Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Hải Dương (Có đáp án)

doc 7 trang thaodu 3801
Bạn đang xem tài liệu "Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Hải Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_gioi_thieu_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam.doc

Nội dung text: Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Hải Dương (Có đáp án)

  1. UBND TỈNH HẢI DƯƠNG ĐỀ THI VÀO LỚP 10 PTTH SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút Đề gồm 01 trang Câu 1. (2.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? b. Lời nói của người bà đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? c. Lời nói của bà được dẫn bằng cách nào? Qua lời nói em hiểu gì về người bà, về tấm lòng của người cháu? Câu 2. (3.0 điểm) “Người độ lượng bao giờ cũng thấy mình giàu có.” (Ngạn ngữ La Tinh) Suy nghĩ của em về câu ngạn ngữ trên? Câu 3. (5.0 điểm) Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích truyện “Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành Long. Hết
  2. PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM HUYỆN KINH MÔN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 PTTH NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: NGỮ VĂN Hướng dẫn chấm gồm 06 trang Câu 1. (2,0 điểm) a. (0,75 điểm) - Đoạn thơ trích trong văn bản: Bếp lửa. - Tác giả: Bằng Việt. - Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác năm 1963 khi tác giả đang là sinh viên học ngành luật ở nước ngoài. + Mức tối đa (0,75 điểm): Bài làm đạt được các yêu cầu trên. Mỗi ý đạt 0,25 điểm. + Mức chưa tối đa (Từ 0,25-> 0,5 điểm): Bài làm chưa đầy đủ các yêu cầu trên + Mức không đạt (0 điểm): Không biết làm hoặc làm sai. b. (0,5 điểm) - Lời nói của người bà đã vi phạm phương châm về chất. - Lý do: Bà đã dặn cháu viết thư cho bố nói không đúng sự thật về việc nhà bị giặc đốt với mục đích để con công tác ở chiến khu được yên lòng. + Mức tối đa (0,5 điểm): Bài làm đạt được các yêu cầu trên. Mỗi ý đúng đạt 0,25 điểm. + Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Bài làm chưa đầy đủ các yêu cầu trên + Mức không đạt (0 điểm): Không biết làm hoặc làm sai. c. (0,75 điểm) - Lời nói của bà được dẫn bằng cách trực tiếp. - Qua lời nói cho thấy bà là người giàu đức hi sinh, bình tĩnh vượt qua gian khó, là chỗ dựa tinh thần cho con cháu. (Yêu thương con cháu) - Tấm lòng của người cháu: yêu thương, biết ơn bà. + Mức tối đa (0,75 điểm): Học sinh làm bài đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên. Mỗi ý đúng đạt 0,25 điểm. + Mức chưa tối đa (0,25 – 0,75 điểm): Học sinh trả lời tương đối đầy đủ yêu cầu trên. (Tùy mức độ giám khảo cho điểm phù hợp) + Mức không đạt (0 điểm): Học sinh trả lời sai hoặc không có câu trả lời. Câu 2. (3,0 điểm) * Tiêu chí về nội dung các phần bài viết (2,5 điểm) 1. Mở bài: (0,25 điểm) + Dẫn dắt vấn đề. + Nêu vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của sự vị tha, độ lượng trong cuộc sống. - Trích dẫn câu ngạn ngữ - Mức tối đa (0,25 điểm): Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề hay, ấn tượng. - Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản, hoặc không có mở bài. 2. Thân bài: (2.0 điểm)
  3. Học sinh lập luận theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau: a. Giải thích câu ngạn ngữ (0,5 điểm) - Người độ lượng: người luôn sẵn sàng tha thứ bỏ qua những lỗi lầm, sai sót người khác phạm phải trong quan hệ ứng xử với mình và những vấn đề liên quan đến mình. - Giàu có: không phải là sự đầy đủ về vật chất mà là sự giàu có về đời sống tinh thần, tình cảm. - Người độ lượng thấy mình giàu có: Người có lòng vị tha độ lượng, biết khoan dung tha thứ luôn giàu có về tâm hồn, về đời sống tinh thần, được sống thanh thản, sống chan hòa, cởi mở với mọi người. => Ý nghĩa của câu nói: Câu ngạn ngữ đề cao sự độ lượng, lòng vị tha, biết khoan dung tha thứ. Đó là đức tính tốt trong mỗi con người. b. Phân tích, chứng minh (1,0 điểm) - Trong cuộc sống không ai có thể tránh khỏi lỗi lầm, sai sót. Tha thứ, độ lượng với người cũng có nghĩa là cho người đó cơ hội sửa chữa lỗi lầm của mình, sống tốt hơn, tự tin hơn. - Khi ta tha thứ cho người khác thì chẳng những người lầm lỗi có cơ hội thay đổi mình, trở thành người tốt hơn mà ngay bản thân mình cũng cảm thấy thanh thản, bình yên và hạnh phúc. - Khoan dung độ lượng là một phẩm chất cao đẹp, một cách ứng xử cao thượng, đã trở thành một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. - Sự độ lượng sẽ giúp mỗi người có thêm những mối quan hệ tốt đẹp: “thêm bạn, bớt thù”. Trong một tập thể, khoan dung độ lượng là chất xúc tác để tạo ra một không khí hòa hợp. Bởi vậy, khoan dung độ lượng là bí quyết để xây dựng nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, đồng thời cũng thể hiện sự hoàn thiện cá tính của một con người. (Học sinh cần lấy dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, xác thực để chứng minh) c. Mở rộng, liên hệ (0,5 điểm) - Phê phán: + Những kẻ sống đố kị, ghen tỵ, ích kỉ, vô cảm, nuôi dưỡng hận thù, không quan tâm đến những người xung quanh và chính mình. + Những kẻ lợi dụng lòng khoan dung của mọi người để thực hiện những mưu đồ đen tối, nguy hiểm. - Khoan dung độ lượng không có nghĩa là bao che cho những việc làm sai trái. Tha thứ phải có tác dụng, giúp cho người trong cuộc nhận ra được lỗi lầm và rút kinh nghiệm và sống tốt hơn. - Bài học: + Sống độ lượng, thẳng thắn, chân thành, cởi mở giúp ta xây dựng tốt các mối quan hệ với xung quanh, hòa nhập với tập thể, đoàn kết và tiến bộ. Mỗi người tự hoàn thiện và sống hạn chế sai lầm, tránh hiểu lầm và phạm lỗi. + Tha thứ độ lượng phải đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức. Biết cách tha thứ và tha thứ kịp thời đem lại nhiều tác dụng. Không biết tha thứ đôi khi cũng làm nên tội lỗi, đẩy người khác mắc tiếp sai lầm. + Độ lượng với mọi người nhưng cũng phải biết tha thứ cho bản thân.
  4. - Mức tối đa (2,0 điểm): Đảm bảo các ý nêu trên - Mức chưa tối đa (Từ 0,25-> 1,75 điểm): Học sinh chỉ làm được một số yêu cầu trên. (Giáo viên căn cứ vào bài làm của học sinh để cho điểm từ 0,25 điểm đến 1,75 điểm) - Mức không đạt (0 điểm): Bài không đạt yêu cầu nêu trên, hoặc không làm bài. 3. Kết bài: (0,25 điểm) + Khẳng định vấn đề, liên hệ bản thân. - Mức tối đa (0,25 điểm): Đảm bảo các yêu cầu nêu trên. - Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề, kết bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản, hoặc không có kết bài. II. Các tiêu chí khác (0,5 điểm) 1. Hình thức, lập luận (0,25 điểm) + Học sinh viết được một bài văn với đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); ý được sắp xếp trong thân bài hợp lí, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. + Dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch lạc, sáng tạo, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường. + HS biết cách lập luận chặt chẽ, phát triển ý tưởng đầy đủ theo trật tự lô gic giữa các phần trong bài; thực hiện tốt việc liên kết câu, liên kết đoạn trong bài viết. - Mức tối đa (0,25 điểm): Đảm bảo các yêu cầu nêu trên. - Mức không đạt (0 điểm): Học sinh chưa hoàn thiện bố cục bài viết, thiếu nhiều ý, mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt, không biết cách lập luận, hầu hết các phần trong bài viết rời rạc, không biết phát triển ý, các ý trùng lặp, lộn xộn 2. Sáng tạo (0,25 điểm) + Bài văn nghị luận cần hay, hấp dẫn bởi các yếu tố tự sự, biểu cảm được sử dụng hợp lí, văn viết giàu hình ảnh, bày tỏ suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. Có những cách viết hoặc kiến giải riêng về vấn đề trong bài. - Mức tối đa (0,25 điểm): Đảm bảo các yêu cầu nêu trên. - Mức không đạt (0 điểm): Bài không có sáng tạo. Câu 3. (5,0 điểm) I. Tiêu chí về nội dung (4,0 điểm): Bài viết cần bám sát các yêu cầu về nội dung sau: 1. Mở bài (0,5 điểm) - Giới thiệu: tác giả Nguyễn Thành Long và truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” - Giới thiệu nhân vật anh thanh niên và nhận xét, đánh giá khái quát về nhân vật. + Mức tối đa (0,5 điểm): Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề hay, ấn tượng, sáng tạo. + Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Học sinh biết dẫn dắt, giới thiệu vấn đề phù hợp nhưng chưa hay, còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ. + Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản, hoặc không có mở bài. 2. Thân bài (3,0 điểm)
  5. * Giới thiệu khái quát về nhân vật - Anh thanh niên là nhân vật chính của truyện, nhưng chỉ sau lời giới thiệu của bác lái xe anh mới xuất hiện. Và anh cũng chỉ xuất hiện trong 30 phút ngắn ngủi nhưng đã đủ để các nhân vật khác kịp ghi nhận một ấn tượng, một “kí hoạ chân dung” về anh. - Anh có hoàn cảnh sống và làm việc hết sức khó khăn, gian khổ. + Anh sống một mình “trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, bốn bề chỉ có cây và quanh năm cây và mây mù lạnh lẽo” .Phải làm việc vào lúc nửa đêm, phải đối mặt với cái giá rét như cắt da cắt da thịt của vùng núi cao. + Phải đối mặt với sự cô đơn, nỗi “thèm người” * Vẻ đẹp của nhân vật - Có tình yêu nghề và tinh thần trách nhiệm cao với công việc + Công việc của anh: “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu. Không nặng nhọc nhưng gian khổ, đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và tinh thần trách nhiệm cao. + Công việc gian khổ nhưng anh lại rất yêu nghề. Anh thấy công việc thầm lặng của mình có ích cho Tổ quốc, anh đã tìm thấy niềm vui trong công việc, coi công việc như người bạn, là nguồn vui của cuộc sống, anh tìm thấy mối dây liên mật thiết giữa công việc của anh, cuộc sống của anh với mọi người. + Yêu nghề tới mức mê say nên anh có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, có những suy nghĩ đẹp và đúng đắn về công việc, về hạnh phúc. - Biết tạo ra một cuộc sống nền nếp, gọn gang, đẹp và thơ mộng + Một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm ; một vườn hoa nhỏ, một chuồng gà và hàng rào bao quanh càng khiến cho khung cảnh vừa trở nên bình dị, gần gũi vừa rất thi vị, phong phú về vật chất và tinh thần. + Anh biết tạo ra những niềm vui đích thực và ý nghĩa. Anh đọc sách hàng ngày. Sách giúp anh ở gần hơn với con người, với cuộc sống, với đất nước. - Luôn cởi mở, chân thành và quan tâm tới người khác + Anh kể cho ông họa sĩ, cô kĩ sư nghe về công việc, tâm sự với họ về cuộc sống của mình và những người bạn ở Sa Pa lặng lẽ. + Anh hái bó hoa rực rỡ sắc màu để tặng người con gái chưa hề quen biết, biếu vợ bác lái xe củ tam thất bởi anh nghe nói “bác gái vừa mới ốm dậy”, pha trà mời khách.Trước khi chia tay anh còn biếu ông họa sĩ và cô kĩ sư làn trứng để ăn đường. - Đức tính khiêm tốn đáng trân trọng + Anh cũng cho rằng sự đóng góp của mình thật nhỏ bé, thấy ngại trước lời ngợi ca của bác lái xe. + Anh thấy vẫn chưa bằng người bố vì chưa được đi bộ đội, trực tiếp cầm súng chiến đấu. Đối với anh, những người chiến sĩ trên chiến trường mới thực sự là anh hùng. + Anh khâm phục những người như ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa hay anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét. * Nghệ thuật xây dựng nhân vật
  6. + Tác giả xây dựng tình huống bất ngờ, hợp lí. Tạo ra tình huống ấy, tác giả còn để cho nhân vật chính hiện lên trực tiếp qua lời nói, hành động, suy nghĩ và tiếp gián qua cảm xúc và ấn tượng của các nhân vật khác, từ đó khai thác được hết nét đẹp của nhân vật. + Nhà văn đã kết hợp tự sự với trữ tình và những ý kiến bình luận, giúp nâng cao ý nghĩa cũng như làm nổi bật chiều sâu của nhân vật. + Cũng như những tác phẩm khác của mình, Nguyễn Thành Long viết “Lặng lẽ Sa Pa” với một văn phong hết sức nhẹ nhàng, đầy chất thơ. Cốt truyện đơn giản, những chi tiết chân thực tinh tế, giàu chất hội họa. + Ngôi kể thứ ba nhưng toàn bộ điểm nhìn đều dưới con mắt nhà họa sĩ vừa tinh tế, nhạy cảm, vừa từng trải, sâu sắc. Nhờ vậy truyện có chiều sâu suy tưởng lại thể hiện được tình cảm, suy nghĩ của nhà văn. * Đánh giá + Thành công của nhà văn là khám phá ra nét đẹp con người trong thời đại mới. Anh thanh niên chính là hình ảnh điển hình của người lao động mới, của thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ: giản dị, chân thành, giàu lý tưởng; âm thầm công hiến, lặng lẽ hi sinh cho đất nước. + Hình ảnh anh thanh niên giúp mỗi người suy nghĩ về bổn phận, trách nhiệm của mình: Hòa bình không có nghĩa là nghỉ ngơi, là hưởng thụ mà còn còn phải tiếp tục làm việc, tiếp tục cống hiến để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn + Mức tối đa (3,0 điểm): Đáp ứng các yêu cầu nêu trên. + Mức chưa tối đa (từ 0,25 -> 2,75 điểm): Còn thiếu ý, còn mắc lỗi diễn đạt. (Giáo viên căn cứ vào bài làm của học sinh để cho điểm phù hợp) + Mức không đạt (0 điểm): Làm lạc đề hoặc viết linh tinh, không có kiến thức. 3. Kết bài (0,5 điểm) - Khẳng định giá trị, ý nghĩa của tác phẩm và hình tượng nhân vật. - Liên hệ + Mức tối đa (0,5 điểm): Đảm bảo các yêu cầu nêu trên. Văn viết sáng tạo, linh hoạt, dẫn chứng phù hợp, chính xác, có liên hệ so sánh, bình giá hợp lí. + Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Học sinh biết viết kết bài nhưng chưa hay, còn sơ sài. + Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề, kết bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản, hoặc không có kết bài. II. Các tiêu chí khác (1,0 điểm) 1. Hình thức (0,5 điểm) - Học sinh viết được một bài văn với đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); ý được sắp xếp trong thân bài hợp lí, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. - Luận điểm rõ ràng, phù hợp với luận đề, dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch lạc, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường. + Mức tối đa (0,5 điểm): Đảm bảo các yêu cầu nêu trên. + Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Học sinh chưa đảm bảo các yêu cầu nêu trên. + Mức không đạt (0 điểm): Học sinh chưa hoàn thiện bố cục bài viết, thiếu nhiều ý, mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt, các ý lộn xộn.
  7. 2. Sáng tạo (0,25 điểm) - Bài văn viết giàu hình ảnh, bày tỏ suy nghĩ riêng, kiến giải riêng, sâu sắc về vấn đề nghị luận. + Mức tối đa (0,25 điểm): Đảm bảo các yêu cầu nêu trên. + Mức không đạt (0 điểm): Bài viết không có tính sáng tạo. 3. Lập luận (0,25 điểm) - Học sinh lập luận chặt chẽ, phát triển ý tưởng đầy đủ theo trật tự lô gic giữa các phần trong bài; thực hiện tốt việc liên kết câu, liên kết đoạn trong bài viết. + Mức tối đa (0,25 điểm): Đảm bảo các yêu cầu nêu trên. + Mức không đạt (0 điểm): Học sinh không biết cách lập luận, hầu hết các phần trong bài viết rời rạc, các ý trùng lặp, lộn xộn. Hết