Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sơn Cao (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sơn Cao (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_8_nam_hoc_2018_2019_tru.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Sơn Cao (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS SƠN CAO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: VẬT LÝ - KHỐI: 8 THỜI GIAN: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) GV ra đề GV duyệt đề Đồng ý hay chưa đồng ý (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) cho nhân đề Lê Ngọc Sơn Nguyễn Tấn Phương A. MA TRẬN ĐỀ: Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Vận dụng cao Cộng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chủ đề 1. Biết được công thức tính Chủ đề 1: công cơ học. Cơ học 2. Biết được đơn vị của công suất. Số câu 2(c1,2) 2 Số điểm-Tỉ lệ% 1 1đ-10% 3. Các nguyên 6. Hiểu được các 9. Vận dụng 10. Vận dụng tử, phân tử cấu chất cấu tạo từ được công được công tạo nên vật nguyên tử và phân thức tính thức nhiệt chuyển động tử, giữa chúng có nhiệt lượng lượng để tính phụ thuộc vào khoảng cách. và phương được độ tăng nhiệt độ. 7. Nhiệt năng có thể trình cân nhiệt độ của 4. Biết được truyền từ vật này bằng nhiệt để một chất. nhiệt được sang vật khác giải bài tập. truyền từ vật có 8. Hiểu được chất nhiệt độ cao hơn dẫn nhiệt tốt và chất Chủ đề 2: sang vật có nhiệt dẫn nhiệt kém. Nhiệt học độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ của hai vật cân bằng. 5. Biết đươc các hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, lỏng, khí và chân không.
- Số câu 2(c4,6) 1(c1) 4(c3,5,7,8) 1(c2) 1(c3a) 1(c3b) 10 Số điểm-Tỉ lệ% 1 2 2 1 2 1 9đ-90% Tổng số câu 5 5 1 1 12 Tổng số điểm 4 3 2 1 10 Tỉ lệ% 40% 30% 20% 10%
- B. ĐỀ BÀI: I. TRẮC NGHIỆM. ( 4,0 điểm). Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng: Câu 1. Công thức tính công cơ học là A. A= F. s B. A= F/s C. A= s/F D. A= F-s Câu 2. Đơn vị công suất là A. Pa. B. J C. N/m2 D. W Câu 3. Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt bởi vì A. khi khuấy đều nước và đường cùng nóng lên. B. khi bỏ đường vào và khuấy lên thể tích nước trong cốc tăng. C. các phân tử đường xen vào các khoảng cách giữa các phân tử nước. D. đường có vị ngọt. Câu 4. Khi nhiệt độ của vật càng tăng thì các nguyên tử cấu tạo nên vật A. chuyển động càng chậm. B. không thay đổi chuyển động. C. chuyển động càng nhanh. D. lúc tăng lúc giảm. Câu 5. Thả một hòn bi sắt vào một li nước nóng thì A. nhiệt năng hòn bi sắt giảm. B. nhiệt năng hòn bi sắt không thay đổi. C. nhiệt năng hòn bi sắt tăng. D. nhiệt năng của nước tăng. Câu 6. Sự truyền nhiệt giữa hai vật ngưng lại trong trường hợp nào sau đây? A. Hai vật còn tiếp xúc với nhau. B. Nhiệt lượng vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào. C. Nhiệt độ hai vật bằng nhau. D. Nhiệt độ hai vật chưa bằng nhau. Câu 7. Người ta thường làm bát ăn cơm bằng chất liệu sứ, bởi vì A. sứ lâu hỏng. B. sứ rẻ tiền. C. sứ dẫn nhiệt tốt. D. sứ cách nhiệt tốt Câu 8. Khi đổ 50cm3 nước vào 50cm3 rượu ta thu được một hổn hợp rượu và nước có thể tích A. lớn hơn 100cm3. B. nhỏ hơn 100cm3. C. bằng 100cm3. D. lớn hơn hoặc bằng 100cm3. II. TỰ LUẬN. (6.0 điểm): Câu 1. (2 điểm): Kể tên các hình thức truyền nhiệt ? Cho biết hình thức truyền nhiệt chủ yếu của các chất rắn, lỏng, khí và chân không? Câu 2. (1 điểm): Về mùa hè ở trong nhà mái lợp bằng ngói và ở trong nhà mái lợp bằng tôn kẽm thì ở trong nhà nào nóng hơn ? Vì sao? Câu 3. (3 điểm): Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,6kg vào 200g nước, miếng đồng nguội đi từ 100oC xuống 30oC. Hỏi : a) Nước nhận một nhiệt lượng bằng bao nhiêu? b) Nước nóng thêm bao nhiêu độ? (Bỏ qua sự trao đổi nhiệt ra môi trường xung quanh. Cho nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K và của nước và 4200J/ kg.K.) HẾT
- C. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM: Phần Câu Đáp án Điểm 1 A 0,5 2 D 0,5 3 C 0,5 I .TRẮC 4 C 0,5 NGHIỆM. 5 C 0,5 (4.0 điểm) 6 C 0,5 7 D 0,5 8 B 0,5 - Có 3 thức truyền nhiệt: Dẫn nhiệt, đối 1 lưu và bức xạ nhiệt. - Hình thức truyền nhiệt chủ yếu : 1 0,25 + Chất rắn : dẫn nhiệt 0,5 + Chất lỏng và khí : đối lưu 0,25 + Chân không : bức xạ nhiệt. Ở trong nhà mái lợp bằng tôn kẽm nóng 0,5 2 hơn. Do tôn kẽm dẫn nhiệt tốt hơn ngói. 0,5 a) Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra: II. TỰ LUẬN. Q1 = m1.c1.( t1 - t) (6.0 điểm) = 0,6.380.(100 - 30 ) 1 = 15960 (J) Nhiệt lượng nước thu vào bằng nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra: 1 3 Q2 = Q1 = 15960 (J) b) Độ tăng nhiệt độ của nước: Q2 = m2.c2. ∆t 1 Suy ra ∆t = Q2/m2.c2 = 15960/0,2.4200 = 19 (oC) ( Chú ý : Học sinh có thể giải cách khác đáp án này, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa ) HẾT