Đề ôn tập học kỳ II môn Vật lý Lớp 11 - Đề số 2

doc 2 trang thaodu 3210
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập học kỳ II môn Vật lý Lớp 11 - Đề số 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_tap_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_11_de_so_2.doc

Nội dung text: Đề ôn tập học kỳ II môn Vật lý Lớp 11 - Đề số 2

  1. ĐỀ 2 ÔN TẬP KỲ II Môn: VẬT LÝ Lớp 11 Thời gian: 45 phút A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (20 câu) Câu 1: Đường sức từ không có tính chất nào sau đây? A. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức; B. Các đường sức là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu; C. Chiều của các đường sức là chiều của từ trường; D. Các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau. Câu 2: Từ trường đều là từ trường mà các đường sức từ là các đường A. thẳng. B. song song. C. thẳng song song. D. thẳng song song và cách đều nhau. Câu 3: Một ống dây được cuốn bằng loại dây mà tiết diện có bán kính 0,5 mm sao cho các vòng sát nhau. Khi có dòng điện 20 A chạy qua thì độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống dây là A. 4 mT. B. 8 mT. C. 8 π mT. D. 4 π mT. Câu 4: Phương của lực Lo – ren – xơ không có đặc điểm nào: A. vuông góc với véc tơ vận tốc của điện tích. B. vuông góc với véc tơ cảm ứng từ. C. vuông góc với mặt phẳng chứa véc tơ vận tốc và véc tơ cảm ứng từ. D. vuông góc với mặt phẳng thẳng đứng. Câu 5: Ứng dụng nào sau đây không phải liên quan đến dòng Foucault? A. phanh điện từ; B. nấu chảy kim loại bằng cách để nó trong từ trường biến thiên; C. lõi máy biến thế được ghép từ các lá thép mỏng cách điện với nhau; D. đèn hình TV. Câu 6: Khi cho nam châm chuyển động qua một mạch kín, trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. Điện năng của dòng điện được chuyển hóa từ A. hóa năng. B. cơ năng. C. quang năng. D.nhiệt năng. Câu 7: Biểu thức tính hệ số tự cảm của ống dây dài là: I t A. L e B. Ф. = L I C. L = 4π. 10-7.n2 D. L e t I Câu 8: Sự điều tiết của mắt là A. thay đổi độ cong của thủy tinh thể để ảnh của vật quan sát hiện rõ nét trên màng lưới. B. thay đổi đường kính của con ngươi để thay đổi cường độ sáng chiếu vào mắt. C. thay đổi vị trí của vật để ảnh của vật hiện rõ nét trên màng lưới. D. thay đổi khoảng cách từ thủy tinh thể đến màng lưới để ảnh của vật hiện rõ nét trên võng mạc. Câu 9: Nếu chiết suất của môi trường chứa tia tới nhỏ hơn chiết suất của môi trường chứa tia khúc xạ thì góc khúc xạ A. luôn nhỏ hơn góc tới. B. luôn lớn hơn góc tới. C. luôn bằng góc tới. D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn góc tới. Câu 10: Chiếu ánh sáng từ không khí vào thủy tinh có chiết suất n = 1,5. Nếu góc tới i là 600 thì góc khúc xạ r (lấy tròn) là A. 300.B. 35 0.C. 40 0.D. 45 0. Câu 11: Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng A. ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi khi chiếu tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. B. ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi gặp bề mặt nhẵn. C. ánh sáng bị đổi hướng đột ngột khi truyền qua mặt phân cách giữa 2 môi trường trong suốt. D. cường độ sáng bị giảm khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. Câu 12: Bộ phận của mắt giống như thấu kính là A. thủy dịch. B. dịch thủy tinh. C. thủy tinh thể. D. giác mạc. Câu 13: Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thông qua mạch gây ra bởi A. sự biến thiên của chính cường độ điện trường trong mạch. B. sự chuyển động của nam châm với mạch. C. sự chuyển động của mạch với nam châm. D. sự biến thiên từ trường Trái Đất. Câu 14: Mắt lão thị không có đặc điểm nào sau đây? A. Điểm cực cận xa mắt. B. Cơ mắt yếu. C. Thủy tinh thể quá mềm. D. Phải đeo kính hội tụ để sửa tật.
  2. Câu 15: Góc lệch của tia sáng khi truyền qua lăng kính là góc tạo bởi A. hai mặt bên của lăng kính. B. tia tới và pháp tuyến. C. tia tới lăng kính và tia ló ra khỏi lăng kính. D. tia ló và pháp tuyến. Câu 16: Biểu thức tính từ thông: A. Φ = BSIcosα. B. Φ = BS. C. Φ = BScosα. D. Φ = BSsinα. Câu 17: Công thức tính cảm ứng từ của dòng điện tròn là I I I N A. B 4 .10 7 B. B 4 .10 7 l C. B 2 .10 7 N D. B 2 .10 7 l r N R I Câu18: Một vật thật AB qua một thấu kính phân kỳ sẽ cho ảnh A’B’ thấp hơn 2 lần. Biết khoảng cách từ vật đến thấu kính là 20 cm. Xác định vị trí ảnh A’B’. A. d’ = 10 cm B. d’ = - 10 cm C. d’ = - 20 cm D. d’ = 20 cm C©u 19: KÝnh lóp dïng ®Ó: A. Quan s¸t vËt cã kÝch th­íc lín nh­ng ë xa. B. Quan s¸t vËt cã kÝch thø¬c rÊt nhá nh­ng ë gÇn. C. Quan s¸t c¸c vËt nhá ë gÇn. D. Quan s¸t mäi vËt. C©u 20: ThÞ kÝnh cña kÝnh hiÓn vi cã: A. Tiªu cù lín cì vµi mÐt. B. Tiªu cù cì vµi chôc centimÐt. C. Tiªu cù cì vµi centimÐt. D. Tiªu cù nhá cì milimÐt. II. PHẦN BÀI TẬP TỰ LUẬN Bài 1: Cho hai dòng điện thẳng dài song song thuộc một mặt phẳng, cùng chiều hướng vào và vuông góc mặt phẳng hình vẽ. Hai dòng điện lần lượt đặt tại A , B cách nhau 10 cm trong không khí và có cường độ dòng điện I1 = 6 A và I2 = 8 A. a. Tính độ lớn lực từ tác dụng lên mỗi mét chiều dài của dòng điện I1. b. Xác định cảm ứng từ tổng hợp tại C. Biết C thuộc AB cách I1 đoạn 6 cm và cách I2 đoạn 4 cm. Bài 2: Một ống dây dài 40cm chỉ có 1000 vòng dây mang một dòng điện là 10 A. Tính độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống dây ? Bài 3: Một khung dây dẫn có diện tích 800 cm 2, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ 0,4T. Góc tạo bởi vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến một góc 600. a. Tìm từ thông qua khung dây. b. Sau thời gian t = 0,02s, độ lớn của cảm ứng từ tăng đều đến 1,2T. Xác định độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung. Bài 4: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 15cm. Vật sáng AB đặt vuông góc tới trục chính của thấu kính, cách thấu kính 12cm. a. Xác định vị trí , tính chất và số phóng đại ảnh ? b. Nếu dich chuyển vật đến vị trí nào mà qua thấu kính thu được ảnh trên màn cao gấp 3 lần vật?