Đề ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 6 - Hoàng Minh Tuấn

docx 6 trang thaodu 4400
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 6 - Hoàng Minh Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_hoc_ki_ii_mon_vat_ly_lop_6_hoang_minh_tuan.docx

Nội dung text: Đề ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 6 - Hoàng Minh Tuấn

  1. Vật lý 6 -HKII Hoàng Minh Tuấn Đề 1 I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1: Câu nói nào đúng về ròng rọc cố định: A. Chỉ có tác dụng thay đổi độ lớn của lực kéo B. Chỉ có tác dụng đổi hướng lực kéo C. Thay đổi cả hướng và độ lớn của lực kéo D. Không làm thay đổi yếu tố nào của lực kéo Câu 2: Nhiệt kế y tế họat động dựa trên hiện tượng: A. Dãn nở vì nhiệt. B. Nóng chảy C. Đông đặc D. Bay hơi. Câu 3: Sự nở thêm vì nhiệt của các chất được sắp xếp theo thứ tự từ ít tới nhiều là: A. Rắn - Khí - Lỏng B. Rắn - Lỏng - Khí C. Lỏng - Khí - Rắn D. Khí - Lỏng - Rắn Câu 4: Nhiệt độ sôi của nước ở điều kiện chuẩn là: A. 1500C B. 00C C. 500C D. 1000C Câu 5: Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy? Biết nhiệt độ nóng chảy của băng phiến là 800C. A. Nhiệt kế rượu; C. Nhiệt kế y tế; B. Nhiệt kế thủy ngân; D. Cả 3 loại nhiệt kế trên. Câu 6: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ? A. Nước động trên mái tôn B. Sương mù. C. Nước đựng trong chai cạn dần. D. Mây. II. TỰ LUÂN (7 điểm) Câu 7 (2điểm): Một chai nhựa rỗng được nút chặt, chai được đưa vào ngăn đá của tủ lạnh một lúc thì chai bị móp lại.Giải thích tại sao? Để cho vỏ chai trở lại bình thường em sẽ làm gì? Giải thích tại sao? Câu 8 (1,5điểm): a)Thế nào là sự nóng chảy? Thế nào là sự đông đặc? b) Trong thời gian nóng chảy thì nhiệt độ của một vật có thay đổi không? Câu 9 (1,5điểm): a) Để đo nhiệt độ hơi nước đang sôi, em sẽ dùng nhiệt kế thuỷ ngân hay nhiệt kế rượu? Tại sao? b) Trong thời gian sôi nhiệt độ của một chất thay đổi như thế nào? Câu 10 (2điểm) a) Sự bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào? b) Để mau khô tóc sau khi gội đầu, phụ nữ thường hay xõa tóc ra và dùng máy sấy thổi không khí nóng vào tóc. Vì sao làm như vậy thì tóc lại mau khô?
  2. Vật lý 6 -HKII Hoàng Minh Tuấn Đề 2 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3điểm) Câu 1: Tại sao ở chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở? A. Vì không thể hàn hai thanh ray được B. Vì chiều dài của thanh ray không đủ C. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra D. Vì để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn. Câu 2: Những quá trình chuyển thể nào của đồng được sử dụng trong việc đúc tượng đồng ? A. Nóng chảy và bay hơi B. Bay hơi và đông đặc C. Bay hơi và ngưng tụ. D. Nóng chảy và đông đặc Câu 3: Vì sao cốt của các trụ bê tông lại làm bằng thép mà không làm cốt trụ bê tông bằng các kim loại khác? A. Vì thép không bị gỉ. B. Vì thép có độ bền cao. C. Vì thép và bê tông nở vì nhiệt như nhau D. Vì thép giá thành thấp. Câu 4: Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều nào sau đây là đúng? A. Lỏng, khí, rắn. B. Rắn, lỏng, khí C. Khí, rắn, lỏng D. Rắn, khí, lỏng. Câu 5: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ ? A. Sự tạo thành sương mù B. Sự tạo thành hơi nước C. Sự tạo thành mây. D. Sương đọng trên lá cây. Câu 6: Khi kéo bao xi măng từ dưới lên tầng cao để sử dụng với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật thì người ta dùng: A. đòn bẩy B. Ròng rọc động C. mặt phẳng nghiêng D. Ròng rọc cố định II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 7: (1,5điểm) Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy? Câu 8: (1điểm) điền từ thích hợp“đứng yên ,cân bằng, phương, chiều” vào chỗ trống a) Nếu đội kéo co mạnh ngang nhau thì họ sẽ tác dụng lên dây hai lực (1) . Sợi dây chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ (2) . . b) Lực do đội bên phải tác dụng lên dây có phương dọc theo sợi dây, có chiều hướng về bên phải. Lực do đội bên trái tác dụng lên dây có phương dọc theo sợi dây, có (3) . hướng về bên trái. c) Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng (4) nhưng ngược (5) ., tác dụng vào cùng một vật. Câu 9: Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng? Tại sao khi mặt trời lên sương mù lại tan? Câu 10: (1,5 điểm) Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? ĐỀ 3
  3. Vật lý 6 -HKII Hoàng Minh Tuấn I/ Khoanh tròn trước chữ cái của câu trả lời đúng 1. Câu nói nào đúng về ròng rọc cố định: A. Chỉ có tác dụng đổi hướng lực kéo B. Chỉ có tác dụng thay đổi độ lớn của lực kéo C. Thay đổi cả hướng và độ lớn của lực kéo D. Không làm thay đổi yếu tố nào của lực kéo 2. Khi kéo bao xi măng từ dưới lên tầng cao để sử dụng với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật thì người ta dùng: A. mặt phẳng nghiêng. B. đòn bẩy. C. Ròng rọc động. D. Ròng rọc cố định. 3: Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều nào sau đây là đúng? A. Rắn, khí, lỏng. B. Rắn, lỏng, khí. C. Khí, rắn, lỏng. D. Lỏng, khí, rắn. 4. Khi nói về sự dãn nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng là: A. Hầu hết các chất nở ra khi nóng lên. B. Các rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. C. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 5. Đại lượng nào sau đây sẽ tăng khi nung nóng một vật rắn? A. Khối lượng riêng của vật . B. Thể tích của vật . C. Khối lượng của vật . D. Trọng lượng của vật. 6 Tại sao ở chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở? A. Vì không thể hàn hai thanh ray được.B. Vì để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn. C. Vì chiều dài của thanh ray không đủ. D. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra. 7. Người ta dùng cách nào sau đây để mở nút thủy tinh của một chai thủy tinh bị kẹt? A. Hơ nóng nút chai. B. Hơ nóng đáy chai C.Hơ nóng thân chai. D. Hơ nóng cổ chai. 8. Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi: A. Nước trong cốc càng nóng. B. Nước trong cốc càng nhiều. C. Nước trong cốc càng ít. D. Nước trong cốc càng lạnh. 9. Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ ? A. Sương đọng trên lá cây. B. Sự tạo thành sương mù. C. Sự tạo thành hơi nước D. Sự tạo thành mây. 10. Khi trồng chuối hoặc mía người ta thường phạt bớt lá để: A. Dễ cho việc đi lại chăm sóc cây B. Hạn chế lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây. C. Giảm bớt sự bay hơi làm cây đỡ bị mất nước hơn. D. Đỡ tốn diện tích đất trồng. 11: Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là: A. 370C. B. 350C. C. 1000C. D. 420C. 12 Những quá trình chuyển thể nào của đồng được sử dụng trong việc đúc tượng đồng ? A. Nóng chảy và bay hơi. C. Bay hơi và đông đặc. B. Nóng chảy và đông đặc. D. Bay hơi và ngưng tụ.
  4. Vật lý 6 -HKII Hoàng Minh Tuấn II Tự luận: Câu 1. Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước rồi đậy nút lại ngay thì nút có thể bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng nào?(2đ) Câu 2: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào?(1,5đ) Câu3: .Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng?Tại sao khi mặt trời lên sương mù lại tan?(2đ) Câu4: Để đưa một thùng hàng nặng 50kg lên cao người ta dùng một hệ thống gồm: một ròng rọc động và một ròng rọc cố địnhthì người đó phải dùng một lực ít nhất bằng bao nhiêu? Nêu vai trò của mỗi ròng rọc trong trường hợp này?(1,5đ) ĐỀ 4 I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm). Hãy chọn đáp án trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1 (0,5 điểm): Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi độ lớn của lực ? A. Ròng rọc động. B. Ròng rọc cố định. C. Mặt phẳng nghiêng. D. Đòn bẩy. Câu 2 (0,5 điểm): Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách sắp xếp nào sau đây là đúng ? A. Rắn, lỏng, khí. B. Rắn, khí, lỏng. C. Khí, lỏng, rắn. D. Khí, rắn, lỏng. Câu 3 (0,5 điểm): Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng ? A. Khối lượng của chất lỏng tăng. B. Trọng lượng của chất lỏng tăng. C.Khối lượng riêng của chất lỏng giảm. D. Thể tích chất lỏng giảm. Câu 4 (0,5 điểm): Đơn vị đo nhiệt độ trong nhiệt giai Xen-xi-út có kí hiệu là: A. oC. B. oF . C. K. D. T. Câu 5 (0,5 điểm): Trường hợp nào dưới đây, không xảy ra sự nóng chảy ? A. Bỏ một cục nước đá vào nước. B. Đốt một ngọn nến. C. Đúc một cái chuông đồng. D. Đốt một ngọn đèn dầu. Câu 6 (0,5 điểm): Tốc độ bay hơi của một chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Nhiệt độ. B. Gió. C. Khối lượng chất lỏng . D. Diện tích mặt thoáng . II. TỰ LUẬN (7,0 điểm). Câu 7 (3,0 điểm): Các chất rắn, lỏng, khí dãn nở vì nhiệt như thế nào? Tại sao khi làm nước đá người ta không đổ thật đầy nước vào chai ? Câu 8 (3,0 điểm): Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau: Thời gian(phút) 0 3 6 8 10 12 14 16 Nhiệt độ (0C) -6 -3 0 0 0 3 6 9 a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian. b. Hãy giải tích sự thay đổi nhiệt độ và thể của nước đá từ phút thứ 6 đến phút thứ 16 ? Câu 9 (1,0 điểm): Ở bầu nhiệt kế y tế (chỗ ống quản) có một chỗ bị thắt lại. Tại sao phải làm như vậy ? ĐỀ 5 I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
  5. Vật lý 6 -HKII Hoàng Minh Tuấn Câu 1 : Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng? A. Rắn, lỏng, khí. B. Rắn, khí, lỏng. C. Khí, lỏng, rắn. D. Khí, rắn, lỏng. Câu 2 :Nước sôi ở nhiệt độ : A.00C B. 1000C C. 100C D. - 100C Câu 3 : Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ? A .Khi hà hơi vào mặt gương thì thấy mặt gương bị mờ. B. Khi đun nước có làn khói trắng bay ra từ vòi ấm. C. Khi đựng nước trong chai đậy kín thì lượng nước trong chai không bị giảm. D. Cả 3 trường hợp trên. Câu 4 : Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dựa trên hiện tượng: A. Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng. B. Dãn nở vì nhiệt của chất khí. C. Dãn nở vì nhiệt của chất rắn. D. Dãn nở vì nhiệt của các chất Câu 5: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại phồng lên? A. Quả bóng bàn nở ra. C. Quả bóng bàn co lại. B. Chất khí trong quả bóng nở ra đẩy chỗ bị bẹp phồng lên. D. Quả bóng bàn nhẹ đi. Câu 6: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự nóng chảy: A. Đúc tượng đồng. C. Sương đọng trên là cây. B. Làm muối. D. Khăn ướt khô khi phơi ra nắng. II. TỰ LUẬN (7 điểm). Câu 1: (2 điểm) Thế nào là sự sôi ? Sự bay hơi, sự sôi giống nhau và khác nhau ở điểm nào? Câu 2: (1 điểm) Dựa vào đồ thị vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một chất A trả lời các câu hỏi sau : 1) Nhiệt độ nóng chảy của chất A là . Chất A là 2) Thời gian nóng chảy của chất A là Ở 700C chất A tồn tại ở thể Câu 3 : (1 điểm) Tại sao vào mùa lạnh khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại. Câu 4 : (2 điểm) Nam muốn ăn thức ăn nóng và định bỏ thịt hộp đóng hộp mới mua vào xoong nước để đun sôi lên. Mẹ vội vàng ngăn lại và nói rằng làm như thế nguy hiểm lắm. Em hãy giải thích cho Nam vì sao không được làm như thế và phải làm như thế nào mới được? Câu 5: (1 điểm) Một thùng đựng 200 lít nước ở 20oC. Khi nhiệt độ tăng từ 20oC đến 80oC thì một lít nước nở thêm 27cm3. Hãy tính thể tích của nước có trong thùng khi nhiệt độ lên đến 80oC. ĐỀ SỐ 6 I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
  6. Vật lý 6 -HKII Hoàng Minh Tuấn Câu 1 : Vì sao đứng trước biển hay sông hồ, ta cảm thấy mát mẻ? A. Vì trong không khí có nhiều hơi nước. B. Vì nước bay hơi làm giảm nhiệt độ xung quanh. C. Vì ở biển, sông, hồ bao giờ cũng có gió. D. Vì cả ba nguyên nhân trên. Câu 2 : Để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi, người ta dùng dụng cụ: A. Nhiệt kế. B. Thước. C. Ca đong. D. Cân. Câu 3: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây, cách nào là đúng A. Rắn, khí, lỏng B. Khí, lỏng, rắn C. Lỏng, khí, rắn D. Rắn, lỏng, khí Câu 4 : Khi chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi? A. Khối lượng. B. Trọng lượng. C. Khối lượng riêng. D. Cả khối lượng, trọng lượng và khối lượng riêng. Câu 5: Trong việc đúc đồng, có những quá trình chuyển thể nào? A. Nóng chảy và bay hơi. C. Bay hơi và đông đặc. B. Nóng chảy và đông đặc. D.Bay hơi và ngưng tụ. Câu 6: Tại sao khi làm đường ray xe lửa người ta phải để một khe hở ở chỗ tiếp nối hai đàu thanh ray? A. Để dễ lắp đặt. C. Để dễ thay thế, sửa chữa. B. Để tiết kiệm nguyên liệu. D. Để khi nhiệt độ tăng thanh ray có thể dãn nở mà không bị ngăn cản. II. TỰ LUẬN (7 điểm). Câu 1: (2 điểm) Ở nhiệt độ nào thì một chất lỏng cho dù có tiếp tục đun vẩn không tăng nhiệt độ? Sự hóa hơi của chất lỏng ở nhiệt độ này có đặc điểm gì? Câu 2: (1 điểm) Dựa vào đồ thị vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi thôi không đun nóng một chất B trả lời các câu hỏi sau : 1) Nhiệt độ đông đặc của chất B là Chất B là 2) Thời gian đông đặc của chất B là Ở 750C chất B tồn tại ở thể Câu 3 : (1 điểm) Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng? Tại sao khi Mặt Trời mọc sương mù lại tan? Câu 4 : (1điểm) Một thùng đựng 100 lít nước ở 0oC. Khi nhiệt độ tăng từ 0oC đến 60oC thì một lít nước nở thêm 27cm3. Hãy tính thể tích của nước có trong thùng khi nhiệt độ của nước lên đến 60oC.