời không đúng các ý trên hoặc không trả lời. Câu 3 ( 1 đ ) Yêu cầu trả lời : Nội dung chính của phần trích nói trên là: Tính nhân văn, sự đoàn kết yêu thương, sẻ chia đầy tình người của con người Việt Nam trong chiến dịch phòng chống Covid 19. Hướng dẫn chấm: - Điểm 1: Trình bày đầy đủ ý trên. - Điểm 0.5 : Trình bày được ½ ý trên. - Điểm 0: Trả lời không đúng hoặc không trả lời. Câu 4 ( 1 đ ) HS có cách diễn đạt khác nhau nhưng phải đạt được những ý sau: - Câu nói trong hoàn cảnh đất nước ta đang triển khai chiến dịch phòng chống, đẩy lùi dịch Covid 19. Trong cuộc chiến này Đảng, Nhà nước ta không bỏ lại ai ở phía sau, nghĩa là không kí thị, không bỏ mặc đồng bào ta đang mắc kẹt ở vùng dịch, sẵn sàng đón đồng bào ta về nước. - Câu nói mạng ý nghĩa nhân văn thấm đẫm tình người. Đó là tình yêu thương, sự đoàn kết, đùm bọc sẻ chia trong hoạn nạn khó khăn của con người Việt Nam. Hướng dẫn chấm: - Điểm 1: Trình bày đầy đủ các ý trên. - Điểm 0.5 : Trình bày được ½ ý trên. - Điểm 0: Trả lời không đúng hoặc không trả lời. Phần II: Làm văn ( 7 điểm ) Câu 1: ( 2 đ ) *Yêu cầu chung: Bài viết của học sinh đảm bảo một số yêu cầu sau: - Kiểu bài: Viết đúng kiểu bài văn nghị luận.
  5. - Diễn đạt: Rõ ràng, mạch lạc, không sai lỗi chính tả. - Bố cục: Chặt chẽ, ngắn gọn. * Yêu cầu cụ thể: TT ĐIỂM 1 Đảm bảo cấu trúc 1 đoạn văn NL 0,25 2 Xác định đúng vấn đề NL 0,25 3 Triển khai các vấn đề NL Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau xong cần nêu được: * Mở đoạn: Dẫn dắt nêu vấn đề (Sự đồng cảm sẽ chia) - Giải thích vấn đề: Thế nào là đồng cảm sẻ chia? 0,25 + Đồng cảm: Là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông với họ. + Sẻ chia: Cùng người khác san sẻ vui buồn, những trạng thái tình cảm, tâm hồn với nhau, cả sự chia sẻ những khó khăn về vật chất, giúp nhau trong hoạn nan =>Từ đồng cảm đi đến sẻ chia, sự sẻ chia xuất phát từ sự đồng cảm. + Nêu các biểu hiện cụ thể chọn lọc, nêu ngắn gọn, có thể lấy dẫn chứng trong ngữ liệu phần đọc - hiểu) * Bàn luận: 0.25 - Ý nghĩa của vấn đề: Tại sao phải có sự đồng cảm, sẻ chia? +Cuộc sống đầy những khó khăn vì vậy cần làm những tấm lòng đồng cảm. sẻ chia. + Đối với người nhận, những người gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn: sẽ giúp họ có thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời. + Đối với người ủng hộ: họ sẽ được an lòng, cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản và sống tốt hơn. + Đồng cảm sẽ chia tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người trong xã hội. - Bàn luận mở rộng: 0.25 + Sự đồng cảm sẻ chia phải xuất phát cái tâm trong sáng, thái độ chân thành chứ không thể là sự bắt buộc, gượng ép hay sự thương hại, ban ơn + Cần lên án, phê phán căn bệnh vô cảm, lối sống ích kỉ, sống thiếu trách nhiệm với đồng loại, với cộng đồng. * Bài học nhận thức hành động ( Hs liên hệ bản thân):đối đối với 0,25 những người xung quanh mình - Đồng cảm sẻ chia là một trong những phẩm chất cao đẹp, kết tinh giá trị nhân văn cao quý ở con người. . - Phải học cách đồng cảm, sẻ chia với những người quanh mình, với điều kiện và khả năng có thể của mình. * Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề 4 Sáng tạo 0,25 5 Chính tả, dùng câu, đặt câu. 0,25
  6. 6 TỎNG CỘNG 2 Hướng dẫn chấm: Điểm 2: Viết được đoạn văn với đầy đủ các ý. Điểm 1: Viết được đoạn văn với 1/2 các ý. Điểm 0.5: Viết được đoạn văn với 1/3 các ý. Điểm 0.: Không viết được đoạn văn. Câu 2: ( 5 đ ) *Yêu cầu chung: Bài viết của học sinh đảm bảo một số yêu cầu sau: - Kiểu bài: Viết đúng kiểu bài văn nghị luận kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự. - Diễn đạt: Rõ ràng, mạch lạc, không sai lỗi chính tả. - Bố cục: Chặt chẽ, đủ ba phần của bài văn. * Yêu cầu cụ thể: a, Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận. (0,5đ) - Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề. Phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề. Phần kết bài khái quát được vấn đề. - Điểm 0,25: Trình bày đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài nhưng các phần chưa đầy đủ như trên. Phần thân bài có một đoạn văn. - Điểm 0: Không làm bài. b, Xác định đúng vấn đề nghị luận. (0.25 đ) - Điểm 0,25: Xác định đúng đối tượng nghị luận. - Điểm 0: Xác định sai, trình bày sai đối tượng nghị luận. c, Chia đối tượng nghị luận thành các phần phù hợp, được triển khai hợp lý, có sự liên kết chặt chẽ, trình bày được những kiến thức về đối tượng nghị luận. - Điểm 3,5: Đảm bảo các yêu cầu trên. Có thể tham khảo dàn bài sau: 1.Cô thanh niên xung phong Phương Định – Hoàn cảnh sống và chiến đấu: ở trên cao điểm giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung nhất bom đạn và sự nguy hiểm, ác liệt. Công việc đặc biệt nguy hiểm: Chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình trong vùng máy bay địch bị bắn phá, ước lượng khối lượng đất đá, đếm bom, phá bom. – Yêu mến đồng đội, yêu mến và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn. – Có những đức tính đáng quý, có tinh thần trách nhiệm với công việc, bình tĩnh, tự tin, dũng cảm – Có thời học sinh hồn nhiên vô tư, vào chiến trường vẫn giữ được sự hồn nhiên. – Là cô gái nhạy cảm, mơ mộng, thích hát, tinh tế, quan tâm và tự hào về vẻ đẹp của mình. – Kín đáo trong tình cảm và tự trọng về bản thân mình. 2. Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa – Hoàn cảnh sống và làm việc: một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cây cỏ và mây núi Sa Pa. Công việc là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất
  7. – Anh làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, cụ thể, tỉ mỉ, chính xác, đúng giờ ốp thì dù cho mưa tuyết, giá lạnh thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc đúng giờ quy định. – Anh đã vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt tháng trên đỉnh núi cao không một bóng người. – Sự cởi mở chân thành, quý trọng mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người. – Tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình một cách ngăn nắp, chủ động: trồng hoa, nuôi gà, tự học – Anh ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề khiến anh thấy được công việc thầm lặng ấy có ích cho cuộc sống, cho mọi người. – Anh đã có suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc và những đóng góp của mình rất nhỏ bé. – Cảm thấy cuộc sống không cô đơn buồn tẻ vì có một nguồn vui, đó là niềm vui đọc sách mà lúc nào anh cũng thấy như có bạn để trò chuyện. – Là người nhân hậu, chân thành, giản dị. 3. So sánh 2 nhân vật trên * Giống nhau: - Một người ở hậu phương, một người ở tiền tuyến nhưng cả hai có điểm chung là đều có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc; không ngại gian khổ hi sinh trong hoàn cảnh đơn độc hay ác liệt; sống có lí tưởng, sống là để cống hiến, phục vụ, sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cùng có tinh thần dũng cảm, lạc quan, yêu đời, trẻ trung, sôi nổi hồn nhiên; giản dị, khiêm tốn. - Các tác giả đã miêu tả sinh động, chân thực tâm lí nhân vật làm hiện lên một thế giới tâm hồn phong phú, trong sáng và đẹp đẽ cao thượng của nhân vật ngay trong hoàn cảnh chiến đấu đầy hi sinh gian khổ. * Khác nhau: - Đề tài phản ánh khác nhau: đấu tranh BVTQ/ xây dựng đất nước. - Hình tượng nhân vật khác nhau: người chiến sĩ trực tiếp chiến đấu nơi tiền phương/ người lao động ở hậu phương. - Nghệ thuật: Câu văn ngắn dài xen kẽ, giọng điệu dồn dập, gấp gáp/ câu văn khung cảnh đầy chất thơ, lãng mạn. - Điểm 3 – 3,5 đáp ứng được cơ bản các yêu cầu trên nhưng còn một số phần chưa đầy đủ hoặc còn liên kết chưa chặt chẽ. - Điểm 2 – 2,5 đáp ứng được 2/4 – ¾ các yêu cầu trên. - Điểm 1 – 1,5 đáp ứng được ¼ các yêu cầu trên. - Điểm 0,25 – 0.5 hầu như không đáp ứng được các yêu cầu trên. - Điểm 0 không đáp ứng được các yêu cầu trên. d, Sáng tạo (0.5đ) - Điểm 0.5: Có cách diễn đạt độc đáo, lời văn chính xác, rõ ràng, dễ hiểu. - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo, dập khuôn, máy móc. e, Chính tả, dùng từ, đặt câu. (0.25đ) - Điểm 0.25: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
  8. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ đặt câu. BGH DUYỆT Giáo viên ra đề (Kí, ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Mai