Đề thi học kỳ môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thanh Thùy (Có đáp án)

docx 4 trang thaodu 6440
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thanh Thùy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ky_mon_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2019_2020_truong_th.docx

Nội dung text: Đề thi học kỳ môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thanh Thùy (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT THANH OAI ĐỀ THI HỌC KÌ MÔN SINH HỌC 7 TRƯỜNG THCS THANH THÙY Năm học 2019 – 2020 (Thời gian: 45 phút) Điểm Nhận xét của thầy, cô giáo I. TRẮC NGHIỆM (6điểm ) Mỗi câu học sinh khoanh đúng 0,5 điểm : ( Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng nhất ) Câu 1: Ếch có đời sống là : A. Hoàn toàn trên cạn B. Hoàn toàn ở nước C. Nửa nước nửa cạn D. Sống ở nơi khô ráo. Câu 2: Lớp da khô có vảy sừng ở thằn lằn bóng đuôi dài có tác dụng . A. Dễ bơi lội trong nước . B .Di chuyển dễ dàng trên cạn . C. Chống mất nước của cơ thể ở môi trường khô. D. Giữ ấm cơ thể . Câu 3: Làm thế nào để duy trì đa dạng sinh học A: Tích cực trồng rừng và bảo vệ rừng đặc biệt là rừng đầu nguồn B: Không chặt phá rừng, khai thác rừng bừa bãi C: Cấm săn bắt, buôn bán động vật hoang dã D: Tất cả các ý trên đều đúng Câu 4: Vành tai của thỏ lớn và dài, cử động được mọi chiều ,có chức năng : A . Định hướng chống trả kẻ thù . B. Định hướng tham gia tìm thức ăn . C. Định hướng âm thanh vào tai giúp thỏ nghe rõ .
  2. D. Định hướng cơ thể khi chạy . Câu 5: Phương thức sinh sản nào sau đây được xem là tiến hóa nhất : A. Sinh sản vô tính. B . Sinh sản hữu tính và thụ tinh ngoài . C . Hữu tính, đẻ trứng và thụ tinh trong . D. Hữu tính thụ tinh trong, đẻ con . Câu 6: Biện pháp tiêu diệt sinh vật gây hại nào dưới đây là biện pháp đấu tranh sinh học : A. Dùng keo dính chuột . B .Dùng mèo bắt chuột C. Bẫy chuột . D . Thuốc diệt chuột Câu 7: Đa dạng sinh học ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng rất thấp vì: A. Động vật ngủ đông dài C. Khí hậu rất khắc nghiệt B. Động vật sinh sản ít D. Khí hậu khá phù hợp Câu 8: Nguyên nhân nào không gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học trong tự nhiên ở nước ta? A. Khai thác tài nguyên rừng quá mức B. Săn bắn, buôn bán động vật hoang dã. . C. Sự ô nhiễm môi trường D. Tích cực trồng cây gây rừng. Câu 9: Nhóm động vật nào dưới đây có hiện tượng thai sinh? A. Thỏ, mèo, khỉ C. Chim bồ câu, gà, đà điểu B. Ếch đồng, nhái bén, cá cóc D. Cá sấu, thằn lằn, rắn Câu 10: Những lợi ích của đa dạng sinh học là: A. Làm cho các loài thực vật và động vật phong phú B. Là nguồn tài nguyên tái sinh khổng lồ cho con người C. Góp phần tạo ra sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên D. Cả A, B và C đều đúng
  3. Câu 11: Biện pháp nào dưới đây không là biện pháp đấu tranh sinh học? A. Sử dụng thiên địch trực tiếp tiêu diệt những loài sinh vật có hại. B. Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại. C. Sử dụng phân bón, phun thuốc hóa học trừ sâu D. Gây vô sinh để diệt động vật gây hại. Câu 12: Nhận xét nào sau đây là đúng 1. Chim, Lưỡng cư, Bò sát đều là động vật biến nhiệt 2. Các loài chuột chù, chuột chũi, chuột đồng thuộc bộ Gặm nhấm 3. Dơi là động vật có xương sống có chi 5 ngón biến đổi thích nghi với đời sống bay lượn. 4. Đa dạng sinh học biểu thị rõ nét nhất ở số lượng loài sinh vật A: 1,2,3 C: 1, 2 B: 2,3,4 D: 3,4 II. Tự luận (4 điểm) Câu 1 .(3đ) Trình bày đặc điểm chung và vai trò của lớp thú? Em sẽ làm gì để bảo vệ các loài thú có ích? Câu 2 .(1đ) Để duy trì đa dạng sinh học chúng ta cần phải làm gì?
  4. Đáp án và thang điểm I. TRẮC NGHIỆM (6điểm ) Mỗi câu học sinh khoanh đúng 0,5 điểm : Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C C D C D B C D A D C D II.TỰ LUẬN Câu 1: (3đ) Trình bày đặc điểm chung và vai trò của lớp thú? Đáp án Điểm Đặc điểm Là động vật có xương sống, có tổ chức cao nhất 0.25 chung của Thai sinh và nuôi con bằng sữa 0.25 lớp thú Có lông mao, bộ răng phân hoá 3 loại 0.25 Tim 4 ngăn, bộ não phát triển, là động vật hằng nhiệt. 0.5 Vai trò Cung cấp thực phẩm, sức khoẻ, dược liệu, nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ và tiêu 1 diệt gặm nhấm có hại. Biện pháp Bảo vệ động vật hoang dã. 0.25 Xây dựng khu bảo tồn động vật. 0.25 Tổ chức chăn nuôi những loài có giá trị kinh tế. 0.25 Câu 2: (1đ) Để duy trì đa dạng sinh học chúng ta cần phải làm gì? - Tích cực trồng rừng và bảo vệ rừng đặc biệt là rừng đầu nguồn - Không chặt phá rừng, khai thác rừng bừa bãi - Cấm săn bắt, buôn bán động vật hoang dã - Xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn, dự trữ thiên nhiên - Gây nuôi một số loài động vật quý hiếm.