Đề ôn tập thi THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2019 - Đề số 003 - Trường THPT Trần Hưng Đạo (Kèm đáp án)

doc 3 trang thaodu 2660
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập thi THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2019 - Đề số 003 - Trường THPT Trần Hưng Đạo (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_tap_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_nam_2019_de_so_003_t.doc

Nội dung text: Đề ôn tập thi THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2019 - Đề số 003 - Trường THPT Trần Hưng Đạo (Kèm đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO ĐỀ ÔN TẬP THI THPTQG NĂM 2019 LỚP 12C1 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Đề số 003 Môn thi thành phần: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: . Số báo danh: Cho: H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39 Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85,5; Ag = 108; Ba = 137. Câu 41. Polime thuộc loại tơ thiên nhiên là A. tơ nitron. B. tơ tằm. C. tơ visco. D. tơ nilon-6,6. Câu 42. Để xử lí chất thải có tính axit, người ta thường dùng A. phèn chua. B. muối ăn. C. giấm ăn. D. nước vôi. Câu 43. Số amin đồng phân cấu tạo chứa vòng benzen, có cùng công thức phân tử C7H9N là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 44. Để phân biệt dung dịch CaCl2 với dung dịch NaCl, người ta dùng dung dịch A. KNO3. B. NaNO3. C. Na2CO3. D. HNO3. Câu 45. Oxit nào sau đây bị oxi hóa khi phản ứng với dung dịch HNO3 loãng? A. Al2O3. B. MgO. C. Fe2O3. D. FeO. Câu 46. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ? A. Cr. B. Ba. C. Na. D. Al. Câu 47. Cho dãy các ion: K+, Ag+, Fe2+, Cu2+. Ion kim loại có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy là A. Fe2+ B. K+ C. Cu2+ D. Ag+ Câu 48. Este nào sau đây có công thức phân tử C4H8O2? A. Etyl axetat. B. Propyl axetat. C. Vinyl axetat. D. Phenyl axetat. Câu 49. Kim loại sắt không tan trong dung dịch A. HNO3 đặc, nóng. B. HNO3 đặc, nguội. C. H2SO4 đặc, nóng. D. H2SO4 loãng. Câu 50. Vị trí của nguyên tố Cr (Z = 24) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là A. chu kì 3, nhóm VIA. B. chu kì 4, nhóm VIA. C. chu kì 3, nhóm VIB. D. chu kì 4, nhóm VIB. Câu 51. Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure? A. Ala-Ala-Gly-Gly. B. Ala-Gly. C. Ala-Gly-Gly. D. Gly-Ala-Gly. Câu 52. Trong phòng thí nghiệm, người ta thu khí X bằng phương pháp dời nước (như hình vẽ). Khí X là khí nào sau đây? A. Khí oxi (O2). B. Khí clo (Cl2). C. Khí amoniac (NH3). D. Khí hiđroclorua (HCl). Câu 53. Anilin không phản ứng với dung dịch chất nào sau đây? A. Br2. B. HCl. C. H2SO4. D. NaOH. Câu 54. Ở nhiệt độ cao, khí H2 khử được oxit nào sau đây? A. MgO. B. CaO. C. Al2O3. D. CuO. Câu 55. Cho 10,8g kim loại M phản ứng hoàn toàn với khí clo dư, thu được 53,4g muối. Kim loại M là A. Al. B. Zn. C. Mg. D. Fe. Câu 56. Để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hóa, người ta gắn vào mặt ngoài của ống thép những khối kim loại A. Pb B. Zn C. Cu D. Ag Câu 57. Cho dãy các chất: tinh bột, xenlulozơ, glucozơ, fructozơ, saccarozơ. Số chất trong dãy thuộc loại monosaccarit là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Lớp 12C1 – Năm học 2018-2019 Trang 1/3 – Đề ôn tập 003
  2. Câu 58. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối clorua X, lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ. Công thức của X là A. FeCl2. B. CrCl3. C. MgCl2. D. FeCl3. Câu 59. Cho các chất sau: etilen, axetilen, buta-1,3-đien, vinyl axetat, anilin. Số chất làm mất màu nước brom ở điều kiện thường là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 60. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng. B. Dung dịch glyxin và alanin đều không làm đổi màu quỳ tím. C. Glucozơ và saccarozơ đều tham gia phản ứng tráng bạc. D. Dung dịch lysin, axit glutamic đều làm quỳ tím chuyển màu xanh. Câu 61. Cho dãy các chất: H2NCH(CH3)COOH, C6H5OH, CH3COOC2H5, C2H5OH, CH3NH3Cl. Số chất trong dãy phản ứng với dung dịch KOH đun nóng là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 62. Thủy phân chất X bằng dung dịch NaOH, thu được hai chất Y và Z đều có phản ứng tráng bạc, Z tác dụng được với Na sinh ra khí H2. Chất X là A. HCOO-CH2CHO. B. CH3COO-CH=CH2. C. HCOO-CH=CH2. D. HCOO-CH=CHCH3. Câu 63. Cho 11,76 gam K2Cr2O7 phản ứng hết với dung dịch HCl đặc (dư), thu được V lít khí Cl 2 (đktc). Giá trị của V là A. 2,240. B. 2,688. C. 4,480. D. 5,376. Câu 64. Cho 3,68 gam hỗn hợp Al, Zn phản ứng với dung dịch H 2SO4 20% (vừa đủ), thu được 0,1 mol H 2. Khối lượng dung dịch sau phản ứng là A. 52,48 gam. B. 42,58 gam. C. 52,68 gam. D. 13,28 gam. Câu 65. Đun nóng 24 gam axit axetic với lượng dư ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 26,4 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là A. 55%. B. 60%. C. 44%. D. 75%. + + 2− 2− 2− Câu 66. Dung dịch X gồm a mol Na ; 0,15 mol K ; 0,1 mol HCO3 ; 0,15 mol CO3 và 0,05 mol SO4 . Tổng khối lượng muối trong dung dịch X là A. 29,5 gam. B. 28,5 gam. C. 33,8 gam. D. 31,3 gam. Câu 67. Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch sau: HNO 3, Na2SO4, Ba(OH)2, NaHSO4. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 68. Hòa tan hoàn toàn 3,80 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp trong dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại kiềm đó là A. K và Rb. B. Na và K. C. Rb và Cs. D. Li và Na. Câu 69. Cho m gam hỗn hợp gồm Al và Na vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và 2,35 gam chất rắn không tan. Giá trị của m là A. 3,70. B. 4,85. C. 4,35. D. 6,95. Câu 70. Hỗn hợp X gồm 3 chất: CH 2O2, C2H4O2, C4H8O2. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X, thu được 0,8 mol H2O và m gam CO2. Giá trị của m là A. 35,20. B. 70,40. C. 17,60. D. 17,92. Câu 71. Đun nóng 0,1 mol este đơn chức X với 135 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được ancol etylic và 9,6 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là A. C2H3COOC2H5. B. C2H5COOC2H5. C. CH3COOC2H5. D. C2H5COOCH3. Câu 72. Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,15 mol NaOH và 0,1 mol Ba(OH) 2, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 14,775. B. 9,850. C. 29,550. D. 19,700. Lớp 12C1 – Năm học 2018-2019 Trang 2/3 – Đề ôn tập 003
  3. Câu 73. Cho 6,72 gam Fe phản ứng với 125 ml dung dịch HNO3 3,2M, thu được dung dịch X và khí NO (spk duy nhất của N+5). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối trong dung dịch X là A. 24,20 gam. B. 21,60 gam. C. 29,04 gam. D. 25,32 gam. Câu 74. Cho 13,23 gam axit glutamic phản ứng với 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào X, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là A. 28,89. B. 17,19. C. 29,69. D. 31,31. Câu 75. Hỗn hợp X gồm chất Y (C 2H8N2O4) và chất Z (C4H8N2O3); trong đó, Y là muối của axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 25,6 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,2 mol khí. Mặt khác 25,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là A. 31,30. B. 20,15. C. 16,95. D. 23,80. Câu 76. Cho từ từ V ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa a mol AlCl 3, thu được lượng kết tủa được biểu diễn theo đồ thị sau: Giá trị của V và a lần lượt là A. 300 và 0,5. B. 600 và 0,4. C. 400 và 0,2. D. 500 và 0,3. Câu 77. Hai este X, Y có cùng công thức phân tử C 8H8O2 và chứa vòng benzen trong phân tử. Cho 6,8 gam hỗn hợp gồm X và Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,06 mol, thu được dung dịch Z chứa 4,7 gam ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic có phân tử khối lớn hơn trong Z là A. 0,82 gam. B. 3,40 gam. C. 0,68 gam. D. 2,72 gam. Câu 78. Hòa tan hết 10,24 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe 3O4 bằng dung dịch chứa 0,1 mol H2SO4 và 0,5 mol HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,1 mol NO và a mol NO 2 (không còn sản phẩm khử nào khác). Chia dung dịch Y thành hai phần bằng nhau: - Phần một tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 0,4M, thu được 5,35 gam một chất kết tủa. - Phần hai tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 20,62. B. 20,21. C. 31,86. D. 41,24. Câu 79. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong khí trơ, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít khí H 2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 7,8 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H 2SO4, thu được dung dịch chứa 15,6 gam muối sunfat và 2,464 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất của H 2SO4). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 6,48. B. 5,04. C. 6,29. D. 6,96. Câu 80. Điện phân dung dịch X chứa a mol CuSO 4 và 0,2 mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, thu được 2,464 lít khí ở anot (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khí thu được ở cả hai điện cực là 5,824 lít (đktc). Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của a là A. 0,24. B. 0,26. C. 0,18. D. 0,15. HẾT Lớp 12C1 – Năm học 2018-2019 Trang 3/3 – Đề ôn tập 003