Đề kiểm tra khảo sát môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng giáo dục và đào tạo Nam Trực (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra khảo sát môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng giáo dục và đào tạo Nam Trực (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_khao_sat_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2016_2017_pho.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra khảo sát môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng giáo dục và đào tạo Nam Trực (Có đáp án)
- PHÒNG GD-ĐT NAM TRỰC ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS HỒNG QUANG GIỮA HỌC KỲ IINĂM HỌC 2016-2017 (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) Phần 1. Trắc nghiệm (2điểm). Xác định đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau: Câu 1. Câu nào mang nghĩa tường minh ? A. Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương B. Đêm nay rừng hoang sương muối C. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này D.Chỉ cần trong xe có một trái tim Câu 2. Câu thơ “Mà sao nghe nhói ở trong tim !” thuộc kiểu câu nào? A. Câu trần thuật B. Câu nghi vấn C. Câu cảm thán D. Câu cầu khiến Câu 3. Từ nào dưới đây không phải là từ tượng thanh? A. Rì rào B. Rì rầm C. Rũ rượi D. Róc rách Câu 4. Từ in đậm trong câu “Có lẽ trời sắp mưa” thuộc loại thành phần biệt lập nào ? A. Tình thái B. Phụ chú C. Gọi-đáp D. Cảm thán Câu 5. Các câu trong đoạn văn sau được liên kết bởi phép liên kết nào ? “Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng”. A. Phép nối B. Phép thế C. Phép lặp từ ngữ D. Phép đồng nghĩa Câu 6. Từ nào dưới đây không phải là từ Hán Việt ? A. Truyền kì B. Đức hạnh C. Tâm hồn D. Nhớ nhung Câu 7. Hai câu thơ : “Mọc giữa dòng sông xanh – Một bông hoa tím biếc” có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. So sánh B. Nhân hóa C. Đảo ngữ D. Ẩn dụ Câu 8. Từ “nhà trường” là cấp độ khái quát nghĩa trực tiếp của từ nào ? A. Bút B. Mực C. Sách D. Giáo viên B. Phần 2. Tự luận (8 điểm). Câu 1 (3đ). Cho hai câu thơ : “ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” ( Trích sách Ngữ văn 9, tập 1) a) Hãy cho biết hai câu thơ trên nằm trong bài thơ nào, của ai? Ra đời trong hoàn cảnh nào ? b) Hình ảnh “mặt trời” trong câu thơ nào là hình ảnh ẩn dụ. Em hãy ghi lại hai câu thơ cũng có hình ảnh “mặt trời” mang nghĩa ẩn dụ trong một bài thơ ở chương trình Ngữ văn 9. c) Viết một đoạn văn phân tích vẻ đẹp của hai câu thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng phép nối và phép lặp để liên kết. Chỉ rõ điều đó > Câu 2 (5đ). a) Kể tóm tắt đoạn trích “Làng” của Kim Lân trong sách Ngữ văn 9 tập 1. b) Trình bày suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai từ khi nghe được tin làng Chợ Dầu theo Tây đến trước khi tin làng Chợ Dầu theo Tây được cải chính. Hết
- PHÒNG GD-ĐT NAM TRỰC HD CHẤM ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS HỒNG QUANG GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016-2017 Phần 1. Trắc nghiệm (2điểm). Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B C D A B D C D Phần 2. Tự luận (8điêm) Câu 1. (3đ) a) - Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” : 0,25đ - Tác giả Nguyễn Khoa Điềm: 0,25đ - Hoàn cảnh ra đời : Bài thơ được sáng tác năm 1971- khi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta đang diễn ra vô cùng gay go ác liệt, tác giả đang hoạt động tại chiến trường Bình Trị Thiên : 0,5đ. b) - Hình ảnh “mặt trời” trong câu thơ thứ 2 là hình ảnh ẩn dụ. : 0,25đ -Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”của Viễn Phương cũng có hình ảnh ‘mặt trời” mang nghĩa ẩn dụ: Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. 0,25đ c) Hai câu thơ trên tác giả đã sử dụng rất hiệu quả biện pháp tu từ ẩn dụ. Nếu như hình “ảnh mặt trời” trong câu thơ thứ nhất là hình ảnh thực - mặt trời của tự nhiên, ngày ngày chiếu ánh sáng xuống trái đất, sưởi ấm, đem lại sự sống cho cho muôn loài thì hình ảnh “mặt trời” trong câu thơ thứ hai là hình ảnh ẩn dụ chỉ em Cu Tai. Trong cảm nhận của nhà thơ, của người mẹ Tà ôi, em Cu Tai là nguồn sống, là nguồn sáng, là niềm tin, là niềm động viên của mẹ. Nhờ có em mà mọi vất vả , gian lao trong cuộc sống của mẹ như tan biến hết. Và chính em em đã tiếp thêm sức mạnh cho mẹ để mẹ sống -lao động, để mẹ tỉa bắp trên núi Ka Lưi nuôi bộ đội. Lời thơ thật ngắn gọn mà gợi cảm, thể hiện chân thành, sâu sắc tình cảm của người mẹ Tà –ôi với đứa con yêu, đồng thời cũng thể hiện sự hiểu biết sâu sắc, tấm lòng trân trọng, cảm phục của nhà thơ với nhân vật trữ tình của mình.: 1,5đ Câu 2 a) Kể đảm bảo các ý sau - Ông Hai đi tản cư nhưng luôn nhớ về làng, thường xuyên đến phòng thông tin để nghe đọc báo, theo dõi tình hình cuộc kháng chiến. (0,25đ) - Nghe được tin làng Chợ Dầu theo Tây, ông Hai ngỡ ngàng, đau đớn, uất ức, lo lắng cho thân phận của người dân làng Chợ Dầu. Ông đấu tranh tư tưởng. Ông quyết định không quay về làng , thù làng nhưng vẫn đặt niềm tin vào cụ Hồ, vào cách mạng. (0,5đ) - Khi tin làng Chợ Dầu theo Tây được cải chính, ông Hai vui mừng, đi báo tin vui đó cho mọi người.(0,25đ) b) Câu 2 Phần Nội dung Điểm Yêu cầu: 1. Về hình thức: - Đúng thể loại : Nghị luận về TP truyện (nhân vật văn học) - Trình bày mạch lạc, sáng rõ. 2.Về nội dung : Nhân vật ông Hai trong “Làng” – Kim Lân - Tâm trạng của ông Hai từ khi nghe được tin làng Chợ Dầu
- theo Tây + Vừa nghe thấy: bàng hoàng, đau đớn + Trên đường về + Về đến nhà + Mấy ngày sau đó - Đánh giá về nhân vật, về tài năng nghệ thuật của tác giả Cụ thể a)Mở bài Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm và cảm nhận khái quát về nhân vật, hạn định phạm vi dẫn chứng : - Kim Lân là nhà văn có vốn sống vô cùng phong phú và sâu sắc 0,25đ về nông thôn Việt Nam.Các sáng tác của ông đều xoay quanh cảnh ngộ và sinh hoạt của người nông dân. Truyện ngắn “Làng” đươc sáng tác vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và in lần đầu tiên trên báo Văn nghệ năm 1948 là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của nhà văn. Đến với truyện ngắn này, bạn đọc sẽ được tiếp cận với ông Hai – nhân vật chính của truyện, một lão nông hiền lành, yêu làng, yêu nước và gắn bó với kháng chiến. 0,25đ -Diễn biến tâm trạng của ông hai từ khi nghe được tin làng Chợ Dầu theo tây đến trước khi tin làng Chợ dầu theo tây được cải chính sẽ phần nào giúp ta cảm nhận được điều đó. 0,5đ -Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách . Kim Lân đã đặt nhân vật vào b)Thân bài tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật. Đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc.Từ phòng thông tin ra, đang phấn chấn, náo nức vì những tin vui của kháng chiến thì gặp những người tản cư, nghe nhắc đến tên làng, ông Hai quay phắt lại, lắp bắp hỏi, hy vọng được nghe những tin tốt lành,nào ngờ biết tin dữ: “Cả làng Việt gian theo Tây ”.Tin bất ngờ ấy vừa lọt vào tai đã khiến ông bàng hoàng, đau đớn :“Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được, một lúc lâu ông mới rặn è è nuốt một cái gì vướng ở cổ. Ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi” nhằm hy vọng điều vừa nghe không phải là sự thật. Trước lời khẳng định chắc chắn của những người tản cư, ông tìm cách lảng về. Tiếng chửi văng vẳng của người đàn bà cho con bú khiến ông tê tái : “cha mẹ tiên sư nhà chúng nó, đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương, cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát”. 1,0đ
- Về đến nhà ông chán chường “nằm vật ra giường”, nhìn lũ con tủi thân, nước mắt ông cứ giàn ra “ chúng nó cũng là trẻ con làng 1,0đ Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?”. Ông căm thù những kẻ theo Tây, phản bội làng, ông nắm chặt hai tay lại mà rít lên: “chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này ”.Niềm tin,nỗi ngờ giằng xé trong ông. Ông kiểm điểm lại từng người trong óc, thấy họ đều có tinh thần cả “có đời nào lại cam tâm làm cái điều nhục nhã ấy ”. Ông đau xót nghĩ đến cảnh “người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước”. Suốt mấy ngày liền ông chẳng dám đi đâu,“chỉ ở nhà nghe ngóng binh tình”, lúc nào cũng nơm nớp tưởng người ta đang để ý, đang bàn tán đến cái chuyện làng mình. Nỗi ám ảnh,day dứt, nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông. Ông đau đớn, tủi hổ như chính ông là người có lỗi Tình thế của ông càng trở nên bế tắc, tuyệt vọng khi bà 1,0đ chủ nhà có ý đuổi gia đình ông với lý do không chứa người của làng Việt gian.Trong lúc tưởng tuyệt đường sinh sống ấy, ông thoáng có ý nghĩ quay về làng nhưng rồi lại gạt phắt ngay bởi “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ ”, là “cam chịu quay trở lại làm nô lệ cho thằng Tây”. Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêu nước bởi dẫu tình yêu, niềm tin và tự hào về làng Dầu có bị lung lay nhưng niềm tin và Cụ Hồ và cuộc kháng chiến không hề phai nhạt. Ông Hai đã lựa chọn một cách đau đớn và dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù!”. Dù đã xác định thế nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm của mình đối với quê hương. Bởì thế mà ông càng xót xa,đau đớn Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy,ông chỉ còn biết tìm niềm an ủi trong lời tâm sự với đứa con trai nhỏ. Nói với con mà thực ra là đang trút nỗi lòng mình. Ông hỏi con những điều đã biết trước câu trả lời: “Thế nhà con ở đâu?”, “thế con ủng hộ ai ?” Lời đứa con vang lên trong ông thiêng liêng mà giản dị: “Nhà ta ở làng Chợ Dầu”,“ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm !” Những điều ấy ông đã biết, vẫn muốn cùng con khắc cốt ghi tâm.Ông mong “anh em đồng chí biết cho bố con ông, tấm lòng bố con ông là như thế đấy,có bao giờ dám đơn sai,chết thì chết có bao giờ dám đơn sai ”. Những suy nghĩ của ông như những lời nguyện thề son sắt. Ông xúc động,nước mắt “chảy ròng ròng trên hai má”.Tấm lòng của ông với làng,với nước thật sâu nặng, thiêng liêng. Dẫu cả làng Việt gian thì ông vẫn một lòng trung thành với kháng chiến, với Cụ Hồ Cách miêu tả nhân vật trong đoạn truyện này nói riêng, trong truyện ngắn “Làng” nói chung rất chân thực, sinh động, ngôn ngữ 0,5đ c).Kết bài đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng, tự nhiên như cuộc sống cùng với những mâu thuẫn căng thẳng, dồn đẩy, bức bối đã góp phần không nhỏ tạo nên thành công của câu chuyện, đồng thời còn thể hiện sự am hiểu và gắn bó sâu sắc của nhà văn với
- người nông dân và công cuộc kháng chiến của đất nước. Đây là một đoạn truyện thể hiện tập chung nhất lòng yêu lành, yêu nước của nhân vật ông hai. Qua nhân vật ông Hai ta hiểu thêm 0,5đ về vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược :Yêu làng, yêu nước và gắn bó với kháng chiến. Có lẽ vì thế mà tác phẩm “Làng ” xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại . *Lưu ý: - Căn cứ vào khung điểm và thực tế bài làm của học sinh, giám khảo linh hoạt cho điểm, sát với từng phần đảm bảo đánh giá đúng năng lực của học sinh. - Khuyến khích các bài viết sáng tạo, đủ ý, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng nghị luận, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, bố cục rõ ràng.
- PHÒNG GD-ĐT NAM TRỰC ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS HỒNG QUANG GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016-2017 (Thời gian 120 phút, không kể thời gian giao đề) Phần 1. Trắc nghiệm (2điểm). chọn một đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau: Câu 1. Trong câu hai thơ dưới đây, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì ? “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim” ( “Viếng lăng Bác” - Viễn Phương) A. Điệp ngữ B. So sánh C. Ẩn dụ D. Liệt kê Câu 2. Câu thơ nào mang hàm ý ? A. Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng B. Đêm nay rừng hoang sương muối C. Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương D. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Câu 3. Từ nào sau đây không phải là từ tượng hình ? A. Xơ xác B. Vật vờ C. Rung rinh D. Róc rách Câu 4. Các câu trong một đoạn văn và các đoạn văn trong một văn bản cùng tập trung thể hiện một chủ đề thì được gọi là: A. Liên kết chủ đề B. Liên kết hình thức C. Liên kết bội dung D. Liên kết lô gíc Câu 5. Hai câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ – Hình như thu đã về” sử dụng thành phần biệt lập nào? A. Thành phần phụ chú B. Thành phần cảm thán C. Thành phần gọi - đáp D. Thành phần tình thái Câu 6. Nghĩa tường minh là gì ? A. Là phần thông báo được nhận ra bằng cách suy đoán B. Là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu C. Là phần thông báo được tạo nên bằng cách nói ẩn dụ D. Là phần thông báo được tạo nên bằng cách nói hoán dụ Câu 7. Từ nào sau đây là từ ghép chính phụ ? A. Sách vở B. Ruột gan C. Quần áo D. Xe đạp Câu 8. Từ nào sau đây có cấp độ khái quát nhất so với các từ còn lại ? A. Xe B. Bánh xe C. Khung xe D. lốp xe. Phần 2. Tự luận (8 điểm). Câu 1. (3đ). Cho câu thơ : “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa” a) Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo và cho biết đoạn thơ vừa chép nằm trong bài thơ nào? Của ai? Ra đời trong hoàn cảnh nào? b) Từ nhóm trong đoạn thơ vừa chép có những nghĩa nào ? c) Hình ảnh bếp lửa và hình ảnh ngọn lửa được nhắc đến nhiều lần trong bài thơ có ý nghĩa gì ? Câu 2 (5đ). Suy nghĩ của em về tình cảm gia đình trong chiến tranh qua văn bản “Chiếc lược ngà ”của Nguyễn Quang Sáng
- PHÒNG GD-ĐT NAM TRỰC HD CHẤM ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT NGỮ VĂN 9 TRƯỜNG THCS HỒNG QUANG NĂM HỌC 2015-2016 Thời gian 120 phút, không kể thời gian giao đề Phần 1. Trắc nghiệm (2điểm). Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C C D A D B D A Phần 2. Tự luận (8điêm) Câu 1. (3đ) a) - Chép đoạn thơ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Ôi kì lạ và thiêng liêng- Bếp lửa - Đoạn thơ trên nằm trong bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt. Bài thơ được sáng tác năm 1963, khi ông đang học ở nước ngoài ( SV trường Luật tại Liên Xô). b)Từ “nhóm” trong đoạn thơ được nhắc đi nhắc lại tới 4 lần với cả nghĩa đen và nghĩa bóng. - Nghĩa đen : Nhóm là hoạt động của tay làm cho lửa bắt vào, bén vào chất đốt để cháy lên. - Nghĩa bóng : Khơi lên, gợi lên trong tâm hồn con người những tình cảm tốt đẹp. c)Hình ảnh “bếp lửa”, “ngọn lửa” trong bài thơ có ý nghĩa: - Ý nghĩa hình ảnh “bếp lửa” + Bếp lửa luôn gắn với hình ảnh của bà. Nhớ đến bếp lửa là cháu nhớ đến người bà thân yêu (bà là người nhóm lửa) và cuộc sống gian khổ. + Bếp lửa bàn tay bà nhóm lên mỗi sớm mai là nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui sưởi ấm, san sẻ. + Bếp lửa là tình bà ấm nóng, tình cảm bình dị mà thân thuộc, kỳ diệu, thiêng liêng. - Ý nghĩa hình ảnh “ngọn lửa”: + Ngọn lửa là những kỷ niệm ấm lòng, niềm tin thiêng liêng, kỳ diệu nâng bước cháu trên suốt chặng đường dài. + Ngọn lửa là sức sống, lòng yêu thương, niềm tin mà bà truyền cho cháu. Câu 2 (5đ) Phần Nội dung Điểm Yêu cầu: 1. Về hình thức: - Đúng thể loại : Nghị luận về TP truyện (nhân vật văn học) - Trình bày mạch lạc, sáng rõ. 2.Về nội dung : Tình cảm gia đình trong chiến tranh qua văn bản “Chiếc lược ngà” (Ngữ văn 9, tập 1) - Cảm nhận về tình cảm gia đình trong chiến tranh và cảnh ngộ của gia đình ông Sáu - Cảm nhận về tình cảm của bé Thu đối với ông Sáu
- - Cảm nhận về tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu - Đánh giá về nhân vật, về tài năng nghệ thuật của tác giả a)Mở bài Cụ thể Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm và cảm nhận khái quát về nhân vật, hạn định phạm vi dẫn chứng : 0,5đ - Nhà văn Nguyễn Quang Sáng(1932 – 2014) quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Ông tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, hoạt động chủ yếu ở chiến trường Nam Bộ. Tác phẩm của ông có nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim nhưng hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng b)Thân bài như sau hoà bình. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được nhà văn sáng tác năm 1966, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang diễn ra vô cùng gay go, ác liệt. Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên,hợp lý,truyện đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp của cha con ông Sáu trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh 0,5đ Trong chiến tranh, con người phải chịu nhiều mất mát, thiệt thòi, hy sinh về tình cảm gia đình. Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến khi con gái đầu lòng mới tròn một tuổi. Sau tám năm xa cách ông mới có dịp trở về thăm nhà, nhưng trớ trêu thay,Thu không nhận ông là ba. 1,0đ Phút đầu gặp gỡ, Thu ngờ vực, lảng tránh, thậm chí còn sợ hãi bỏ chạy vì :“vết thẹo bên má phải cứ mỗi khi anh xúc động thì nó lại đỏ ửng lên, giật giật trông rất dễ sợ ”.Trong những ngày ông Sáu ở nhà, Thu cương quyết không nhận ông là cha mặc dù ông đã tìm mọi cách để gần gũi,vỗ về cô bé. Có những lúc, lâm vào thế bí, nó cũng chỉ nói trổng:“Vô ăn cơm”,“cơm sôi rồi,chắt nước giùm cái” , “cơm sôi rồi ,nhão bây giờ” Trong bữa cơm,ông Sáu âu yếm gắp cho con miếng trứng cá to,không ngờ bé phản ứng một cách quyết liệt:“bất thần hắt miếng trứng cá ra khỏi bát làm cơm bắn tung toé cả ra mâm”. Bị ông Sáu đánh vào mông, Thu bỏ về nhà ngoại và còn “ cố ý làm cho dây lòi tói khua rổn rảng ” Sự ương ngạnh, bướng bỉnh của Thu không hoàn toàn đáng trách bởi em còn quá nhỏ để hiểu được sự éo le, khắc nghiệt trong hoàn cảnh xa cách của chiến tranh và những người lớn trong gia đình cũng chưa kịp chuẩn bị cho em đón nhận những khả năng bất thường đó. Em không nhận ông Sáu là cha vì ông có vết thẹo dài trên má không giống bức hình chụp chung với má mà em biết. Điều đó chứng tỏ tình cảm của Thu dành cho ba thật sâu sắc - em chỉ bộc lộ tình yêu sâu sắc của mình với ba khi biết chắc đó là ba . (1đ) 0,5đ Buổi sáng cuối cùng trước khi ông Sáu lên đường, thái
- độ của Thu đột ngột thay đổi.Trong đêm bỏ về nhà ngoại Thu đã được bà giải thích về vết thẹo. Bé hiểu ra, ân hận và hối tiếc vô cùng: “nghe bà kể, nó nằm im lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Phút chia tay “vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông thật dễ thương”. Khi ông Sáu nhìn con để chào từ biệt,“đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao” tình cha con bị dồn nén bấy lâu chợt bùng lên mạnh mẽ,hối hả,cuống quýt.Nó thét lên gọi ba “tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa”. Hành động của Thu cũng thay đổi “nó nhảy thót lên,dang cả hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.Nó hôn ba nó cùng khắp, hôn tóc,hôn cổ,hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa” Tất cả những hành động, thái độ đó của Thu đều bắt nguồn từ tình cảm dành cho người ba mà bé hằng yêu kính,tôn thờ và không ai có thể thay thế được. Tình cảm của Thu thật mạnh mẽ, sâu sắc và cũng dứt khoát, rạch ròi. Ở Thu có nét cứng cỏi đến ương ngạnh nhưng vẫn có nét ngây thơ,hồn nhiên của con trẻ.Bằng tâm hồn nhạy cảm,một trái tim nhân hậu và tấm lòng chan chứa yêu thương đối với trẻ em, Nguyễn Quang Sáng dường như đã cảm nhận đến tận cùng những biểu hiện tình cảm của nhân vật để miêu tả một cách sinh động và tinh tế . (1đ) Nhân vật chính thứ hai trong tác phẩm là nhân vật ông 1,0đ Sáu. Tình cảm của ông đối với con gái nhỏ được biểu hiện phần nào trong chuyến về thăm nhà. Khi xuồng chưa kịp cập bến, trông thấy con ông đã vội vàng “nhảy lên bờ,khom người, hai tay đưa về phía trước,miệng lắp bắp : “ba đây con ! ba đây con.” Những tưởng bé Thu sẽ ào tới, ôm lấy cổ ba cho thoả những tháng ngày xa cách.Nhưng không, ông hẫng hụt, bất ngờ khi thấy:“bé tròn mắt ngơ ngác nhìn rồi sợ hãi bỏ chạy ”. Thời gian ở nhà không nhiều nên ông Sáu không đi đâu xa, suốt ngày chỉ tìm cách gần gũi, vỗ về con, mong con gọi một tiếng ba mà không được. Có lúc giận quá ông đã đánh con. Lúc chia tay tình yêu mãnh liệt của bé Thu khiến ông cảm động “một tay ôm con, tay kia lấy khăn chấm nước mắt ”. Cảm động và đau đớn hơn khi biết rằng đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng anh được nghe tiếng ba thân thương từ cô con gái nhỏ,bởi vì sau đó, chẳng bao giờ anh có thể trở về được nữa! Trong những ngày ở khu căn cứ ,anh ân hận vì đã trót đánh 1,0đ con. Nhớ lời con dặn, khi kiếm được một khúc ngà anh vui mừng như trẻ nhỏ “mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà”. Những ngày sau đó bao nhiêu tình cảm yêu quí, nhớ thương con anh dồn cả vào việc làm cây lược. Anh cặm cụi “cưa từng răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như một người thợ bạc”để rồi khi chiếc lược hoàn thành,anh còn khắc
- lên đó dòng chữ nhỏ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” Những lúc nhớ con anh mang cây lược ra mài lên tóc mình cho cây lược thêm óng mượt :“Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc dài của con nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh”.Có lẽ những lúc ấy anh mong có một lần về phép thăm nhà để anh tự tay mình cầm cây lược chải tóc cho con Đau đớn thay chiến tranh khiến anh chẳng bao giờ có thể trở về bên con gái anh được nữa. Anh bị hy sinh trong một trận càn. Trước lúc hy sinh,“dường như chỉ có tình cha con là không thể chết”, anh cầm cây lược trao cho bạn với niềm mong mỏi không còn có thể cất được thành lời.Từ lúc ấy, cây lược bằng ngà đã trở thành kỷ vật, thành biểu tượng thiêng liêng của tình phụ tử. Những dòng cuối cùng của truyện khép lại trong nỗi c)Kết bài buồn mênh mông mà chứa chan ý nghĩa nhân văn sâu sắc. 0,5đ Chủ đề của chuyện không mới lạ, nhưng tác giả thành công bởi đã khai thác tình cha con trong những tình huống éo le cảm động. Cách lựa chọn ngôi kể phù hợp, tạo lập tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý cùng với việc miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật tinh tế, sâu sắc đặc biệt là tâm lý trẻ thơ đã giúp văn bản có được vị trí riêng trong lòng độc giả. Câu chuyện về chiếc lược bằng ngà không chỉ nói lên 0,5đ tình cha con sâu nặng thắm thiết mà còn gợi cho người đọc suy ngẫm và thấm thía những mất mát đau thương mà chiến tranh đã gây ra cho bao nhiêu gia đình. Bởi vậy mà em càng thêm trân trọng cuộc sống hoà bình mà chúng ta đang có hôm nay . *Lưu ý: - Căn cứ vào khung điểm và thực tế bài làm của học sinh, giám khảo linh hoạt cho điểm, sát với từng phần đảm bảo đánh giá đúng năng lực của học sinh. - Khuyến khích các bài viết sáng tạo, đủ ý, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng nghị luận, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, bố cục rõ ràng.