Đề ôn tập học kỳ II môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Bình Thuận (Có đáp án)

docx 4 trang thaodu 5010
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập học kỳ II môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Bình Thuận (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_12_ma_de_132_nam_hoc_201.docx

Nội dung text: Đề ôn tập học kỳ II môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Bình Thuận (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ II LỚP 12 BÌNH THUẬN Năm học: 2018 – 2019 TRƯỜNG THOT QUNG TRUNG Môn: Hóa học Thời gian làm bài: 50 phút (Đề này có 04 trang) (không kể thời gian giao đề) Mã đề: 132 Họ và tên học sinh: Số báo danh: Lớp: Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; K = 39; Be = 9; Mg = 24; Ca = 40; Ba = 137; Al = 27; Cl = 35,5; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Cr = 52. Đề Câu 1: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính? A. Al. B. Fe(OH)2. C. NaHCO3. D. KOH. Câu 2: Al2O3 không tan được trong dung dịch chứa chất nào sau đây? A. HCl. B. NaCl. C. Ba(OH)2. D. HNO3. Câu 3: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ? A. Fe. B. Mg. C. Al. D. K. Câu 4: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không tác dụng với H2O? A. K. B. Ba. C. Na. D. Cu. Câu 5: Cho các phản ứng sau: (a) NH4Cl + NaOH  NaCl + NH3 + H2O (b) NH4HCO3 + 2KOH  K2CO3 + NH3 + 2H2O (c) NaHCO3 + NaOH  Na2CO3 + H2O (d) Ba(HCO3)2 + 2NaOH  BaCO3 + Na2CO3 + 2H2O (e) Ba(OH)2 + K2CO3  BaCO3 + 2KOH – - 2– Số phản ứng có phương trình ion rút gọn HCO3 + OH  CO3 + H2O là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 6: Cho từ từ đến hết dung dịch chứa 0,48 mol HCl vào dung dịch X chứa đồng thời x mol Na 2CO3 và 0,2 mol NaHCO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,032 lít CO2 (đktc). Giá trị của x là A. 0,15. B. 0,28. C. 0,14. D. 0,30. Câu 7: Từ các sơ đồ phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol): 2X1 + 2X2  2X3 + H2 X3 + CO2  X4 X3 + X4  X5 + X2 2X6 + 3X5 + 3X2  2Fe(OH)3 + 3CO2 + 6KCl Các chất thích hợp tương ứng với X3, X5, X6 lần lượt là A. KHCO3, K2CO3, FeCl3. B. KOH, K2CO3, Fe2(SO4)3. C. KOH, K2CO3, FeCl3. D. NaOH, Na2CO3, FeCl3. Câu 8: Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học? A. Nhúng sợi dây bạc nguyên chất vào dung dịch HNO3 loãng. B. Nhúng thanh nhôm nguyên chất vào dung dịch ZnSO4. C. Đốt sợi dây đồng trong bình đựng khí clo. D. Nhúng thanh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng. Câu 9: Cho 51,75 gam bột kim loại M hóa trị II vào 200 ml dung dịch CuCl 2 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 51,55 gam hỗn hợp kim loại. Kim loại M là A. Fe. B. Mg. C. Zn. D. Pb. Câu 10: Cho các phát biểu sau: (a) Để loại bỏ lớp cặn CaCO3 trong ấm đun nước, phích đựng nước nóng người ta có thể dùng giấm ăn. (b) Để hàn gắn đường ray bị nứt, gãy người ta dùng hỗn hợp tecmit. (c) Để bảo vệ nồi hơi bằng thép, người ta thường lót dưới đáy nồi hơi những tấm kim loại bằng kẽm. (d) Hợp kim Na-K có nhiệt độ nóng chảy thấp, thường được dùng trong các thiết bị báo cháy. (e) Để bảo quản thực phẩm nhất là rau quả tươi, người ta có thể dùng SO2.
  2. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 11: Cho 300ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH) 2 1M và NaOH 1,5M vào 150ml dung dịch chứa đồng thời AlCl3 1M và Al2(SO4)3 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 52,425. B. 81,600. C. 64,125. D. 75,825. Câu 12: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào dung dịch FeCl2. (b) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch BaCl2. (c) Cho dung dịch Na2S vào dung dịch Fe2(SO4)3. (d) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4]). (e) Cho kim loại Zn vào lượng dư dung dịch FeCl3. (f) Sục khí SO2 vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là A. 4. B. 5. C. 3. D. 6. Câu 13. Khi nói về kim loại, phát biểu nào sau đây sai? A. Kim loại có độ cứng lớn nhất là Cr.B. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu . C. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W.D. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li. Câu 14. Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Cu, Fe, K. Số kim loại trong dãy không tác dụng với H 2O tạo thành dung dịch bazơ là A. 2.B. 4.C. 3.D. 1. Câu 15. Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,15 mol NaOH và 0,1 mol Ba(OH)2, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 19,700.B. 29,550.C. 9,850.D. 14,775. Câu 16. Dung dịch X có 0,1 mol K+; 0,2 mol Mg2+; 0,1 mol Na+; 0,2 mo Cl- và a mol Y-. Ion Y- và giá trị a là A. NO3- và 0,4.B. OH- và 0,2 .C. OH- và 0,4 .D. NO 3- và 0,2. Câu 17. Cho dãy các kim loại: Li, Na, Al, Ca, Sr. Số kim loại kiềm trong dãy là A. 1.B. 3.C. 2.D. 4. Câu 18. Cho hỗn hợp X gồm Fe, Cu vào dung dịch HNO 3 loãng, thu được khí NO, dung dịch Y và còn lại chất rắn chưa tan Z. Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thấy có khí thoát ra. Thành phần chất tan trong dung dịch Y là A. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2 .B. Fe(NO 3)3 và Fe(NO3)2 . C. Fe(NO3)2.D. Fe(NO 3)3 và Cu(NO3)2. Câu 19. Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ bên dưới: Sau một thời gian thì ở ống nghiệm chứa dung dịch Cu(NO 3)2 quan sát thấy: A. không có hiện tượng gì xảy ra. B. có sủi bọt khí màu vàng lục, mùi hắc. C. có xuất hiện kết tủa màu đen. D. có xuất hiện kết tủa màu trắng. Câu 20. Cho 6 gam một oxit kim loại hóa trị II tác dụng vừa đủ với HCl cho 14,25 gam muối clorua của kim loại đó. Cho biết công thức oxit kim loại? A. CaO.B. MgO.C. CuO.D. Al 2O3. Câu 21. Hòa tan hoàn toàn một lượng Ba vào dung dịch chứa a mol HCl thu được dung dịch X và a mol H 2. Trong các chất sau: Na2SO4, Al, Al2O3, AlCl3, Mg, NaOH, NaHCO3. Số chất tác dụng được với dung dịch X là A. 7. B. 6. C. 5. D. 4. Câu 22: Trong các chất: Mg(OH)2, Al, NaHSO3 và KNO3, số chất thuộc loại chất lưỡng tính là A. 2 B. 3 C. 4 D. 1. Câu 23: Chất nào dưới đây không có khả năng tan trong dung dịch NaOH? A. Cr(OH)3. B. Al. C. Al2O3. D. Cr. Câu 24: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion + + 2+ 2+ - 2- - - A. Na , K . B. Mg , Ca . C. HCO3 , SO4 . D. Cl , HCO3 .
  3. Câu 25: Cho 16,1 gam hỗn hợp X gồm CaCO 3 và MgCO3 (có tỉ lệ mol 1 : 1) tan hết trong dung dịch HCl dư, thu được V lít (đktc) khí CO2. Giá trị của V là A. 2,94. B. 1,96. C. 7,84. D. 3,92. Câu 26: Phản ứng nhiệt phân không đúng là to to A. CaCO3  CaO + CO2. B. NaHCO3  NaOH + CO2. to to C. 2KNO3  2KNO2 + O2. D. Cu(OH)2  CuO + H2O. Câu 27: Trong thực tế, không sử dụng cách nào sau đây để bảo vệ kim loại sắt khỏi bị ăn mòn? A. Tráng kẽm lên bề mặt sắt. B. Tráng thiếc lên bề mặt sắt. C. Phủ một lớp sơn lên bề mặt sắt. D. Gắn đồng với kim loại sắt. Câu 28: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Z từ dung dịch X và rắn Y. Hình vẽ bên minh họa phản ứng: A. NaOH (dd) + NH4Cl (r) NaCl + NH3 + H2O. B. 2HCl (dd) + FeSO3 (r) FeCl2 + H2O + SO2. C. H2SO4 (dd) + CaCO3 (r) CaSO4 + CO2 + H2O. D. 4HNO3 (đặc, nóng) + Cu (r) Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O. Câu 29. Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch hỗn hợp gồm x mol HCl và y mol ZnCl2, kết quả của thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau. Tổng (x + y + z) là A. 0,9.B. 2,0. C. 1,1.D. 0,8. Câu 30. Kim loại nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH? A. Cu.B. Al.C. Fe.D. Ag. Câu 31. Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp bột gồm MgO, CuO, Al2O3 và FeO, nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Số oxit kim loại trong Y là A. 2.B. 4.C. 3.D. 1. Câu 32. Dung dịch K2Cr2O7 có màu gì? A. Màu lục thẫm.B. Màu vàng.C. Màu da cam.D. Màu đỏ thẫm. Câu 33. Cho 36 gam FeO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là A. 1,00.B. 0,75.C. 0,50.D. 1,25. Câu 34. Phương trình hóa học nào sau đây Sai? to A. Cr2O3 2Al  Al2O3 2Cr. B. AlCl3 3AgNO3  Al(N O3 )3 3AgCl. C. Fe2O3 8HNO3  2Fe(NO3 )3 2NO2 4H2 O. D. CaCO3 2HCl  CaCl2 CO2 H 2O . Câu 35. Trong phòng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu vào bình tam giác bằng cách đẩy nước như hình vẽ bên. Khí X được tạo ra từ phản ứng hóa học nào sau đây? to A. 2Fe 6H2SO4 (dac)  Fe2 (SO4 )3 3SO2 (k) 6H2O. B. 2Al 2NaOH 2H2O  2NaAlO2 3H2 (k). to C. NH4Cl NaOH  NH3 (k) NaCl H2 O. to D. C2H5NH3Cl NaOH  C2H5NH2 (k) NaCl H2O.
  4. Câu 36. Hòa tan hỗn hợp Na và K vào nước dư, thu được dung dịch X và 0,672 lít H2 (đktc). Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần dùng để trung hòa X là A. 600ml.B. 150ml.C. 300ml.D. 900ml. Câu 37. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa FeO,Fe2O3 và Fe3O4 cần dùng vừa đủ dung dịch chứa 0,82 mol HCl thu được dung dịch Y có chứa 32,5 gam FeCl3. Giá trị của m là: A. 21,09.B. 22,45.C. 26,92.D. 23,92. Câu 38: Cho ba dung dịch A, B, C là dung dịch các chất khác nhau với kết quả thí nghiệm giữa chúng được ghi ở bảng sau: (dấu – là không có hiện tượng). A B C A - kết tủa khí thoát ra B kết tủa - kết tủa C khí thoát ra kết tủa - Biết dung dịch B làm quì tím hóa xanh. Các dung dịch A, B, C lần lượt là: A. B.A l Cl3 ,AgNO3 ,KHSO4. NaHCO3 ,Ba(OH)2 ,KHSO4. C. KHCO3 ,Ba(OH)2 ,K 2SO4. D. NaH CO3 ,Ca(OH) 2 ,HCl. Câu 39. Tiến hành các thí nghiệm sau: (1). Cho kim loại Cu và dung dịch FeCl3 dư. (2). Điện phân dung dịch AgNO3 (điện cực trơ). (3). Nung nóng hỗn hợp bột Al và FeO (không có không khí). (4). Cho kim loại Ba vào dung dịch CuSO4 dư. (5). Điện phân Al2O3 nóng chảy. Số thí nghiệm tạo thành kim loại là A. 5.B. 4.C. 2.D. 3. Câu 40. Cho các phát biểu sau: (1). Cr và Cr(OH)3 đều có tính lưỡng tính và tính khử. (2).Cr2O3 và CrO3 đều là chất rắn, màu lục, không tan trong nước. (3). H2CrO4 và K2Cr2O7 đều chỉ tồn tại trong dung dịch. (4). CrO3 và K2Cr2O7 đều có tính oxi hóa mạnh. Số phát biểu đúng là A. 1.B. 2.C. 4.D. 3.