Đề ôn tập số 2 môn Ngữ văn Lớp 12 - Sở giáo dục và đào tạo Bắc Ninh (Có đáp án)

docx 6 trang thaodu 9050
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập số 2 môn Ngữ văn Lớp 12 - Sở giáo dục và đào tạo Bắc Ninh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_so_2_mon_ngu_van_lop_12_so_giao_duc_va_dao_tao_bac.docx

Nội dung text: Đề ôn tập số 2 môn Ngữ văn Lớp 12 - Sở giáo dục và đào tạo Bắc Ninh (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BẮC NINH ĐỀ ÔN TẬP SỐ 2 PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi gồm 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Có bao giờ chúng ta yêu thế gian này như yêu ngôi nhà có bếp lửa ấm áp của mình không? Có bao giờ chúng ta yêu nhân loại như yêu một người máu thịt của mình không? Chúng ta từng nói đến việc làm sao trở thành những công dân toàn cầu. Danh từ Công dân toàn cầu rất dễ làm cho những ai đó lầm tưởng về một siêu nhân trong những khía cạnh nào đấy. Nhưng bản chất duy nhất của một công dân toàn cầu là một người biết yêu thương thế gian này và luôn tìm cách cải biến thế gian. Có thể sẽ có những công dân kêu lên đầy bất lực: Ta chỉ là một sinh linh bé nhỏ này làm sao ta có thể yêu thương và che chở cả thế gian rộng lớn nhường kia! Việc yêu thương và che chở cho cả thế gian có phải là một ước mơ hay một nhân cách hão huyền không? Không. Đó là một hiện thực và đó là một nguyên lý. Khi một con người yêu thương chân thực mảnh đất con người đó đang đứng dù chỉ vừa hai bàn chân thì người đó đã yêu cả trái đất này. Khi bạn yêu một cái cây bên cạnh bạn thì bạn yêu mọi cái cây trên thế gian. Khi bạn yêu thương một con người bên cạnh thì bạn yêu cả nhân loại. Và khi tất cả những con người dù bé nhỏ đến đâu yêu thương người bên cạnh thì tình thương yêu ấy sẽ ngập tràn thế gian này. Tình yêu thương nhân loại sẽ ngay lập tức trở nên hão huyền và mang thói đạo đức giả khi chúng ta nói đến tình yêu thương đó mà không bao giờ chúng ta yêu thương nổi một người bên cạnh. Và thói đạo đức giả đang lan rộng trên thế gian chúng ta đang sống. Hãy cứu thế gian này khỏi những hận thù, những ích kỷ, những vô cảm và giá lạnh bằng những hành động cụ thể của mỗi con người đang sống trên thế gian này. Đấy là tiếng kêu khẩn thiết, đầy tình thương yêu và trách nhiệm của biết bao con người đang sống trên thế gian này. (Trích Cần một ngày hòa giải để yêu thương dẫn theo ngày 7/9/2010) Câu 1. Theo văn bản, phẩm chất cốt lõi của một “công dân toàn cầu” là gì? Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 3. Văn bản trên sử dụng thao tác lập luận nào khi bàn về “bản chất duy nhất của công dân toàn cầu”? Câu 4. Anh/chị thử đưa ra một định nghĩa khác về “công dân toàn cầu”.
  2. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Theo anh/chị, thế hệ trẻ Việt Nam cần làm gì để trở thành “công dân toàn cầu”? Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của mình. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. (Vội vàng - Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.22) Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. (Sóng - Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.156) ===Hết===
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn (Hướng dẫn có 04 trang) Phần Câu Đáp án Điểm 1 Theo văn bản, phẩm chất cốt lõi của một "công dân toàn cầu" là biết yêu 0.5 thương và luôn tìm cách cải biến thế gian này. 2 Học sinh có thể chỉ ra và nêu tác dụng của một trong các phép tu từ sau: 1.0 - Phép so sánh: Có bao giờ chúng ta yêu thế gian này như yêu ngôi nhà có bếp lửa ấm áp của mình không? Có bao giờ chúng ta yêu nhân loại như yêu một người máu thịt của mình không? Tác dụng: khiến cho câu văn giàu cảm xúc, hình ảnh, tạo sự gần gũi, thân mật khi đề cập đến một vấn đề thoạt nghe rất cao siêu: tình yêu thế gian, I yêu nhân loại. - Phép điệp cấu trúc câu: Có bao giờ Khi bạn yêu Tác dụng: liên kết và nhấn mạnh ý nghĩa, tác dụng của tình yêu thương tạo nên giọng điệu nghị luận đầy nhiệt huyết. - Sử dụng câu hỏi tu từ: Có bao giờ ? Tác dụng: tác động mạnh mẽ đến tình cảm và lí trí của người đọc, góp phần làm nổi bật vấn đề, tăng sức thuyết phục cho lập luận . 3 Bàn về "bản chất duy nhất của công dân toàn cầu", văn bản sử dụng thao 0.5 tác lập luận bác bỏ: từ việc nêu ý kiến cho rằng yêu thương nhân loại là một ước mơ hay nhân cách hão huyền, rằng mỗi người chỉ là một sinh linh nhỏ bé làm sao có thể yêu thương và che chở cả thế giới rộng lớn sau đó đưa ra lí lẽ để lật lại vấn đề. Điều này khiến cho lập luận trở nên thuyết phục, sắc bén, hấp dẫn. 4 HS có thể nêu một trong các cách định nghĩa dưới đây: 1.0 - Công dân toàn cầu là những người sống, làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau, có thể có một hoặc nhiều quốc tịch. - Công dân toàn cầu là công dân có kiến thức nền tảng về các vấn đề văn hóa nhân loại, có thể giao lưu học tập, làm việc tại bất cứ quốc gia nào, có thể hòa nhập với công dân trên toàn thế giới, có năng lực giải quyết những vấn đề chung của nhân loại: bảo vệ môi trường, chống chiến tranh, đẩy lùi dịch bệnh, - Công dân toàn cầu là người coi những vấn đề của nhân loại là vấn đề của dân tộc mình, của cá nhân mình và biết suy nghĩ, hành động vì một thế giới tốt đẹp hơn II 1 Theo anh/chị, thế hệ trẻ Việt Nam cần làm gì để trở thành “công dân 2.0 toàn cầu”? Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của mình. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn 0.25 theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Những việc thế hệ trẻ Việt Nam cần 0.25 làm để trở thành công dân toàn cầu. c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể theo hướng sau: - Giải thích: "công dân toàn cầu" là gì? 0.25 - Bàn luận: Để trở thành "công dân toàn cầu", con người cần phải làm gì? + Xây dựng nền tảng tri thức phổ thông cơ bản, vững chắc: + Có những hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau trên thế giới; có những 0.5 kĩ năng thiết yếu như kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tự học, sáng tạo trong đó năng lực ngoại ngữ,
  4. năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông là cực kì quan trọng. + Bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức mang tính cốt lõi: lòng tự trọng, tự tôn, tinh thần yêu nước, tinh thần trách nhiệm - Bài học nhận thức hành động: 0.25 + "Công dân toàn cầu" có thể hòa nhập vào thế giới phẳng nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc của mình. Đây là một thách thức lớn đối với giới trẻ trong xu hướng hội nhập thế giới. + Phê phán những người vì hiểu chưa đúng về khái niệm "công dân toàn cầu" nên đánh mất bản sắc dân tộc, coi thường những giá trị văn hóa truyền thống của cha ông. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chı́nh tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp 0.25 tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề 0.25 nghị luận 2 Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau: 5.0 Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. (Vội vàng - Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.22) Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. (Sóng - Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.156) a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0.25 Mở bài giới thiêụ được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận vẻ đẹp nội dung và 0.5 nghệ thuật của hai đoạn thơ. c. Triển khai vấn đề nghị luận Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm: - Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ Mới (Hoài Thanh), ông hoàng của thơ tình Việt Nam hiện đại. Xuân Diệu đã mang đến cho thơ ca 0.25 đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời tha thiết. “Vội vàng” được trích trong tập Thơ Thơ (1938) là một trong những bài thơ hay nhất của Xuân Diệu trước cách mạng. - Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ nữ tiêu biểu nhất của thế hệ 0.25 các nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn vừa chân thành đằm thắm và luôn da diết với khát vọng hạnh phúc đời thường. “Sóng” là bài thơ tình đặc sắc của Xuân Quỳnh, in trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968). 2. Cảm nhận hai đoạn thơ: 2.1. Đoạn thơ trong bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu bộc lộ một cái tôi sôi nổi, vồ vập và giàu khát vọng. 1.0 - Khát vọng của Xuân Diệu là khát vọng tắt nắng và buộc gió; tắt nắng để
  5. màu hoa không tàn, buộc gió để hương đừng bay đi. - Nắng và gió, hương và hoa ở đây chính là mùa xuân của đất trời với bạt ngàn hoa thơm cỏ lạ. Đó là hoa đồng nội xanh rì, cành tơ phơ phất, là khúc tình si của yến anh, là mây đưa gió lượn mùa xuân ấy thật thanh tân diễm lệ đầy quyến rũ như bờ môi thiếu nữ tháng giêng ngon như một cặp môi gần. - Hương với màu ở đây là những ẩn dụ để nói đến tuổi trẻ của đời người. Xuân Diệu là người luôn lo sợ về thời gian, về tuổi tác vì theo nhà thơ: Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua/Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già/Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất/Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật/Không cho dài thời trẻ của nhân gian/Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn/Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại. - Nhân vật trữ tình có một khát vọng táo bạo, mãnh liệt, muốn ngự trị thiên nhiên, đoạt quyền tạo hóa để vũ trụ ngừng quay, thời gian ngừng trôi, để thi nhân tận hưởng những phút giây đẹp nhất của đời người. Đây cũng chính là một khát vọng rất nhân văn. * Nghệ thuật: thể thơ ngũ ngôn, giọng điệu dõng dạc, sôi nổi, tự tin, sử dụng động từ mạnh tắt, buộc 2.2. Đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh thể hiện cái tôi đầy khao khát được đồng cảm, thấu hiểu và bất tử hóa tình yêu. - Khát vọng được hòa thành trăm con sóng nhỏ, khát vọng được tan thành trăm con sóng nhỏ là khát vọng được cho đi và dâng hiến bởi có một nghịch lí trong tình yêu là Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi bạn dám mạnh dạn cho đi chứ không phải nắm giữ thật chặt (Christopher Hoare). - Khát vọng muốn hòa nhập tình yêu của mình để ngàn năm còn vỗ. Đây là khát vọng muốn được vĩnh cửu hóa, bất tử hóa tình yêu, hướng tới sự giao cảm, đồng cảm, thấu hiểu vô biên, tuyệt đích. - Trong quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh ta thấy được một tư tưởng nhân văn: yêu và sự hiến dâng, chữ hiến dâng không được hiểu theo nghĩa 1.0 thông tục. Tình yêu của cá nhân không tách rời cộng đồng. - Đặt bài thơ trong hoàn cảnh những năm tháng khi đất nước đang có chiến tranh ta càng hiểu một cách thấm thía và sâu sắc về tình yêu và những khát vọng của những con người trong thời đại ấy => Mong muốn đem tình yêu của cái tôi cá nhân hòa nhập với biển lớn tình yêu cuộc đời để tình yêu ấy trở thành vĩnh viễn. * Nghệ thuật: Đoạn thơ sử dụng thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu gợi âm hưởng của những con sóng biển; sử dụng phép nhân hóa, so sánh. 3. So sánh: - Điểm tương đồng: + Hai đoạn thơ đều bộc lộ cảm xúc mãnh liệt về tình yêu, tình yêu lứa đôi, tình yêu cuộc sống, những suy ngẫm, chiêm nghiệm trước cuộc đời. Đây là 0.5 hai đoạn thơ có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và triết lý. + Cả hai đoạn thơ đều sử dụng thể thơ ngũ ngôn giàu nhịp điệu qua đó thể hiện một lẽ sống đẹp, một quan niệm rất mới mẻ về nhân sinh và tình yêu. - Điểm khác biệt: + Khác biệt trong phong cách thơ của hai thi sĩ: Xuân Diệu: sôi nổi mãnh liệt đầy nam tính còn Xuân Quỳnh thủ thỉ tâm tình đầy nữ tính. + Cách ứng xử trong tình yêu của hai nhà thơ có điểm khác biệt: Xuân Diệu tiếc thời gian tuổi trẻ nên trước sự chảy trôi của thời gian, nhà thơ chọn cách sống vội vàng, cuống quýt, tận hưởng. Còn khát vọng trong tình yêu 0.5 của Xuân Quỳnh là ước vọng hiến dâng, đem tình yêu nhỏ bé của cái tôi cá nhân hòa trong tình yêu đất nước, tình yêu tổ quốc để cho tình yêu ấy càng trở nên có ý nghĩa không chỉ cho riêng mình mà cho tất cả mọi người.
  6. - Lí giải điểm khác biệt: + Hoàn cảnh sáng tác và phong cách nghệ thuật khác biệt, + Nội dung đề tài khác biệt  Dù chọn cách thể hiện tình yêu cuồng nhiệt, gấp gáp hay dịu dàng đằm thắm thì cả Xuân Diệu và Xuân Quỳnh đều gửi gắm đến bạn đọc hôm nay những tư tưởng và quan niệm về tình yêu rất đẹp, mới mẻ và độc đáo. Dù có hướng tới mục đích riêng tư hay cao cả cộng đồng thì những tâm hồn, tình yêu đó xứng đáng được trân trọng, ngợi ca và nhận được sự đồng điệu, yêu mến từ nhiều thế hệ độc giả. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: 0.25 Đảm bảo chuẩn chı́nh tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: 0.5 Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. TỔNG ĐIỂM: 10.0