Đề ôn tập giữa học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 8 trang Hàn Vy 02/03/2023 4580
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập giữa học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_giua_hoc_ki_1_giao_duc_cong_dan_lop_8_nam_hoc_2022.docx

Nội dung text: Đề ôn tập giữa học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022 – 2023 (ĐỀ 1) MÔN: GDCD-LỚP 8 I- TRẮC NGHIỆM: (5đ) Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng (Từ câu 1-8) rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải? A- Tán thành việc gì có lợi cho mình. B- Đồng tình, ủng hộ việc làm và ý kiến đúng. C- Thấy ý kiến nào được nhiều người ủng hộ thì tán thành. D- Không tham gia ý kiến vào những việc không liên quan đến mình. Câu 2: Thế nào là liêm khiết? A- Liêm khiết là sống giản dị, không cầu kì kiểu cách. B- Liêm khiết là sống tiết kiệm, không tiêu xài hoang phí. C- Liêm khiết là sống trong sạch, không hám danh, hám lợi. D- Liêm khiết là sống vì mọi người, luôn quan tâm đến người khác. Câu 3: Hành vi nào sau đây thể hiện tôn trọng người khác? A- Giữ yên lặng trong cuộc họp. B- Tự cho là mình hơn mọi người. C- Nhận xét, bình phẩm người khác khi không có mặt họ. D- Xì xào bàn tán khi người khác đang phát biểu ý kiến. Câu 4: Câu ca dao: “Người sao một hẹn lại nên. Người sao chín hẹn lại quên cả mười” Thể hiện hành vi nào sau đây: A- Giữ chữ tín. B-Giản dị. C- Liêm khiết. D- Tôn trọng người khác. Câu 5: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về học hỏi các dân tộc khác? A- Chỉ những nước kinh tế phát triển mới đáng để nước khác học hỏi. B- Tiếp thu tất cả những gì mới lạ của nước khác là học hỏi văn hóa của dân tộc đó. C- Chỉ những nước có nhiều công trình văn hóa lớn mới đáng để ta học hỏi. D- Một dân tộc còn lạc hậu cũng có bản sắc riêng về văn hóa đáng để ta học tập. Câu 6: Hành vi nào sau đây là không tôn trọng người khác? A- Nhận xét khuyết điểm của bạn cùng lớp. B- Chăm chú nhìn người đối diện nói chuyện. C- Thì thầm với bạn bên cạnh khi đang chơi cùng một nhóm bạn. D- Mãi làm việc, không biết bạn đi qua nên không chào. Câu 7: Câu ca dao: “Lời nói không mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Thuộc hành vi: A- Tôn trọng lẽ phải. B- Tôn trọng người khác. C- Tôn trọng các dân tộc khác. D- Cả 3 phương án trên. Câu 8: Câu nào dưới đây là đúng về khả năng sáng tạo của học sinh: A- Học sinh học lực yếu không thể có khả năng sáng tạo.
  2. B- Học sinh học lực trung bình không thể có khả năng sáng tạo. C- Chỉ có học sinh có học lực khá, giỏi mới có khả năng sáng tạo. D- Mọi học sinh đều có khả năng sáng tạo. Câu 9: (1đ) Hãy ghép 1 ô ở cột (I) với 1 ô ở cột (II) sao cho đúng. CỘT I CỘT II A- Không nói chuyện riêng trong giờ học. 1- Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. B- Tự lo liệu cuộc sống của mình, không 2- Tôn trọng người khác. trông chờ vào người khác. C- Tìm hiểu phong tục, tập quán của nước 3- Giữ chữ tín. khác. D- Sản phẩm luôn đảm bảo yêu cầu về 4- Tự lập chất lượng. E- Không bao giờ nhận sự giúp đỡ của người khác. II- TỰ LUẬN: (5đ) Câu 1: Thế nào là tôn trọng người khác? Ý nghĩa của tôn trọng người khác? Nêu 4 biểu hiện thể hiện sự tôn trọng người khác (hoặc không tôn trọng người khác) (2đ) Câu 2: Có ý kiến cho rằng trong một tập thể, cách xử sự khôn ngoan là tránh tham gia vào những việc không liên quan đến mình và luôn tán thành làm theo ý kiến của đa số. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? (2đ) Câu 3: Lên lớp 8, Quang cho rằng mình đã lớn, có thể tự lập được nên nhiều việc cậu tự quyết định, không hỏi ý kiến bố mẹ. Có lần Quang đi chơi xa với nhiều nhóm bạn cả ngày mà không xin phép bố mẹ. Theo em, việc làm của Quang có phải là tính tự lập không? Vì sao? (1đ) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I I- TRẮC NGHIỆM: Chọn đúng mỗi câu 0,5đ CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 Ý B C A A D C B D ĐÚNG Câu 9: Ghép đúng mỗi ý 0,25đ. A-2; B-4; C-1; D-3 II- TỰ LUẬN: (5đ) NỘI DUNG TRẢ LỜI ĐIỂM - Câu 1: (2đ) HS trình bày được các nội dung sau: Tôn trọng người khác là: 0,5đ
  3. Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác thể hiện lối sống có văn hoá của mỗi người * Ý nghĩa: 0,5đ - Có tôn trọng người khác thì mới được người khác tôn trọng mình. -Mọi người tôn trọng nhau thì xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp * Ví dụ: 4 biểu hiện 0,25đ - Đi nhẹ, nói khẽ trong bệnh viện. 0,25đ - Lắng nghe ý kiến của người khác. 0,25đ - Cảm thông chia sẻ khi người khác gặp điều bất hạnh. 0,25đ - Không bật nhạc to khi đêm khuya (Lưu ý: HS có thể nêu ví dụ khác nhưng đúng với yêu cầu của đề) - Câu 2: (2đ) HS có thể có những cách diễn đạt khác nhau, nhưng yêu cầu nêu được các ý sau: 0,5đ - Không tán thành quan điểm trên - Giải thích: 0,5đ + Đó không phải là cách xử sự khôn ngoan mà là thụ động và ích kỉ, chỉ lo cho bản thân mình. 0,5đ + Trong một tập thể mọi người phải quan tâm, chăm lo đến công việc chung và như vậy mới biết được đúng, sai và có suy nghĩ hành động đúng. 0,5đ + Những người luôn làm theo đa số là những người quen thói dựa dẫm, ba phải, thiếu bản lĩnh. Trong thực tế, không phải bao giờ đa số cũng là đúng - Câu 3: (1đ) HS có thể có những cách diễn đạt khác nhau, nhưng yêu cầu nêu được các ý sau: 0,25đ - Việc làm của Quang không phải là tính tự lập. 0,25đ - Quang mới lớp 8, nên cha mẹ có trách nhiệm quản lý, giáo dục Quang. 0,25đ -Quang làm gì, đi đâu cũng phải xin phép và được sự đồng ý của cha mẹ. 0,25đ -Quang cần tự lập trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. (Lưu ý HS có thể có cách ứng xử khác nhưng đúng với yêu cầu của đề)
  4. ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022 – 2023 (ĐỀ 2) MÔN: GDCD-LỚP 8 I- TRẮC NGHIỆM: (5đ) Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng (Từ câu 1-8) rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1: Biểu hiện nào dưới đây là tôn trọng lẽ phải? A- Chỉ làm những việc mà mình thích. B- Phê phán gay gắt những người có ý kiến khác với mình. C- Chấp hành tốt những quy định chung nơi mình sống, học tập, làm việc. D- Khi thấy mọi người tranh luận thì im lặng, không đưa ra ý kiến riêng. Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây là là biểu hiện của tính liêm khiết? A- Lợi dụng chức vụ để thu lợi cho bản thân. B- Chỉ dùng tài sản của tập thể, còn của mình thì cất đi. C- Dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén để đạt được mục đích của mình. D- Chỉ hưởng những gì do công sức lao động mình làm ra, không lấy người khác. Câu 3: Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng người khác? A- Đổ lỗi cho người khác. B- Cười đùa ầm ĩ khi đi dự hoặc gặp đám tang. C- Bắt nạt kẻ yếu hơn mình. D- Thông cảm, chia sẻ với người gặp điều bất hạnh. Câu 4: Câu ca dao: “Nói chín thì phải làm mười Nói mười làm chín kẻ cười người chê” thể hiện đức tính gì? A- Liêm khiết. B- Giữ chữ tín. C- Khiêm tốn. D- Giản dị. Câu 5: Câu nào dưới đây là đúng về khả năng sáng tạo của học sinh A- Học sinh học lực yếu không thể có khả năng sáng tạo. B- Học sinh học lực trung bình không thể có khả năng sáng tạo. C- Chỉ có học sinh có học lực khá, giỏi mới có khả năng sáng tạo. D- Mọi học sinh đều có khả năng sáng tạo. Câu 6: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây về giữ chữ tín? A- Chỉ giữ lời hứa khi có điều kiện thực hiện. B- Chỉ cần đảm bảo chất lượng tốt nhất đối với những hợp đồng quan trọng. C- Coi trọng lời hứa trong mọi trường hợp. D- Có thể giữ lời hứa với khách hàng nhỏ để giữ được khách hàng lớn. Câu 7: Câu ca dao: “Khó mà biết lẽ biết lời. Biết ăn biết ở, hơn người giàu sang” thuộc hành vi: A. Liêm khiết. B. Tôn trọng người khác. C. Lễ độ. D. Tôn sư trọng đạo. Câu 8: Em tán thành với những ý kiến nào dưới đây: A- Chạy theo mốt thời trang của nước ngoài. B- Tìm hiểu phong tục, tập quán của các nước trên thế giới.
  5. C- Chỉ dùng hàng ngoại, không thích dùng hàng của Việt Nam. D- Có thái độ kì thị, phân biệt đối xử với người nước ngoài. Câu 9: Hãy ghép 1 ô ở cột (I) với 1 ô ở cột (II) sao cho đúng. CỘT I CỘT II A- Không tham ô, không nhận hối lộ. 1- Tôn trọng người khác. B- Đã hứa với ai, làm việc gì thì làm đến 2- .Liêm khiết nơi đến chốn. C- Ủng hộ việc làm đúng, phê phán việc 3- Giữ chữ tín. làm sai trái. D- Sản phẩm luôn đảm bảo yêu cầu về 4- Tôn trọng lẽ phải. chất lượng. E-. Giúp bạn cai nghiện ma túy. II- TỰ LUẬN:: (5đ) Câu 1: (2đ) Thế nào là giữ chữ tín? Ý nghĩa của giữ chữ tín? Nêu 4 biểu hiện giữ chữ tín (hoặc không giữ chữ tín) Câu 2: (2đ) Tình huống: Hà bị ốm phải nghĩ học. Nga hứa với cô giáo và cả lớp là sẽ đến nhà Hà lấy vở và giúp Hà ghi bài ở lớp. Nhưng Nga không thực hiện được việc đó vì lí do Nga dậy muộn, không kịp đến nhà Hà trước khi đến trường. Hỏi: a- Hãy nhận xét hành vi của Nga. b- Em sẽ khuyên Nga điều gì? Câu 3: (1đ) Lên lớp 8, Quang cho rằng mình đã lớn, có thể tự lập được nên nhiều việc cậu tự quyết định, không hỏi ý kiến bố mẹ. Có lần Quang đi chơi xa với nhiều nhóm bạn cả ngày mà không xin phép bố mẹ. Theo em, việc làm của Quang có phải là tính tự lập không? Vì sao? - HẾT -
  6. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I I- TRẮC NGHIỆM: Chọn đúng mỗi câu 0,5đ CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 Ý C D D B D C B B ĐÚNG -Câu 9: Ghép đúng mỗi ý 0,25đ. A-2; B-1; C- 4; D-3. II- TỰ LUẬN:: (5đ) NỘI DUNG TRẢ LỜI ĐIỂM - Câu 1: (2đ) HS trình bày được các ý sau: Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời 0,5đ hứa và biết tin tưởng nhau * Ý nghĩa: - Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác 0,5đ đối với mình. - Giúp mọi người đoàn kết, dễ dàng hợp tác. *Ví dụ: 4 biểu hiện - Mượn truyện của ban trả đúng hẹn. 0,25đ - Đã hứa giúp bạn thì phải thực hiện ngay. 0,25đ - Sản xuất hàng hóa phải đảm bảo chất lượng. 0,25đ - Thực hiện đúng cam kết theo hợp đồng. 0,25đ (Lưu ý: HS có thể nêu ví dụ khác nhưng đúng yêu cầu của đề) - Câu 2: (2đ) a- Nhận xét: Hành vi của Nga là không giữ chữ tín. 0,5đ - Vì lí do đưa ra là không chính đáng, làm giảm lòng tin của Nga đối với 0,5đ các bạn và cô giáo. b- Em khuyên Nga: Đã hứa thì phải khắc phục khó khăn để hoàn thành 0,5đ nhiệm vụ. - Nên xin lỗi cô giáo và các bạn, Nếu có lần sau thì phải giữ đúng lời hứa, 0,5đ không được làm như vậy nữa. (HS Có thể có cách ứng xử khác nhưng đúng với yêu cầu của đề) - Câu 3: (1đ) HS có thể có những cách diễn đạt khác nhau, nhưng yêu cầu nêu được các ý sau: - Việc làm của Quang không phải là tính tự lập. 0,25đ - Quang mới lớp 8, nên cha mẹ có trách nhiệm quản lý, giáo dục Quang. 0,25đ -Quang làm gì, đi đâu cũng phải xin phép và được sự đồng ý của cha mẹ. 0,25đ -Quang cần tự lập trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. 0,25đ (HS có thể có cách lí giải khác nhưng đúng với yêu cầu của đề) BẢNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I CHỦ ĐỀ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG TỔNG
  7. VẬN DỤNG VẬN DỤNG CAO TN TL TN TL TN TL TN TL 1- Tôn - Nhận biết được - . trọng lẽ việc làm tôn phải - trọng lẽ phải. Số câu 1c 1c Số điểm 0,5đ 0,5đ Tỉ lệ 5% 5% 2- Liêm -Biết được khái khiết niệm của lối sống liêm khiết - Nhận biết biểu hiện hành vi trái với liêm khiết. Số câu 1c 1c Số điểm 0,5đ 0,5đ Tỉ lệ 5% 5% 3- Giữ chữ - Lựa chọn đúng việc Vận dụng kiến tín làm giữ chữ tín trong thức để lí giải tình huống . vấn đề thường - Hiểu được việc giữ gặp chữ tín có ý nghĩa như thế nào Ca dao (tục ngữ) về giữ chữ tín Số câu 1c 1c 2c Số điểm 0,5đ 2đ 2,5đ Tỉ lệ 5% 20% 25% 4- Tự lập Lí giải được vấn đề trong thực tiễn Số câu 1c 1c Số điểm 1đ 1đ Tỉ lệ 10% 10% 5- Tôn -Nhận biết được - Hiểu được việc làm - Trọng tôn trọng người tôn trọng người khác người khác khác là lối sống Ca dao (tục ngữ) về có văn hóa tôn trọng người khác. Số câu 2c 1c 1c 4c Số điểm 1đ 0,5đ 2đ 3,3đ Tỉ lệ 10% 5% 20% 35% 6- Tôn - Nhận biết được trọng và việc thể hiện học hỏi các lòng tự hào dân dân tộc tộc chính đáng khác của mình
  8. - HS biết được việc cần thiết nên học tập các dân tộc khác Số câu 1c 1c Số điểm 0,5đ 0,5đ Tỉ lệ 5% 5% 7- Tổng Phân biệt được khả hợp các năng lao động tự chủ đề: giác và sáng tạo Lao động tự giác và sáng tạo Số câu 2c 1c 2c Số điểm 1,5đ 0,5đ 1,5đ Tỉ lệ 15% 5% 15% TSố câu 7c 2c 1c 1c 1c 12c TSố điểm 4đ 1đ 2đ 2đ 1đ 10đ Tỉ lệ 40% 10% 20% 20% 10% 100%