Đề kiểm tra lần 1 học kỳ II môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 002 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT huyện Điện Biên (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 3060
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra lần 1 học kỳ II môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 002 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT huyện Điện Biên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_lan_1_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_12_ma_de_002_nam.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra lần 1 học kỳ II môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 002 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT huyện Điện Biên (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT TỈNH ĐIỆN BIÊN KIEM TRA – MÔN HÓA 12- LẦN 1-KÌ II TRƯỜNG THPT HUYỆN ĐIỆN BIÊN NĂM HỌC 2018 - 2019 Thời gian làm bài : 45 Phút. (Đề có 3 trang) Họ tên : Lớp : Mã đề 002 Điểm Lời phê của giáo viên PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 8 điểm) Câu 1: Cho a gam hỗn hợp BaCO 3 và CaCO3 tác dụng hết với V lít dung dịch HCl 0,4M thấy giải phóng ra 4,48 lít khí CO2 ( đktc), dẫn khí thu được vào dung dịch Ca(OH) 2 dư.Khối lượng kết tủa thu được và thể tích HCl cần dùng là: A. 10 gam và 1,0 lít. B. 20 gam và 1,0 lít. C. 20 gam và 1,5 lít. D. 15gam và 1,5 lít. Câu 2: Hấp thụ hết 0,672 lít CO 2 (đktc) vào bình chứa 2 lít dung dịch Ca(OH) 2 0,01M. Thêm tiếp 0,4gam NaOH vào bình này. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là? A. 2g. B. 1,5g. C. 2,5g. D. 3g. Câu 3: Cho 2,84 gam hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thấy bay ra 672ml khí CO2 (đktc). Phần trăm khối lượng của hai muối (CaCO3 và MgCO3) trong hỗn hợp là A. 70% và 30%. B. 35,2% và 64,8%. C. 85,5% và 15,4%. D. 70,4% và 29,6%. Câu 4: Để khử hoàn toàn 30 gam hỗn hợp CuO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, MgO cần dùng 5,6 lít khí CO (ở đktc). Khối lượng chất rắn sau phản ứng là A. 26 gam. B. 28 gam. C. 22 gam. D. 24 gam. Câu 5: Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là: A. Điện phân muối của kim loại tương ứng. B. Dùng H2 khử oxit kim loại ở nhiệt độ cao. C. Oxi hoá ion kim loại thành KL bằng chất khử thích hợp. D. Khử ion kim loại thành kim loại bằng chất khử thích hợp. Câu 6: Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào nước dư thu được V lit khí. Nếu cho m gam X vào dd NaOH dư thì được 1,75 V lit khí (các khí đo ở cùng điều kiện). Thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là A. 28,87%. B. 29,87%. C. 27,87%. D. 26,87%. Câu 7: Kim loại mềm nhất là: A. Ba. B. Na. C. Cs. D. Li Câu 8: Trộn 24 gam Fe2O3 với 10,8 gam Al rồi nung ở nhiệt độ cao( không có không khí). Hỗn hợp thu được sau phản ứng đem hòa tan vào dung dịch NaOH thu được 5,376 lít khí ( đktc). Hiệu xuất của phản ứng nhiệt nhôm là MÃ 002- Trang 1/3
  2. A. 90%. B. 80%. C. 12,5%. D. 60%. Câu 9: : Cho a gam hỗn hợp gồm (Al, Mg, Fe ) tác dụng với dd HNO3 dư thu được hỗn hợp khí gồm 0,02 mol NO, 0,01 mol N2O, 0,01 mol NO2 và dung dịch X. Cô cạn dd X thu được 11,12 gam muối khan. a có giá trị là: A. 1,82g. B. 9,3g. C. 2,24g. D. 11,2g. Câu 10: Nhận định nào dưới đây không đúng về KLK? A. KLK có tính khử mạnh. B. KLK dễ bị oxi hoá. C. KLK có tính khử giảm dần từ Li đến Cs. D. Để bảo quản KLK, người ta ngâm nó trong dầu hoả. Câu 11: Al2O3 và Al(OH)3 phản ứng được với cả hai dung dịch: A. KCl, NaNO3. B. NaCl, H2SO4. C. NaOH, HCl. D. Na2SO4, KOH. Câu 12: Cấu hình e lớp ngoài cùng của kim loại kiềm là: A. ns2. B. ns. C. ns2 np1. D. ns1. Câu 13: Hiện tượng xảy ra khi cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 là: A. Lúc đầu có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan hết tạo dung dịch có màu trắng xanh. B. Lúc đầu có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan hết tạo dung dịch trong suốt. C. Lúc đầu có kết tủa, sau đó kết tủa bị hoà tan một phần. D. Xuất hiện kết tủa keo trắng và kết tủa không bị hoà tan. Câu 14: Dãy các kim loại thuộc nhóm IIA là dãy nào dưới đây ? A. Be, Sr, Ca, Mg. B. Al, Mg, Sr, Ba. C. Mg, Ca, Li, K. D. K, Ca, Mg, Sr. Câu 15: Chất được sử dụng bó bột khi xương bị gãy trong y học là: A. CaSO4 khan. B. BaSO4.H2O. C. CaSO4.2H2O. D. CaSO4.H2O. Câu 16: Dùng quặng bôxít (Al 2O3) để sản xuất nhôm . Tính khối lượng quặng bôxit hàm lượng Al2O3 trong quặng là 75% để điều chế được 1,50 tấn nhôm nguyên chất , nếu quá trình sản xuất nhôm chỉ đạt 90%. A. 3,12 tấn. B. 2,13 tấn. C. 2,40 tấn. D. 4,20 tấn. Câu 17: Khi điện phân muối clorua kim loại nóng chảy, người ta thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 3,12 gam kim loại ở catot. Công thức muối clorua đã điện phân là A. KCl. B. NaCl. C. CaCl2. D. MgCl2. Câu 18: Phèn chua không được dùng A. trong công nghiệp giấy. B. để làm trong nước. C. làm chất cầm màu trong ngành nhuộm vải. D. để diệt trùng nước. Câu 19: Nước cứng tam thời là nước cứng có chứa: 2 2 A. SO4 . B. HCO3 . C. Cl . D. CO3 . Câu 20: Cho phương trình hóa học của 2 phản ứng sau: Al(OH)3 + 3H2SO4 > Al2(SO4)3 + 6H2O; Al(OH)3 + KOH > KAlO2 + 2H2O Hai phản ứng trên chứng tỏ Al(OH)3 là chất: A. có tính bazơ và tính khử. B. có tính lưỡng tính. C. vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. D. có tính axit và tính khử. Câu 21: Các dung dịch MgCl2 và AlCl3 đều không màu. Để phân biệt 2 dung dịch này có thể dùng dung dịch của chất nào sau đây? A. NaOH. B. HCl. C. HNO3. D. NaCl. Câu 22: Để điều chế các kim loại Na; Mg; Ca trong công nghiệp người ta dùng cách nào trong các cách sau đây? A. Điện phân dung dịch muối clorua bão hòa tương ứng có vách ngăn. MÃ 002- Trang 2/3
  3. B. Dùng kim loại K cho tác dụng với dung dịch muối clorua tương ứng. C. Dùng H2 hoặc CO khử oxit kim loại tương ứng ở nhiệt độ cao. D. . Điện phân nóng chảy muối clorua khan tương ứng. Câu 23: Nung nóng hỗn hợp X gồm các chất sau: Ca(HCO3)2, NaHCO3, NaCl đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp rắn Y gồm: A. CaO, Na2CO3, NaCl. B. CaO, Na2O, NaCl. C. CaO, Na2CO3, Na. D. CaCO3, Na2CO3, NaCl. Câu 24: Dung dịch chứa các muối NaCl, CuCl 2, FeCl3 và ZnCl2. Kim loại cuối cùng thoát ra ở catot trước khi có khí thoát ra là A. Fe. B. Zn. C. Cu. D. Na. Biết : Ca =40, Na=23, K=39, Al =27, Mg =24, H=1, C= 12, Cl =35,5,Fe =56, Ba=137,Cu=64) Học sinh trả lời ghi vào bảng sau: câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án Câu 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 Đáp án PHẦN TỰ LUẬN ( 2 điểm) Câu 1 : Hoàn thành phương trình phản ứng sau( ghi rõ điệu kiện nếu có) a/ Zn + AgNO3 → b/ Al + H2SO4l → Câu 2: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các lọ đựng các chất rắn sau: MgO , Al2O3, Al. MÃ 002- Trang 3/3
  4. SỞ GD & ĐT TỈNH ĐIỆN BIÊN KIEM TRA – NĂM HỌC 2018 - 2019 TRƯỜNG THPT HUYỆN ĐIỆN BIÊN MÔN HOA Thời gian làm bài : 45 Phút Phần đáp án câu trắc nghiệm: 001 1 B 2 A 3 D 4 A 5 D 6 B 7 C 8 B 9 A 10 C 11 C 12 D 13 B 14 A 15 D 16 D 17 A 18 D 19 B 20 B 21 A 22 D 23 A 24 B Tự luận: Câu 1 : Hoàn thành phương trình phản ứng sau( ghi rõ điệu kiện nếu có) a/ Zn + 2AgNO3 → 2Ag + Zn(NO3)2 b/ 2Al + 3H2SO4l → Al2(SO4)3 + 3H2 Câu 2: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các lọ đựng các chất rắn sau: MgO , Al2O3, Al. Chất thử MgO Al2O3 Al Dd NaOH kht tan ↑ 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O MÃ 002- Trang 4/3