Đề ôn tập kiểm tra giữa học kì II môn Sinh học 7

docx 4 trang Hoài Anh 27/05/2022 4050
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập kiểm tra giữa học kì II môn Sinh học 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_7.docx

Nội dung text: Đề ôn tập kiểm tra giữa học kì II môn Sinh học 7

  1. PHIẾU ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC 7 Câu 1: Phát biểu nào sau đây về ếch đồng là “sai”? A. Là động vật biến nhiệt. B. Thường ẩn mình trong hang vào mùa đông. C. Thường bắt gặp được ở những nơi khô cằn. D. Thức ăn thường là sâu bọ, cua, cá con, giun, ốc, Câu 2: Động vật nào sau đây có vai trò dùng làm vật thí nghiệm trong nghiên cứu khoa học? A. Rắn. B. Thằn lằn bóng đuôi dài. C. Ếch. D. Cừu. Câu 3: Tập tính nào sau đây không có ở ếch? A. Trú đông. B. Ở nhờ. C. Ghép đôi. D. Kiếm ăn vào ban đêm. Câu 4: Hiện tượng ếch đồng quanh quẩn bên bờ nước có ý nghĩa gì? A. Giúp chúng dễ săn mồi. B. Giúp lẩn trốn kể thù. C. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hô hấp qua da. D. Giúp chúng có điều kiện để bảo vệ trứng và con non. Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sinh sản của ếch đồng? A. Ếch đồng đực có cơ quan giao phối, thụ tinh ngoài. B. Ếch đồng đực không có cơ quan giao phối, thụ tinh trong. C. Ếch đồng cái đẻ trứng, trứng được thụ tinh ngoài. D. Ếch đồng cái đẻ con, ếch đồng đực không có cơ quan giao phối. Câu 6: Đặc điểm nào sau đây giúp ếch sống được trên cạn? A. Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu. B. Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ, mũi thông khoang miệng. C. Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 7: Vì sao vào mùa đông chúng ta lại ít nhìn thấy ếch? A. Do ếch trú đông B. Do ếch di cư đến vùng ấm hơn C. Do ếch bị chết nhiều vì nhiệt độ lạnh D. Cả ba nguyên nhân trên Câu 8: Phát biểu nào sau đây về ếch đồng là đúng? A. Phát triển không qua biến thái. B. Sinh sản mạnh vào mùa đông. C. Nguồn thức ăn chính là rêu và tảo. D. Đẻ trứng và thụ tinh ngoài. Câu 9: Lưỡng cư sống được ở môi trường nào? A. Trên cạn. B. Dưới nước. C. Trong cơ thể động vật khác. D. Vừa ở cạn, vừa ở nước. Câu 10: Ở ếch đồng, đặc điểm nào dưới đây giúp chúng thích nghi với đời sống dưới nước? A. Các chi sau có màng căng giữa các ngón. B. Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước. C. Mắt và các lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 11: Vì sao vào mùa đông chúng ta lại ít nhìn thấy ếch? A. Do ếch trú đông. B. Do ếch di cư đến vùng ấm hơn. C. Do ếch bị chết nhiều vì nhiệt độ lạnh. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 12: Vai trò của các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt) của ếch là A. giúp hô hấp trong nước dễ dàng. B. khi bơi ếch vừa thở vừa quan sát. C. giảm sức cản của nước khi bơi. D. tạo thành chân bơi để đẩy nước. Câu 13: Động vật biến nhiệt là A. loài có nhiệt độ cơ thể không ổn định, luôn thay đổi theo nhiệt độ môi trường. B. loài có nhiệt độ cơ thể ổn định, không bị ảnh hưởng bởi môi trường. C. loài có thể tự thay đổi nhiệt độ cơ thể theo ý muốn. D. loài có nhiệt độ ổn định, làm biến đổi nhiệt độ của môi trường. Câu 14: Quá trình biến thái hoàn toàn của ếch diễn ra qua các giai đoạn: A. Trứng – nòng nọc - ếch trưởng thành. B. Nòng nọc – trứng - ếch trưởng thành. C. Ếch trưởng thành – nòng nọc – trứng. D. Trứng - ếch trưởng thành – nòng nọc Câu 15: Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày?
  2. A. Đa số lưỡng cư có đuôi đi kiếm ăn vào ban đêm tiêu diệt số lượng lớn sâu bọ, còn đa số chim kiếm mồi vào ban ngày. B. Đa số lưỡng cư không chân đi kiếm ăn vào ban đêm tiêu diệt số lượng lớn sâu bọ, còn đa số chim kiếm mồi vào ban ngày. C. Đa số lưỡng cư không đuôi đi kiếm ăn vào ban đêm tiêu diệt số lượng lớn sâu bọ, còn đa số chim kiếm mồi vào ban ngày. D. Đa số lưỡng cư đi kiếm ăn vào ban ngày tiêu diệt số lượng lớn sâu bọ, còn đa số chim kiếm mồi vào ban đêm. Câu 16: Thằn lằn bóng đuôi dài thường trú đông ở A. gần hồ nước. B. đầm nước lớn. C. hang đất khô. D. khu vực đất ẩm, mềm, xốp. Câu 17: Thằn lằn bóng đuôi dài là A. động vật biến nhiệt. B. động vật hằng nhiệt. C. động vật đẳng nhiệt và biến nhiệt D. không có nhiệt độ cơ thể. Câu 18: Khủng long diệt vong là do đâu? A. Thiên thạch rơi vào trái đất, núi lửa, thiên tai triền miên. B. Sự xuất hiện của chim và thú ăn thịt. C. Khí hậu đột ngột thay đổi. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 19: Phát biểu nào sau đây về thằn lằn bóng đuôi dài là đúng? A. Không có mi mắt thứ ba. B. Không có đuôi. C. Da khô, có vảy sừng bao bọc. D. Vành tai lớn. Câu 20: Thằn lằn cái đẻ bao nhiêu trứng? A. 1 trứng. B. 2 trứng. C. 5 – 10 trứng. D. 15 – 20 trứng. Câu 21: Đặc điểm nào dưới đây không có thằn lằn bóng đuôi dài? A. Vảy sừng xếp lớp. B. Màng nhĩ nằm trong hốc tai ở hai bên đầu. C. Bàn chân gồm có 4 ngón, không có vuốt. D. Mắt có mi cử động, có nước mắt. Câu 22: Yếu tố nào dưới đây giúp thằn lằn bóng đuôi dài bảo vệ mắt, giữ nước mắt để màng mắt không bị khô? A. Mắt có mi cử động, có nước mắt. B. Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu. C. Da khô và có vảy sừng bao bọc. D. Bàn chân có móng vuốt. Câu 23: Vì sao bò sát nhỏ như thằn lằn vẫn tồn tại và sống sót đến tận ngày nay? A. Không có kẻ thù. B. Điều kiện thuận lợi. C. Nhu cầu ăn uống ít, dễ ẩn náu. D. Sinh sản phát triển mạnh mẽ. Câu 24: Trong các động vật sau, động vật nào phát triển không qua biến thái? A. Ong mật. B. Ếch đồng. C. Thằn lằn bóng đuôi dài. D. Bướm cải. Câu 25: Đặc điểm nào của thằn lằn có giúp ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể? A. Da khô có vảy sừng bao bọc. B. Mắt có mi cử động, có nước mắt. C. Có cổ dài. D. Màng nhĩ nằm trong hốc tai. Câu 26: Phát biểu nào sau đây về thằn lằn bóng đuôi dài là “đúng”? A. Ưa sống nơi ẩm ướt. B. Hoạt động chủ yếu vào ban ngày, con mồi chủ yếu là sâu bọ. C. Là động vật hằng nhiệt. D. Thường ngủ hè trong các hang đất ẩm ướt. Câu 27: Đặc điểm chung của lớp bò sát? A. Có da ẩm ướt, có vảy sừng bao bọc. B. Da khô, sinh sản dưới nước. C. Có vảy sừng bao bọc, sinh sản dưới nước. D. Da khô, có vảy sừng bao bọc, sinh sản trên cạn. Câu 28: Đâu “không” phải vai trò của lớp bò sát đối với cuộc sống con người? A. Làm dược phẩm. B. Cung cấp lông. C. Làm đồ mỹ nghệ. D. Làm giá trị thực phẩm. Câu 29: Hình dạng thân của chim bồ câu hình thoi có ý nghĩa như thế nào? A. Giúp giảm trọng lượng khi bay. B. Giúp tạo sự cân bằng khi bay. C. Giúp giảm sức cản của không khí khi bay. D. Giúp tăng khả năng trao đổi khí của cơ thể khi bay. Câu 30: Phát biểu nào sau đây về chim bồ câu là “sai”?
  3. A. Là động vật hằng nhiệt. B. Bay kiểu vỗ cánh. C. Không có mi mắt. D. Nuôi con bằng sữa diều. Câu 31: Điển từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau: Mỗi lứa chim bồ câu đẻ (1) , trứng chim được bao bọc bởi (2) . A. (1): 2 trứng; (2): vỏ đá vôi. B. (1): 5 – 10 trứng; (2): màng dai. C. (1): 2 trứng; (2): màng dai. D. (1): 5 – 10 trứng; (2): vỏ đá vôi. Câu 32: Ý nghĩa của việc chim hình thành mỏ bao lấy hàm, không có răng là A. bắt mồi dễ hơn. B. giảm sức cản của không khí khi bay. C. giúp chim thăng bằng đi đứng trên cành cây. D. làm đầu chim nhẹ hơn. Câu 33: Đặc điểm nào dưới đây có ở các loại chim bay theo kiểu bay lượn? A. Cánh đập liên tục. B. Cánh dang rộng mà không đập. C. Bay chủ yếu nhờ sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió. D. Cả B và C đều đúng. Câu 34: Đặc điểm của kiểu bay vỗ cánh là A. Cánh dang rộng mà không đập B. Cánh đập chậm rãi và không liên tục C. Bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió D. Cánh đập liên tục Câu 35: Cấu tạo của chi sau của chim bồ câu gồm? A. 1 ngón trước, 3 ngón sau, có vuốt. B. 2 ngón trước, 2 ngón sau, không vuốt. C. 3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt. D. 4 ngón trước, 1 ngón sau, không vuốt. Câu 36: Lông ống ở chim bồ câu có vai trò gì? A. Giữ nhiệt. B. Làm cho cơ thể chim nhẹ. C. Làm cho đầu chim nhẹ. D. Làm cho cánh chim khi dang ra có diện tích rộng. Câu 37: Trong các loại chim sau, loài chim nào có kiểu bay lượn? A. Bồ câu. B. Đà điểu. C. Gà rừng. D. Diều hâu Câu 38: Lông của động vật nào dưới đây thường được dùng để làm chăn, đệm? A. Đà điểu. B. Cốc đế. C. Vịt. D. Diều hâu. Câu 39: Cổ chim dài có tác dụng gì? A. Giảm trọng lượng khi bay. B. Giảm sức cản của gió. C. Thuận lợi khi bắt mồi và rỉa lông. D. Hạn chế tác dụng của các giác quan. Câu 40: Loài chim nào “không” thuộc nhóm Chim bay? A. Chim đà điểu. B. Vịt trời. C. Chim én. D. Chim ưng. Câu 41: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau: Để thích nghi với đời sống “gặm nhấm”, thỏ có những thích nghi thể hiện ở các răng cửa (1) và (2) mọc dài, răng hàm (3) còn răng nanh khuyết thiếu. A. (1): ngắn sắc; (2): thường xuyên; (3): có mấu nhọn B. (1): cong sắc; (2): thường xuyên; (3): kiểu nghiền C. (1): cong sắc; (2): không; (3): có mấu dẹp D. (1): cong sắc; (2): thường xuyên; (3): có mấu nhọn Câu 42: Đặc điểm sinh sản của thú mỏ vịt là gì? A. Đẻ trứng. B. Đẻ con. C. Có vú. D. Con sống trong túi da của mẹ. Câu 43: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của thỏ? A. Đào hang. B. Hoạt động vào ban đêm. C. Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ. D. Là động vật biến nhiệt. Câu 44: Môi trường sống của thỏ là ở đâu? A. Dưới biển. B. Bụi rậm, trong hang. C. Vùng lạnh giá. D. Đồng cỏ khô nóng. Câu 45: Bộ Thú đẻ trứng, thú mẹ chưa có núm vú, con sơ sinh liếm sữa do thú mẹ tiết ra, đó là bộ thú nào? A. Bộ Thú huyệt.
  4. B. Bộ Thú túi. C. Bộ Thú huyệt và Bộ Thú túi. D. Bộ Thú ăn sâu bọ. Câu 46: Tai thỏ rất thính, có vành tai dài, lớn để A. giữ nhiệt cho cơ thể. B. giảm trọng lượng. C. định hướng âm thanh phát hiện kẻ thù. D. bảo vệ mắt. Câu 47: Vì sao thỏ hoang di chuyển với vận tốc tối đa là 21 m/s trong khi đó cáo xám: 18 m/s, chó săn: 19 m/s. Thế mà trong nhiều trường hợp thỏ rừng vẫn không thoát khỏi được thú ăn thịt kể trên? A. Vì thỏ chạy không dai sức bằng thú ăn thịt. B. Vì thỏ có khả năng nhảy rất cao vượt qua chướng ngại vật. C. Vì thỏ chạy theo hình chữ Z. D. Vì thỏ có cơ thể nhỏ có thể trốn trong các hang hốc nhưng sói vẫn bắt được. Câu 48: Bộ Thú nào sau đây được xếp vào Thú đẻ trứng? A. Bộ Thú huyệt. B. Bộ Thú túi. C. Bộ Thú huyệt và Bộ Thú túi. D. Bộ Thú ăn sâu bọ. Câu 49: Khi trốn kẻ thù, thỏ chạy theo hình thức nào? A. Theo đường thẳng. B. Theo đường zíc zắc. C. Theo đường tròn. D. Theo đường elip. Câu 50: Đặc điểm sinh sản của thú mỏ vịt là . B. Đẻ con. C. Có vú. D. Con sống trong túi da của mẹ.