Đề luyện thi vào Lớp 10 THPT môn Hóa học

docx 1 trang thaodu 3710
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi vào Lớp 10 THPT môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_luyen_thi_vao_lop_10_thpt_mon_hoa_hoc.docx

Nội dung text: Đề luyện thi vào Lớp 10 THPT môn Hóa học

  1. Câu 1 ( 3 điểm) 1. Hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau, xác định rõ các chất ứng với kí hiệu A, B, C, D, E, F, G. (A, B, C, D, E, F, G là các chất vô cơ) Fe(nóng đỏ) + O2 A A + HCl B + C + H2O B + NaOH D + G C + NaOH E + G D + O2 + H2O E t 0 E  F + H2O 2. Cho kim loại Natri vào dung dịch hai muối Al 2(SO4)3 và CuSO4 thì thu được khí A, dung dịch B và kết tủa C. Nung kết tủa C được chất rắn D. Cho hiđrô dư đi qua D nung nóng được chất rắn E. Hoà tan E vào dung dịch HCl dư thấy E tan một phần. Giải thích và viết phương trình hoá học các phản ứng. Câu 2 ( 3 điểm) 1.Chọn các chất X, Y, Z, T thích hợp và viết các phương trình hoá học hoàn thành sơ đồ biến hoá sau: (1) X (2) (4) (5) (6) (7) (8) Y FeSO4 FeCl2 Fe(NO3)2 X T Z Z (3) 2. Có 3 chất: Al, Mg, Al 2O3. Chỉ được dùng một hóa chất làm thuốc thử hãy phân biệt 3 chất trên? Câu 3(4 điểm): Muối X vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dich NaOH. Hỏi muối X thuộc loại muối trung hòa hay axit? Cho ví dụ minh họa? Câu 5(5điểm): Một oxit kim loại có công thức là MxOy, trong đó M chiếm 72,41% khối lượng. Khử hoàn toàn oxit này bằng khí CO thu được 16,8 gam kim loại M. Hòa tan lượng M bằng HNO3 đặc nóng thu được muối M hóa trị III và 0,9 mol khí NO2 . Viết các phương trình phản ứng và xá định oxit kim loại Câu 6(5 điểm). Nung m gam hỗn hợp 2 muối cacbonat trung tính của 2 kim loại A và B đều có hóa trị II. Sau một thời gian thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và còn lại hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư rồi cho khí thoát ra hấp thụ hoàn toàn bỏi dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 15 gam kết tủa. Phần dung dịch cô cạn được 32,5 gam hỗn hợp muối khan. Viết các phương trình phản ứng và tính m Câu 7. Cho một lượng Cu2S tác dụng với dung dịch HNO3 đun nóng. Phản ứng tạo ra dung dịch A1 và giải phóng khí A2 không màu, bị hóa nâu trong không khí. Chia A1 thành 2 phần. Thêm BaCl2 vào phần 1, thấy kết tủa trắng A3 không tan trong axit dư. Thêm một lượng dư NH3 vào phần 2, đồng thời khuấy đều hỗn hợp, thu được dung dịch A4 có màu xanh lam đậm. a) Hãy chỉ ra A1, A2, A3, A4 là gì? b) Viết các phương trình hóa học mô tả quá trình nêu trên?