Đề kiểm tra một tiết môn Tiếng Việt Lớp 8 - Tiết 37+38 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDT BT Đăk Sao (Có đáp án)

doc 6 trang thaodu 4680
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết môn Tiếng Việt Lớp 8 - Tiết 37+38 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDT BT Đăk Sao (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mot_tiet_mon_tieng_viet_lop_8_tiet_3738_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra một tiết môn Tiếng Việt Lớp 8 - Tiết 37+38 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDT BT Đăk Sao (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG PTDT BT THCS ĐĂK SAO ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT NĂM HỌC 2019 - 2020 Tổ: Xã Hội Môn: Tiếng việt Lớp:8 Tuần: 15 Tiết theo PPCT:37-38 Ngày soạn đề: 05/ 12/ 2019 Ngày kiểm tra: 07/ 12 / 2019 I. Mục đích kiểm tra 1.Về Kiến thức: - Kiểm tra kiến thức Tiếng Việt đã học. 2.Về kỹ năng: - Rèn kĩ năng thực hành Tiếng Việt. 3. Về thái độ: - Nghiêm túc, trung thực trong làm bài kiểm tra. II. Hình thức kiểm tra: 1) Đề kiểm tra tự luận. III. Ma trận đề kiểm tra: Mức độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Cộng Chủ đề thấp cao 1. Trường từ Nhận biết vựng được các trường từ vựng trong một trường từ vựng Số câu Số câu:1 Số câu:1 Số điểm Số điểm:1.0 Số điểm:1.0 Tỉ lệ% Tỉ lệ:10% Tỉ lệ:10% 2.Từ tượng Nhận biết hình, từ tượng được các thanh Từ tượng hình, từ tượng thanh Số câu Số câu:1 Số câu:1 Số điểm Số điểm:1.0 Số điểm:1.0 Tỉ lệ% Tỉ lệ:10% Tỉ lệ:10% 3.Các biện Nhận biết pháp tu từ được các biện pháp tu từ. Số câu Số câu:1 Số câu:1 Số điểm Số điểm:1.0 Số điểm:1.0 Tỉ lệ% Tỉ lệ:10% Tỉ lệ:10% 4.Câu ghép Hiểu cấu tạo ngữ pháp và mối quan hệ
  2. về nghĩa giữa các vế của câu ghép Số câu Số câu:1 Số câu:1 Số điểm Số điểm:2.0 Số điểm:2.0 Tỉ lệ% Tỉ lệ:20% Tỉ lệ:20% 5.Dấu câu Nhận diện và Hiểu công Biết sử xác định dấu dụng của một dụng các câu. số dấu câu dấu ngoặc đơn, hai chấm, ngoặc kép khi viết văn Số câu Số câu:1 Số câu:1 Số câu:1 Số câu:3 Số điểm Số điểm:1.0 Số điểm:2.0 Số điểm:2.0 Số điểm:5.0 Tỉ lệ% Tỉ lệ:10% Tỉ lệ:20% Tỉ lệ:20% Tỉ lệ:50% Số câu: Số câu:4 Số câu:2 Số câu:1 Số câu:7 Số điểm: Số điểm:4.0 Số điểm:4.0 Số điểm:2.0 Số điểm:10 Tỉ lệ% Tỉ lệ:40% Tỉ lệ:40% Tỉ lệ:20% Tỉ lệ:100% IV. Ra đề. Câu 1: (1.0 điểm) Đọc đoạn văn: Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. ( Ngô Tất Tố, Tắt đèn) a) Tìm các từ thuộc trường từ vựng “ bộ phận của con người”. b) Tìm các từ thuộc trường từ vựng “ hoạt động của con người”. Câu 2: (1.0 điểm) Đọc đoạn văn sau: Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước [ ]. Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc - Tìm từ tượng hình và từ tượng thanh trong đoạn văn trên? Câu 3: (1.0 điểm) Thế nào là nói quá? Cho ví dụ? Câu 4: ( 1,0 điểm) Những câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì? a) Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời. (Tố Hữu - Bác ơi!) b) Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
  3. (Hoàng Trung Thông - Bài ca vỡ đất) Câu 5: (2.0 điểm) Phân tích cấu tạo ngữ pháp và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong những vế câu ghép sau: a) Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. (Lão Hạc – Nam Cao) b) Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa (Lão Hạc – Nam Cao) Câu 6: (2.0 điểm) Điền dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn: Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với cả vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội ( ) Cái Tí ( ) thằng Dần cùng vỗ tay reo ( ) ( ) A ( ) Thầy đã về ( ) A ( ) Thầy đã về ( ) Câu 7: (3,0 điểm) Viết đoạn văn ngắn ( Từ 7-> 10 câu ) nói về vai trò của việc tự học, trong đó có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
  4. TRƯỜNG PTDT BT THCS ĐĂK SAO KIỂM TRA TIẾNG VIỆT Tổ: Xã hội Năm học: 2019-2020 Môn: Ngữ Văn 8 Thời gian:45 phút(Không kể thời gian phát đề) Câu 1: (1.0 điểm) Đọc đoạn văn sau: Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. ( Ngô Tất Tố, Tắt đèn) a) Tìm các từ thuộc trường từ vựng “ bộ phận của con người”. b) Tìm các từ thuộc trường từ vựng “ hoạt động của con người”. Câu 2: (1.0 điểm) Đọc đoạn văn sau: Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước [ ]. Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc - Tìm từ tượng hình và từ tượng thanh trong đoạn văn trên? Câu 3: (1.0 điểm) Thế nào là nói quá? Cho ví dụ? Câu 4: ( 1.0 điểm) Những câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì? a) Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời. (Tố Hữu - Bác ơi!) b) Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm (Hoàng Trung Thông - Bài ca vỡ đất) Câu 5: (2.0 điểm) Phân tích cấu tạo ngữ pháp và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong những vế câu ghép sau: a) Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. (Lão Hạc – Nam Cao) b) Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa (Lão Hạc – Nam Cao) Câu 6: (2.0 điểm) Điền dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn: Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với cả vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội ( ) Cái Tí ( ) thằng Dần cùng vỗ tay reo ( ) ( ) A ( ) Thầy đã về ( ) A ( ) Thầy đã về ( )
  5. Câu 7: (3,0 điểm) Viết đoạn văn ngắn ( Từ 7 đến 10 câu ) có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
  6. V. Đáp án Câu Nội dung Điểm Câu 1 a.Trường từ vựng chỉ bộ phận của con người: Cổ, miệng. 0.5 b. Trường từ vựng chỉ hoạt động của con người: Túm, ấn dúi, chạy, 0.5 xô đẩy, thét, ngã. Câu 2 - Từ tượng hình: Mếu , co rúm , vết nhăn , ngoẹo, móm mém. 0.5 - Từ tượng thanh: Hu hu. 0.5 Câu 3 Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng 1.0 sức biếu cảm. Ví dụ: nhanh như chớp, đẹp như tiên, khỏe như voi, chậm như rùa, mình đồng da sắt, thét ra lửa. Câu 4 a) Nói giảm: Bác đi rồi. 0.5 b) Nói quá: Sỏi đá cũng thành cơm. 0.5 Câu 5 a) Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. CN1 VN1 qht CN2 VN2 1.0 Vế 1 Vế 2 -> Quan hệ tương phản. b) Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai 1.0 CN1 VN1 qht CN2 VN2 Vế 1 Vế 2 được nữa. -> Quan hệ nguyên nhân. Câu 6 Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với cả vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt 2.0 như kẻ sắp bị tù tội (. ) Cái Tí (, ) thằng Dần cùng vỗ tay reo (: ) ( - ) A (! ) Thầy đã về (! ) A (!) Thầy đã về (! ) Câu 7 Đoạn văn mẫu: 3.0 Chiếc nón là hình ảnh gắn bó quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh áo dài, nón lá được xem là "linh hồn" của người phụ nữ Việt, là vật bất ly thân trong xã hội phong kiến xưa. Chiếc nón lá, giản dị và mộc mạc, che mưa che nắng cho người con gái trong lúc làm đồng áng, cũng làm tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng đằm thắm. Ở nước ta, mỗi địa phương đều có một chiếc nón đặc trưng: nón ngựa hay nón Gò Găng (Bình Định), nón quai thao (miền Bắc Việt Nam), nón bài thơ (Huế). Ngày nay, bên cạnh các loại đồ dùng khác đa dạng và tiện dụng hơn, nón lá vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống và tinh thần con người Việt Nam. Ngày tháng năm 20 Ngày tháng năm 20 Ngày tháng năm 20 Xác nhận của BGH Duyệt của Tổ xã hội Người ra đề kiểm tra