Đề kiểm tra tiết 10 môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Đề số 2

doc 1 trang thaodu 3060
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra tiết 10 môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Đề số 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_tiet_10_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2019_2020_de_s.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra tiết 10 môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Đề số 2

  1. Trường THCS Kiểm tra 1 tiết – Tiết 10 Lớp 9 Môn: Hóa Học lớp 9 Họ và tên:. Thời gian: 45’ Đề số 2 I. Phần trắc nghiệm (4 điểm) Câu 1: Oxit nào sau đây là oxit bazơ ? A. FeO.B. CO. C. SO 2. D. P2O5. Câu 2: CaO không tác dụng được với chất nào sau đây? A. H2O.B. CO 2. C. Axit HCl. D. NaOH. Câu 3: Dãy oxit nào gồm các oxit phản ứng được với nước? A. SO3, BaO, Na2O.B. Na 2O, Fe2O3, CO. C. Al2O3, SO2, BaO. D. CuO, CaO, SO3. Câu 4: Canxi oxit (CaO) có tính hút ẩm mạnh nên được dùng để làm khô nhiều chất. Để CaO (vôi sống) trong không khí ẩm (có hơi nước), canxi oxit hút ẩm, tạo thành chất bột màu trắng là A. Ca(OH)2.B. CaCO 3. C. CaOH. D. CaO. Câu 5: Chất nào sau đây dùng làm nguyên liệu để sản xuất vôi sống? A. Na2SO4.B. Na 2CO3. C. CaCO3. D. Ca(OH)2. Câu 6: Cho vài giọt dung dịch axit HCl lên mẩu giấy quỳ tím, giấy quỳ tím chuyển từ màu tím sang A. màu đỏ.B. màu vàng. C. màu xanh. D. màu hồng. Câu 7: Đơn chất nào sau đây tác dụng với axit sunfuric loãng sinh ra chất khí? A. Cacbon.B. Magie. C. Đồng. D. Lưu huỳnh. Câu 8: Cho dung dịch HCl vào Fe(OH)3 thu được dung dịch có màu gì? A. vàng nâu.B. da cam.C. xanh lam. D. đỏ. Câu 9: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho một viên kẽm vào dung dich axit sunfuric loãng. (b) Nhỏ nước vào mẩu canxi oxit. (c) Nhỏ dung dịch axit clohiđric vào dung dịch kali sunfat. (d) Cho bột sắt(III) oxit vào dung dịch axit clohiđric. (e) Cho một lá đồng vào dung dich axit sunfuric đặc, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được chất khí là A. 1.B. 2. C. 3. D. 4. Câu 10: Cặp dung dịch chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo ra kết tủa? A. CuO và HCl.B. KOH và H 2SO4. C. CO2 và NaOH. D. K2SO4 và BaCl2. Câu 11: Cặp chất nào sau đây không tác dụng với nhau? A. Ba(OH)2 và H3PO4.B. NaOH và HCl. C. NaOH và CuSO 4. D. Na2SO4 và CuCl2. Câu 12: Cho các cặp chất sau: (1) K2SO4 và HCl. (2) K2SO3 và H2SO4. (3) Cu và H2SO4 đặc, nóng. (4) Na2SO4 và CuCl2. (5) Na2SO3 và NaCl. Khí lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ cặp A. (1) và (2).B. (2) và (3). C. (3) và (4). D. (4) và (5). II. Phần tự luận (6 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Viết các phương trình hóa học để thực hiện dãy chuyển hóa sau, ghi rõ điều kiện nếu có. ( mỗi mũi tên viết một phương trình hóa học) (1) (2) (3) (4) CaO  Ca(OH)2  CaCO3  CaO  CaCl2 (5) Câu 2 (1,0 điểm): Có ba lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong ba dung dịch là: H 2SO4 (loãng), NaCl, Na2SO4. Hãy nêu phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch trên, viết các phương trình hóa học xảy ra. Câu 3 (3,0 điểm): Cho 5,6 lít khí CO2 (đktc) tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch Ba(OH)2 tạo muối trung hòa. a) Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng? b) Tính khối lượng chất kết tủa thu được? c) Để trung hòa hết 100 ml dung dịch Ba(OH)2 trên cần dùng bao nhiêu gam dung dịch HCl nồng độ 20%. ( Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; O = 16; Na =23; Cl = 35,5; Ba = 137)