Đề kiểm tra Tiết 76 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Tô Vĩnh Diện

doc 4 trang thaodu 2510
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Tiết 76 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Tô Vĩnh Diện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_tiet_76_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2019_2020_truo.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Tiết 76 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Tô Vĩnh Diện

  1. PHÒNG GD&ĐT TX BUÔN HỒ KIÊM TRA TIẾT 76 Năm học 2019-2020 TRƯỜNG THCS TÔ VĨNH DIỆN Môn : Ngữ Văn – Lớp 9 Thời gian: 45’ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức : - Qua bài kiểm tra: đánh giá được trình độ các mặt kiến thức về PCHT, về từ láy,về phép tu từ, thuật ngữ, các biện pháp tu từ và năng lực diễn đạt. 2. Kĩ năng : - Qua bài kiểm tra: đánh giá được trình độ của mình về các mặt kiến thức và năng lực diễn đạt. 3. Thái độ : Tự ý thức làm bài. Phát huy khả năng sáng tạo. II. HÌNH THỨC : - Tự luận.100% - Tổ chức : Tập trung III. THIẾT LẬP MA TRẬN Chủ đề Vận dụng Cộng Nhận biết Thông (Nội hiểu Cấp độ thấp Cấp độ cao dung) Chủ đề 1 Trường từ Phân tích cái Các phép vựng, nghĩa hay của các tu từ của từ. phép tu từ trong đoạn văn. Số câu Số câu :1 Số câu :1 Số câu :2 Số điểm Số điểm :3 Số điểm :3 Số điểm :6 Tỉ lệ % Tỉ lệ 30% Tỉ lệ 30% Tỉ lệ 60% Chủ đề 2 Các pc hội PCHT thoại Số câu Số câu :1 Số câu :1 Số điểm Số điểm :1 Số điểm :1 Tỉ lệ % Tỉ lệ 10% Tỉ lệ 10% Chủ đề 3 Viết đoạn Vận dụng văn có sử các phép dụng các tu từ phép tu từ Số câu Số câu :1 Số câu :1 Số điểm Số điểm :3 Số điểm :3 Tỉ lệ % Tỉ lệ 30% Tỉ lệ 30%
  2. T/ số câu Số câu :1 Số câu :1 Số câu : 1 Số câu :1 Số câu :4 T/ số Số điểm :1 Số điểm :3 Số điểm : 3 Số điểm :3 S/điểm 10 điểm Tỉ lệ 10% Tỉ lệ 30% 30% Tỉ lệ 30% 100% Tỉ lệ % IV.BIÊN SOẠN ĐỀ I. Phần đọc - hiểu: 7 điểm Câu 1: (3 điểm) Đọc truyện cười sau và trả lời các câu hỏi: Chồng vừa ngồi xem bóng đá vừa nói: - Đội này chỉ có một chân sút, thành ra mấy lần bỏ lỡ cơ hội ghi bàn. Vợ nghe thấy liền than thở: - Rõ khổ! Có một chân thì còn chơi bóng làm gì cơ chứ! Câu hỏi: a. Tìm một trường từ vựng đã được sử dụng trong văn bản. (1đ) b. Trong câu trả lời, người vợ đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? (1đ) c. Người chồng sử dụng từ một chân theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nếu chuyển thì chuyển theo phương thức nào? (1đ) Câu 2:(1 điểm) Kể tên những phương châm hội thoại trong tiếng Việt ? Câu 3 (3 điểm) Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu sau: “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng ,đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiến đấu!” (Thép Mới - Cây tre Việt Nam) II. Phần tạo lập văn bản: 3 điểm Câu 4 :(3 điểm) Viết đoạn văn từ 7 đến 10 câu về chủ đề học tập hoặc quê quê hương. Trong đó có sử dụng các biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh, nói quá. Gạch chân và nói rõ mỗi biện pháp tu từ đó. V. ĐÁP ÁN I. Phần đọc - hiểu: 7 điểm Câu 1. (3 điểm) a. Trường từ vựng đã được sử dụng trong văn bản: Các sự vật, sự việc liên quan đến bóng đá: đội, chân sút, ghi bàn, chơi bóng. (1đ) b. Trong câu trả lời, người vợ đã vi phạm phương châm (hội thoại) quan hệ. (0,5đ) Vì người chồng nói một đàng mà người vợ hiểu một nẻo. (0,5đ)
  3. c. Người chồng sử dụng từ một chân theo nghĩa chuyển (0,5đ). Chuyển theo phương thức hoán dụ. (0,5đ) Câu 2 : (1 điểm) Trong tiếng Việt có 5 phương châm hội thoại (nêu được mỗi phương châm 0,2đ). - Phương châm về lượng. - Phương châm về chất. - Phương châm quan hệ. - Phương châm cách thức. - Phương châm lịch sự. Câu 3 : (3 điểm) - Phép điệp ngữ và phép nhân hóa.(1 điểm) - Những từ tre, giữ ,anh hùng được lặp đi lặp lại nhiều lần và tác giả nhân hóa tre, coi tre như một con người một công dân xả thân vì đất nước . (1.0 điểm) - Tác dụng :tạo nên sự nhịp nhàng cho câu văn phép điệp ngữ có tác dụng nhấn mạnh đến hình ảnh cây tre với những chiến công của nó (0,5 điểm) - Phép nhân hóa làm cho hình ảnh cây tre gần gũi với con người hơn gây ấn tượng với người đọc (0,5điểm) II. Phần tạo lập văn bản: 3 điểm Câu 4 : 3 điểm Học sinh viết đoạn văn: - Về hình thức: trình bày rõ ràng, sạch đẹp,viết đúng số câu yêu cầu, đúng chính tả. - Về nội dung: Đúng chủ đề. Có các biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh, nói quá. Học sinh chỉ rõ mỗi biện pháp tu từ tương ứng 1 điểm.
  4. KIÊM TRA TIẾT 76 Năm học 2019-2020 Môn : Ngữ Văn – Lớp 9 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ RA I. Phần đọc - hiểu: 5 điểm Câu 1: Đọc truyện cười sau và trả lời các câu hỏi: Chồng vừa ngồi xem bóng đá vừa nói: - Đội này chỉ có một chân sút, thành ra mấy lần bỏ lỡ cơ hội ghi bàn. Vợ nghe thấy liền than thở: - Rõ khổ! Có một chân thì còn chơi bóng làm gì cơ chứ! Câu hỏi: a. Tìm một trường từ vựng đã được sử dụng trong văn bản. (1đ) b. Trong câu trả lời, người vợ đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? (1đ) c. Người chồng sử dụng từ một chân theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nếu chuyển thì chuyển theo phương thức nào? (1đ) Câu 2:(1 điểm) Kể tên những phương châm hội thoại trong tiếng Việt ? Câu 3 (3 điểm) Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu sau: “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng ,đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiến đấu!” (Thép Mới - Cây tre Việt Nam) II. Phần tạo lập văn bản: 5 điểm Câu 4 :(3 điểm) Viết đoạn văn từ 7 đến 10 câu về chủ đề học tập hoặc quê quê hương. Trong đó có sử dụng các biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh, nói quá. Gạch chân và nói rõ mỗi biện pháp tu từ đó.