Đề kiểm tra một tiết (Tiết 78) môn Ngữ văn Lớp 9 (Phần thơ và truyện hiện đại)

docx 6 trang thaodu 7840
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết (Tiết 78) môn Ngữ văn Lớp 9 (Phần thơ và truyện hiện đại)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mot_tiet_tiet_78_mon_ngu_van_lop_9_phan_tho_va_t.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra một tiết (Tiết 78) môn Ngữ văn Lớp 9 (Phần thơ và truyện hiện đại)

  1. KIỂM TRA 1 TIẾT (Tiết 78) MÔN: NGỮ VĂN 9 (PHẦN THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI) Thời gian 45 phút (Đề 1) Câu 1. (3 điểm) Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình” (SGK Ngữ văn 9 - Tập một - NXBGD năm 2014) a) Khổ thơ trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Xác định các phương thức biểu đạt trong khổ thơ trên. (1đ) b) Nêu nội dung chính của khổ thơ. (1đ) c) Qua nội dung khổ thơ trên, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào? (1đ) Câu 2. (3 điểm) Tóm tắt truyện ngắn Làng của Kim Lân trong khoảng 10 - 15 dòng? Câu 3. (4 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (10->15 dòng), nêu những cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong văn bản “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. ĐÁP ÁN ĐỀ 1 Câu 1: (3đ) a) Khổ thơ trên trích từ văn bản Ánh trăng của Nguyễn Duy. (0,5đ) Các phương thức biểu đạt có trong đoạn thơ trên: Tự sự, miêu tả và biểu cảm. (0,5đ) b) Nội dung chính của khổ thơ: Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn luôn tròn đầy, bất diệt. (1đ) c) HS đưa ra các cách khác nhau theo quan điểm của bản thân nhưng cần phù hợp, không vi phạm đạo đức, pháp luật. GV chấm cần linh hoạt. Câu 2. (3 điểm) Tóm tắt truyện ngắn Làng của Kim Lân: Ông Hai là một nông dân quê ở làng chợ Dầu, ông rất yêu và tự hào về làng của mình. Vì thế cuộc kháng chiến bùng nổ, ông cùng gia đình đi tản cư nhưng lòng ông khôn nguôi nhớ làng. Nhớ làng, ông hay kể chuyện về làng của mình. Một lần tình cờ ông Hai nghe tin làng chợ Dầu của ông theo giặc từ miệng của người đàn bà tản cư, ông vô cùng đau đớn, tủi hổ. Trong lòng ông diễn ra cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt giữa về lại làng hay là ở lại vùng tản cư. Về làng vì yêu làng, ở lại vùng tản cư vì ủng hộ kháng chiến, nhưng làng theo giặc, về lại làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ. Cuối cùng ông tự khẳng định tinh thần ủng hộ cách mạng, kháng chiến của ông: "Làng thì yêu thật, nhưng làng theo tây rồi thì phải thù", và ông quyết định ở lại vùng tản cư, không quay lại làng nữa. Khi nghe tin về làng Dầu theo giặc được cải chính, gặp ai ông cũng khoe tin: "Tây nó đốt nhà tôi rồi" như một bằng chứng thuyết phục rằng làng Dầu của ông không theo giặc. Ông sung sướng và hạnh phúc, tối tối ông lại vén quần tới bẹn vểnh chân lên mà kể say sưa về làng của mình trong niềm kiêu hãnh tự hào.
  2. Câu 3. (4đ) Hình thức: Là đoạn văn, có câu chủ đề, có sự liên kết, thống nhất chặt chẽ. (0,5đ) Nội dung: Học sinh có thể trình bày cảm nhận riêng của các em về nhân vật bé Thu, tuy nhiên có ý chính như sau: (2,5đ) - Một cô bé ngang ngạnh, có cá tính. Nhưng sự ương bướng đó của Thu hoàn toàn không đáng trách, vì Thu còn quá bé không hiểu được lí do vì sao ba lại khác, không nhận ba vì ba có vết thẹo trên má mà không giống hình ba trong tấm ảnh. Do đó Thu thật đáng thương. - Một bé Thu có tình yêu ba vô cùng mãnh liệt sâu sắc.( Thể hiện rõ nhất khi ông Sáu chuẩn bị lên đường.) *Liên hệ bản thân em khi được sống trong tình yêu thương chăm sóc của cả ba và mẹ. (1đ) MA TRẬN ĐỀ 1 Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Vận dụng Vận dụng cộng Chủ đề thấp cao Câu 1: - Nhận biết tác Nêu được Qua nội dung Đọc - hiểu: giả, tác phẩm. nội dung khổ thơ, em Ánh trăng. - Xác định chính của rút ra cho (Nguyễn phương thức khổ thơ. mình thái độ Duy) biểu đạt. sống. Số câu 1 1 1 3 Số điểm 1 1 1 3 Tỉ lệ % 10% 10% 10% 30% Tóm tắt Câu 2. Làng truyện ngắn (Kim Lân) Làng của Kim Lân. Số câu 1 1 Số điểm 3 3 Tỉ lệ % 30% 30% Viết đoạn Câu 3. văn ngắn, Chiếc lược cảm nhận ngà. (Nguyễn của em về Quang Sáng) bé Thu. Số câu 1 1 Số điểm 4 4 Tỉ lệ % 40% 40% Tổng số câu 1 1 2 1 5 Tổng số điểm 1 1 4 4 10 Tỉ lệ % 10% 10% 40% 40% 100%
  3. KIỂM TRA 1 TIẾT (Tiết 78) MÔN: NGỮ VĂN 9 (PHẦN THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI) Thời gian 45 phút (Đề 2) Câu 1. (3 điểm) Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim.” a. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Ai là tác giả? b. Nêu nội dung của đoạn thơ? c. Từ nội dung của khổ thơ, em thấy mình cần làm gì để đền đáp những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ Tổ quốc ngày nay? Câu 2 (3 điểm) Tóm tắt ngắn gọn văn bản trích “ Chiếc lược ngà”- Nguyễn Quang Sáng ? Câu 3. (4 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (10->15 dòng), nêu những cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. ĐÁP ÁN ĐỀ 2 Câu 1. (3 điểm) a. Tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. (1đ) b. Nội dung: hình ảnh những chiếc xe vận tải với những tổn thương mất mát và vẻ đẹp kiên cường, bất khuất, dũng cảm của những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước. (1 điểm) c. HS đưa ra các ý khác nhau theo quan điểm của bản thân nhưng cần phù hợp, không vi phạm đạo đức, pháp luật. GV chấm cần linh hoạt. Câu 2. (3 điểm) Tóm tắt văn bản trích Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng (3đ) Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến lúc bé Thu chưa đầy một tuổi . mãi đến khi con lên tám tuổi , ông mới có dịp về thăm nhà . bé thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm ba em không giống với người trong ảnh chụp cùng má . Em đối xử như người xa lạ . đến lúc bé Thu nhận ra cha thì cũng là lúc ông sáu phải lên đường . Ở khu căn cứ , người cha dồn hết tình cảm yêu quí , nhớ thương đứa con vào việc làm một chiếc lược ngà bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng . Trong một trận càn ông hy sịnh . Trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn ( bác Ba – người đồng chí già - người kể câu chuyện này ) cất giữ trao lại cho bé Thu . Câu 3. (4 điểm) Hình thức: Là đoạn văn, có câu chủ đề, có sự liên kết, thống nhất chặt chẽ. (0,5đ) Nội dung: Học sinh có thể trình bày cảm nhận riêng của các em về nhân vật anh thanh niên, tuy nhiên có ý chính như sau: (2,5đ) * Nhân vật anh thanh niên: - Trẻ tuổi, yêu nghề và có trách nhiệm cao với công việc: một mình trên đỉnh núi cao, chịu áp lực của cuộc sống cô độc nhưng anh luôn nhận thấy mình với công việc là đôi
  4. - Cởi mở, chân thành, nhiệt tình, chu đáo với khách và rất lịch sự, khiêm tốn: cách nói chuyện rất hồn nhiên, hái hoa tặng khách, tặng quà cho họ mang theo ăn đường, khiêm tốn khi nói về mình - Con người trí thức luôn tìm cách học hỏi nâng cao trình độ và cải tạo cuộc sống của mình tốt đẹp hơn: không gian nơi anh ở đẹp đẽ, tủ sách với những trang sách để mở, vườn hoa * Liên hệ với cách nghĩ và cách sống của tuổi trẻ hiện tại. (1đ) MA TRẬN ĐỀ 2 Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Vận dụng Vận dụng cộng Chủ đề thấp cao Câu 1: - Nhận biết tác Nêu được Qua nội dung Đọc - hiểu: giả, tác phẩm. nội dung khổ thơ, em Bài thơ về tiểu chính của thấy mình đội xe không khổ thơ. cần làm gì để kính. (Phạm đền đáp Tiến Duật) những người chiến sĩ. Số câu 1 1 1 3 Số điểm 1 1 1 3 Tỉ lệ % 10% 10% 10% 30% Câu 2. Chiếc Tóm tắt ngắn lược ngà. gọn văn bản (Nguyễn trích “ Chiếc Quang Sáng ) lược ngà”- Nguyễn Quang Sáng. Số câu 1 1 Số điểm 3 3 Tỉ lệ % 30% 30% Câu 3. Viết đoạn Lặng lẽ Sa Pa văn ngắn, (Nguyễn cảm nhận Thành Long) của em về nhân vật anh thanh niên. Số câu 1 1 Số điểm 4 4 Tỉ lệ % 40% 40% Tổng số câu 1 1 2 1 5 Tổng số điểm 1 1 4 4 10 Tỉ lệ % 10% 10% 40% 40% 100%
  5. KIỂM TRA 1 TIẾT (Tiết 78) MÔN: NGỮ VĂN 9 (PHẦN THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI) Thời gian 45 phút (Đề 3) Câu 1. (3đ) Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi bên dưới : [ ] Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa.Vả, khi ta làm việc,ta với công việc là đôi, sao lại có thể là một mình được ? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia . Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất. a/ Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Cho biết tác giả? b/ Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? c/ Từ suy nghĩ của nhân vật trong đoạn trích trên, em thấy mình cần có thái độ như thế nào đối với việc học tập ? Câu 2. (3 điểm) Tóm tắt truyện ngắn Làng của Kim Lân trong khoảng 10 - 15 dòng? Câu 3. (4 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (10->15 dòng), nêu những cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong văn bản “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. ĐÁP ÁN ĐỀ 3 Câu 1: (3đ) a) Đoạn văn được trích trong tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. b) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là: Tự sự c) HS đưa ra các cách khác nhau theo quan điểm của bản thân nhưng cần phù hợp, không vi phạm đạo đức, pháp luật. GV chấm cần linh hoạt. Câu 2. (3 điểm) Tóm tắt truyện ngắn Làng của Kim Lân: Ông Hai là một nông dân quê ở làng chợ Dầu, ông rất yêu và tự hào về làng của mình. Vì thế cuộc kháng chiến bùng nổ, ông cùng gia đình đi tản cư nhưng lòng ông khôn nguôi nhớ làng. Nhớ làng, ông hay kể chuyện về làng của mình. Một lần tình cờ ông Hai nghe tin làng chợ Dầu của ông theo giặc từ miệng của người đàn bà tản cư, ông vô cùng đau đớn, tủi hổ. Trong lòng ông diễn ra cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt giữa về lại làng hay là ở lại vùng tản cư. Về làng vì yêu làng, ở lại vùng tản cư vì ủng hộ kháng chiến, nhưng làng theo giặc, về lại làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ. Cuối cùng ông tự khẳng định tinh thần ủng hộ cách mạng, kháng chiến của ông: "Làng thì yêu thật, nhưng làng theo tây rồi thì phải thù", và ông quyết định ở lại vùng tản cư, không quay lại làng nữa. Khi nghe tin về làng Dầu theo giặc được cải chính, gặp ai ông cũng khoe tin: "Tây nó đốt nhà tôi rồi" như một bằng chứng thuyết phục rằng làng Dầu của ông không theo giặc. Ông sung sướng và hạnh phúc, tối tối ông lại vén quần tới bẹn vểnh chân lên mà kể say sưa về làng của mình trong niềm kiêu hãnh tự hào.
  6. Câu 3. (4đ) Hình thức: Là đoạn văn, có câu chủ đề, có sự liên kết, thống nhất chặt chẽ. (0,5đ) Nội dung: Học sinh có thể trình bày cảm nhận riêng của các em về nhân vật bé Thu, tuy nhiên có ý chính như sau: (2,5đ) - Một cô bé ngang ngạnh, có cá tính. Nhưng sự ương bướng đó của Thu hoàn toàn không đáng trách, vì Thu còn quá bé không hiểu được lí do vì sao ba lại khác, không nhận ba vì ba có vết thẹo trên má mà không giống hình ba trong tấm ảnh. Do đó Thu thật đáng thương. - Một bé Thu có tình yêu ba vô cùng mãnh liệt sâu sắc.( Thể hiện rõ nhất khi ông Sáu chuẩn bị lên đường.) *Liên hệ bản thân em khi được sống trong tình yêu thương chăm sóc của cả ba và mẹ. (1đ) MA TRẬN ĐỀ 3 Mức độ Nhận biết Thông Vận dụng Tổng hiểu Vận dụng Vận dụng cộng Chủ đề thấp cao Câu 1: - Nhận biết tác Từ suy nghĩ Đọc - hiểu: giả, tác phẩm. của nhân vật, Lặng lẽ Sa - Xác định em thấy mình Pa (Nguyễn phương thức cần có thái độ Thành Long) biểu đạt. ntn đối với việc học tập. Số câu 2 1 3 Số điểm 2 1 3 Tỉ lệ % 20% 10% 30% Tóm tắt truyện Câu 2. Làng ngắn Làng của (Kim Lân) Kim Lân. Số câu 1 1 Số điểm 3 3 Tỉ lệ % 30% 30% Viết đoạn Câu 3. văn ngắn, Chiếc lược cảm nhận ngà. (Nguyễn của em về Quang Sáng) bé Thu. Số câu 1 1 Số điểm 4 4 Tỉ lệ % 40% 40% Tổng số câu 2 2 1 5 Tổng số điểm 2 4 4 10 Tỉ lệ % 20% 40% 40% 100%