Đề kiểm tra thử Giữa học kỳ II môn Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Đại Từ (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra thử Giữa học kỳ II môn Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Đại Từ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_thu_giua_hoc_ky_ii_mon_toan_va_tieng_viet_lop_5.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra thử Giữa học kỳ II môn Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Đại Từ (Có đáp án)
- TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠI TỪ Thứ ngày tháng năm 201 Lớp: 5 BÀI KIỂM TRA THỬ GIỮA HỌC KÌ II Môn: Toán Phần I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng : Bài 1 : Chữ số 6 hàng trăm và chữ số 6 hàng phần trăm trong số 615,76 gấp nhau bao nhiêu lần? A. 10 lần B. 100 lần C . 1000 lần D. 10 000 lần Bài 3 : Trước đây mua 5m vải phải trả 600 000 đồng. Hiện nay giá bán mỗi mét vải đã giảm 20 000 đồng. Hỏi với 600 000 đồng hiện nay có thể mua được bao nhiêu mét vải ? A . 12m vải B. 10m vải C. 6m vải D. 8m vải Bài 4 : Một bánh xe hình tròn có bán kính 2,5dm. Bánh xe này lăn trên đường được 200 vòng. Tính số mét đường bánh xe đã lăn được. A . 1570m B. 314m C . 3140m D. 157m Bài 5: Nhân dịp năm mới, một cửa hàng giày dép đã giảm giá 25% so với giá ban đầu. Mẹ mua cho hai anh em Nam tại cửa hàng đó mỗi người một đôi giày hết số tiền là 672 000 đồng. Tính tổng số tiền ban đầu của hai đôi giày khi không giảm giá. A . 796 000 đồng B. 2 688 000 đồng C . 896 000 đồng D. 268 800 đồng Bài 6: Có 600 người tham gia đồng diễn thể dục. Biểu đồ sau cho biết tỉ số phần trăm nam thanh niên, nữ thanh niên và thiếu niên tham gia đồng diễn thể dục. Hỏi có bao nhiêu nam nữ thanh niên tham gia đồng diễn thể dục? A. 240 người B. 60 người Nữ Nam C. 300 người thanh niên thanh niên D. 540 người 40% 50% Thiếu niên 10% Bài 7: Diện tích một hồ nước hình tròn có bán kính 6m là: A. 36m2 B. 113,04m2 C. 36m D. 113,04m Phần II. Giải các bài toán : Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a. 2 giờ 6phút = giờ c. 4 km 56m = km b. 3m2 5dm2 = m2 d. 3 tấn 5kg = .tấn Bài 2. Đặt tính rồi tính:
- 10 giờ 26 phút – 3 giờ 42 phút 12 phút 25 giây : 5 . . . . Bài 3: Một bể cá bằng kính không nắp dạng hình hộp chữ nhật có các kích thước trong lòng bể là chiều dài 60 cm, chiều rộng 40cm, chiều cao 50cm. a. Tính diện tích kính để làm bể. b. Hiện nay 25% thể tích của bể có chứa nước. Hỏi cần đổ thêm bao nhiêu lít nước vào bể để 95% thể tích của bể có chứa nước ? Bài giải Bài 4: Người ta xếp 4 hình lập phương bé có cạnh 1dm thành một hình hộp chữ nhật. Hỏi có bao nhiêu cách xếp khác nhau ? TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐOÀN THỊ ĐIỂM Thứ ngày tháng năm 201 Lớp: 5 BÀI KIỂM TRA THỬ GIỮA HỌC KÌ II Môn: Đọc hiểu A . ĐỌC HIỂU : ( 30 phút ) *Đọc thầm văn bản sau : Chiếc bao giận hờn Một hôm thầy giáo của chúng tôi bảo mỗi người mang theo một bao khoai tây vào lớp. Thầy dặn chúng tôi ghi tên những người mà cho đến giờ chúng tôi vẫn chưa tha thứ được lên các củ khoai tây, mỗi người tương đương với một củ. Khi cho củ khoai tây vào bao, chúng tôi nhận thấy một số bao rất nặng. Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi mang bao khoai tây theo mình trong một tuần: khi thì đặt nó bên cạnh giường ngủ, trên ghế xe hơi lúc lái xe, khi thì đặt bên bàn làm việc. Sư phiền toái vì lúc nào cũng có một bao khoai tây kè kè bên mình đã giúp chúng tôi nhận thấy gánh nặng tinh thần to lớn mà mình phải mang theo. Hơn nữa, chúng tôi còn phải luôn luôn để mắt đến nó để không bỏ quên và cứ phải đặt nó ở những nơi thật dễ bị bẽ mặt. Dĩ nhiên sau một thời gian những củ khoai tây trong bao dần dần bị hư thối hoàn toàn. Thầy muốn chỉ cho chúng tôi thấy cái giá mà chúng tôi phải trả khi luôn cất giữ bên mình những nỗi giận hờn, phiền muộn và bi quan. Chúng ta thường nghĩ rằng sự tha thứ là món quà dành cho người khác, nhưng thực chất đó chính là món quà dành cho bản thân chúng ta. Từ đó về sau, mỗi khi cương quyết không tha thứ cho một ai, chúng tôi luôn nghĩ đến bài học của thầy và tự hỏi liệu túi khoai tây thối của chúng tôi đã đủ nặng hay chưa ? Theo Mai Xuân ( Trái tim người thầy giáo - NXB Đà Nẵng )
- *Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi : Câu 1 : Thầy giáo bảo mỗi bạn mang theo một bao khoai tây vào lớp để làm gì ? a . Để chuẩn bị liên hoan ẩm thực của lớp. b. Để dạy cho các bạn bài học về lòng tha thứ. c. Để dạy cho các bạn cách giữ những nỗi giận hờn, phiền muộn và bi quan. Câu 2 : Khi luôn phải mang bao khoai tây đó bên mình, các bạn cảm thấy như thế nào? a . Rất hãnh diện. b . Rất phiền toái và khó chịu. c . Rất bình thường. Câu 3 : Sự tha thứ thực chất là món quà dành cho ai ? a . Dành cho người được tha thứ. b . Dành cho người tha thứ. c. Không dành cho ai cả. Câu 4 : Theo em, câu chuyện trên muốn khuyên ta điều gì ? . .
- Câu 5 : Em hiểu từ « cái giá » trong câu : « Thầy muốn chỉ cho chúng tôi thấy cái giá mà chúng tôi phải trả khi luôn cất giữ bên mình những nỗi giận hờn, phiền muộn và bi quan.” nghĩa là gì? . . Câu 6 : Trạng ngữ của câu “ Từ đó về sau, mỗi khi cương quyết không tha thứ cho một ai, chúng tôi luôn nhớ đến bài học này của thầy và tự hỏi liệu túi khoai tây thối của chúng tôi đã đủ nặng hay chưa ?” bổ sung ý nghĩa gì cho câu ? a . Thời gian. b . Địa điểm. c . Nguyên nhân. Câu 7: Câu nào dưới đây là câu ghép ? a. Khi cho củ khoai tây vào bao, chúng tôi nhận thấy một số bao rất nặng. b. Chúng ta thường nghĩ rằng sự tha thứ là món quà dành cho người khác, nhưng thực chất đó chính là món quà dành cho bản thân chúng ta. c. Dĩ nhiên sau một thời gian những củ khoai tây trong bao dần dần bị hư thối hoàn toàn. Câu 8 : Đặt một câu ghép nói lên sự phiền toái khi phải mang “ cái bao giận hờn” bên mình. Câu 9: Hai vế của câu ghép “Thầy dặn chúng tôi ghi tên những người mà cho đến giờ chúng tôi vẫn chưa tha thứ được lên các củ khoai tây, mỗi người tương đương với một củ.” được nối với nhau bằng cách nào? a. Nối trực tiếp bằng dấu phẩy b. Nối bằng một quan hệ từ c. Nối bằng một cặp quan hệ từ d. Nối bằng dấu phẩy và một quan hệ từ Câu 10: Qua câu chuyện này em rút ra bài học gì cho mình: GV: Vũ Thị Ngọc Bích PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
- A. Chính tả nghe - viết (2 điểm, 15 – 20 phút ) : TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên. Chúng tôi nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà. Tuổi học trò cứ sáng cắp sách tới trường, chiều về là cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi cho đến khi hoàng hôn xuống mới về. B. Tập làm văn (8 điểm, 30 - 35 phút): Em đã học nhiều thầy cô giáo ở Tiểu học. Em hãy tả một thầy (hoặc cô giáo) mà em yêu quý nhất. GV: Vũ Thị Ngọc Bích MA TRẬN RA ĐỀ MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KỲ II - LỚP 5
- Năm học: 2017-2018 Phần Câu Nội dung kiến thức cần kiểm tra Điểm Mức Kiểm tra kỹ năng đọc thành tiếng: (3đ) Đọc trôi chảy lưu loát đoạn văn, diễn cảm, đúng tốc độ (khoảng 120 tiếng/phút). Kiểm tra kỹ năng đọc hiểu : (7đ) ĐỌC 1 Tìm hiểu nội dung bài đọc (0,5đ) M1 2 Tìm hiểu nội dung bài đọc (0,5đ) M1 3 Tìm hiểu nội dung bài đọc (0,5đ) M2 4 Tìm hiểu nội dung bài đọc (1đ) M3 5 Hiểu nghĩa từ (1đ) M4 6 Trạng ngữ (0,5đ) M2 7 Câu ghép (0,5đ) M2 8 Đặt câu ghép có mối quan hệ với bài đọc (1đ) M3 9 Cách nối các vế câu ghép (0,5đ) M1 10 Rút ra bài học cho bản thân (1đ) M4 Chính tả (nghe-viết): 1 Kiểm tra kỹ năng nghe-viết đúng bài chính tả, trình bày sạch sẽ, đúng hình thức bài văn, đúng Chính tả (2đ) tốc độ viết (khoảng 100 chữ/15 phút) không mắc VIẾT quá 5 lỗi trong bài. 2 Viết bài văn: TLV Kiểm tra kỹ năng viết bài văn tả người có nội (8đ) dung như đề yêu cầu. GV: Vũ Thị Ngọc Bích ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KỲ II LỚP 5
- Năm học: 2017-2018 Phần Câu Đáp án chi tiết Điểm thành phần Kiểm tra kỹ năng đọc thành tiếng: (3đ) Đọc trôi chảy, lưu loát,diễn cảm một đoạn Tùy mức độ HS văn trong bài, đúng tốc độ đọc GV cho điểm ( khoảng 120 tiếng/phút). 2-2,5-1 Trả lời đúng nội dung câu hỏi ĐỌC Kiểm tra kỹ năng đọc hiểu : (7đ) (10đ) 1 Khoanh vào đáp án b (0,5đ) 2 Khoanh vào đáp án b (0,5đ) 3 Khoanh vào đáp án b (0,5đ) 4 Hãy tha thứ cho người khác, (1đ) 5 Giá trị của sự phiền phức khi luôn giữ những (0,5đ) nỗi tức giận trong lòng 6 Khoanh vào đáp án a (1đ) 7 Khoanh vào đáp án b (0,5đ) 8 HS tự đặt câu (1đ) 9 Khoanh vào đáp án a (0,5đ) 10 Học sinh tự viết theo ý hiểu của mình (1đ) Kiểm tra kỹ năng nghe-viết đúng bài chính (2đ) tả, trình bày sạch sẽ, đúng hình thức bài văn, 1 GV trừ điểm theo đúng tốc độ viết (khoảng 100 chữ/15 phút) qui định nếu HS Chính tả không mắc quá 5 lỗi trong bài. mắc lỗi VIẾT (10đ) Kiểm tra kỹ năng viết bài văn tả người có nội dung như đề yêu cầu. (8đ)
- Mở bài (1đ) Nội dung (1,5đ) 2 Thân bài Kĩ năng (1,5đ) Tập làm văn Cảm xúc (1đ) Kết bài (1đ) Chữ viết, chính tả (0,5đ) Dùng từ, đặt câu (0,5đ) Sáng tạo (1đ)