Đề kiểm tra môn Hóa học Lớp 11 Ban tự nhiên - Mã đề 176 - Trường THPT An Minh

doc 2 trang thaodu 5340
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Hóa học Lớp 11 Ban tự nhiên - Mã đề 176 - Trường THPT An Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_hoa_hoc_lop_11_ban_tu_nhien_ma_de_176_truong.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Hóa học Lớp 11 Ban tự nhiên - Mã đề 176 - Trường THPT An Minh

  1. SỞ GD&ĐT KIÊN GIANG KIỂM TRA LỚP 11 BAN TỰ NHIÊN – TRƯỜNG THPT AN MINH NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN HÓA HỌC (Đề có 2 trang) Ngày thi: 18/04/2019 Thời gian làm bài: 45 Phút; (Đề có 25 câu) Họ tên : Số báo danh : Mã đề 176 Câu 1: Tên thay thế của CH3OH là A. ancol etylic. B. ancol metylic. C. metanol. D. etanol. Câu 2: Cho 4 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 2,6 gam Na được 6,5 gam chất rắn. Đó là 2 ancol A. C3H5OH và C4H7OH. B. CH3OH và C2H5OH. C. C2H5OH và C3H7OH. D. C3H7OH và C4H9OH. Câu 3: Cho một mẫu nhỏ Na vào ống nghiệm có chưa etanol 980. Hiện tượng quan sát được là A. Mẫu Na nổi trên bề mặt, nóng chảy thành dạng cầu, chuyển động hỗn loạn và tan dần. B. Mẫu Na chìm dưới đáy ống nghiệm, tan dần và không có hiện tượng sủi bọt khí. C. Mẫu Na chìm dưới đáy ống nghiệm, tan dần và có hiện tượng sủi bọt khí. D. Mẫu Na chìm dưới đáy ống nghiệm và không tan trong etanol. Câu 4: Công thức phân tử tổng quát của dãy đồng đẳng ancol no, đơn chức, mạch hở là A. CnH2nOH (n≥1). B. CnH2n+2OH (n≥1). C. CnH2n+1OH (n≥1). D. CnH2n-1OH (n≥1). Câu 5: Stiren (C6H5-CH=CH2) không tác dụng với chất nào sau 0 A. Br2. B. NaOH. C. dd KMnO4. D. O2, t . Câu 6: Cho 13,24 gam hỗn hợp A gồm etanol có lẫn H 2O tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít khí H2 (đtkc). Phần trăm khối lượng của H2O trong hỗn hợp là A. 1,36%. B. 5,44% C. 2,72%. D. 3,42%. Câu 7: Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol. Hai anken đó là A. eten và but-2-en B. eten và but-1-en. C. 2-metylpropen và but-1-en. D. propen và but-2-en. Câu 8: Ancol etylic tan nhiều trong nước là do A. nước là dung môi phân cực. B. ancol metyic là chất lỏng. C. giữa ancol và nước tạo được lực liên kết hiđro. D. nhóm OH của ancol bị phân cực 0 C,600 C H N O 3 / H 2SO 4 Câu 9: Cho dãy biến hóa sau: C 2H2  X      nitro benzen. Chất X trong dãy biến hóa là A. Stiren. B. Vinylaxetilen. C. Benzen. D. Toluen. Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon X thuộc dãy đồng đẳng benzen thu được 17,92 lít CO2 (đktc) và 9 gam H2O. Công thức phân tử của X là A. C9H12. B. C7H8. C. C6H6. D. C8H10. Trang 1/2 - Mã đề 176
  2. Câu 11: Số đồng phân cấu tạo của ancol C3H8O là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 12: Công thức phân tử của o-xilen (1,2-đimetylbenzen) là A. C8H10. B. C6H6. C. C7H8. D. C9H12. Câu 13: Cho benzen (C 6H6) tác dụng với lượng dư HNO 3 đặc có xúc tác H2SO4 đặc để điều chế nitrobenzen (C6H5NO2). Khối lượng benzen cần lấy để điều chế được 5,677 tấn nitrobenzen (hiệu suất phản ứng 80%) là A. 4,5 tấn. B. 5,4 tấn. C. 3,6 tấn. D. 2,88 tấn. Câu 14: Cho 13,8 gam etanol tác dụng với kim loại Na (dư), thể tích khí H2 (đktc) thu được là A. 4,48 lít. B. 3,36 lít. C. 6,72 lít. D. 2,24 lít. Câu 15: Đung nóng một ancol đơn chức X với dung dịch H 2SO4 đặc trong điều kiện nhiệt độ thích hợp sinh ra chất hữu cơ Y, tỉ khối hơi của X so với Y là 0,5882. Công thức phân tử của X là A. C3H8O. B. C2H6O. C. C4H8O . D. CH4O. Câu 16: Cho các chất: ancol metylic, glixerol, etylen glicol, đietyl ete, propan-1,2-điol và propan-1- - 3-điol. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2/OH là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 17: Hợp chất 3-metylpentan-2-ol có công thức phân tử là A. C7H16O. B. C6H14O. C. C8H18O. D. C5H12O. Câu 18: Cho 110,4 gam glixerol (C3H5(OH)3) hòa tan tối đa bao nhiêu gam Cu(OH) 2 (giả sử hiệu suất đạt 100%) là? (Cu=64, C=12, O=16, H=1) A. 29,4. B. 58,8. C. 7,35. D. 14,7. Câu 19: Để phân biệt dung dịch ancol etylic và dung dịch glixerol ta dùng chất nào sau đây? - A. dd AgNO3/NH3. B. NaOH. C. Cu(OH)2/OH . D. CuSO4. Câu 20: Ancol nào sau đây phản ứng với CuO tạo thành xeton? A. propanol-2. B. metanol. C. propan-1-ol. D. etanol H2SO4 dac Câu 21: Cho phản ứng: CH3-CH2-CH(OH)-CH3 1700C X (sản phẩm phụ) + H2O. X là A. CH2=CH-CH2-CH3. B. CH3-CH=CH-CH3. C. CH2=CH-CH=CH2. D. C2H5OC2H5. Câu 22: Độ rượu là phần trăm thể tích của C 2H5OH nguyên chất có trong 1 lít rượu. Ví dụ 1 lít 0 0 rượu 40 sẽ có 0,4 lít C2H5OH và 0,6 lít H2O. Vậy nếu có 12 lít rượu 56 thì cần bao nhiêu lít H2O để pha thành rượu 300? A. 34,4 lít. B. 15,68 lít. C. 10,4 lít. D. 22,4 lít. Câu 23: Ancol etylic phản ứng được với A. K B. Br2 C. NaOH D. NaHCO3. Câu 24: Tên gọi của ancol: (CH3)2CH—CH2—CH(OH)—CH3 theo danh pháp thay thế là: A. 4,4-đimetyl butan-1-ol. B. 4-metylpentan-2-ol. C. 1,1-đimetyl butan-4-ol. D. 2-metylpentan-4-ol Câu 25: Ancol nào là ancol bậc III ? A. CH3-OH. B. (CH3)3C-OH. C. CH3-C(CH3)2-CH2-OH. D. CH3-CH(OH)-CH3. HẾT Trang 2/2 - Mã đề 176