Đề ôn thi học kì 2 môn Toán, Tiếng Việt Lớp 4

docx 13 trang Hoài Anh 6011
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi học kì 2 môn Toán, Tiếng Việt Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_thi_hoc_ki_2_mon_toan_tieng_viet_lop_4.docx

Nội dung text: Đề ôn thi học kì 2 môn Toán, Tiếng Việt Lớp 4

  1. BỘ CÂU HỎI HỌC LIỆU ĐỢT 3 MÔN: TOÁN 21 Câu 1: Rút gọn phân số ta được phân số tối giản là: 42 1 1 1 2 A. B. C. D. 4 3 2 3 1 2 7 4 Câu 2: Phân số lớn nhất trong các phân số ; ; ; là: 2 5 10 5 1 2 7 4 A. B. C. D. 2 5 10 5 3 4 5 7 Câu 3: Trong các phân số ; ; ; , những phân số lớn hơn 1 là: 2 3 6 4 3 4 5 4 5 7 5 7 3 3 4 7 A. ; ; . B. ; ; . C. ; ; . D. ; ; . 2 3 6 3 6 4 6 4 2 2 3 4 Câu 4: Một hình bình hành có độ dài đáy 18cm; chiều cao 13cm. Diện tích hình bình hành đó là: A. 234 cm2. B. 244 cm2. C. 234 m2. D. 254 m2. 2 Câu 5: Hình nào có số ô vuông đã tô đậm? 3 A. B. C. D. Câu 6: Phân số nào dưới đây là phân số hai phần năm? 5 4 2 5 A. B. C. D. 2 10 5 7 Câu 7: Hình bình hành là hình: A. Có bốn góc vuông. B. Có bốn cạnh bằng nhau.
  2. C. Có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau. D. Có bốn góc vuông và có hai cặp cạnh đối diện bằng nhau. Câu 8: Diện tích khu vườn hình bình hành có độ dài đáy 34m, chiều cao 12m là: A. 46m2 B. 520 m2 C. 68 m2 D. 408 m2 Câu 9: Phân số chỉ phần đã được tô màu ở hình dưới là: 4 5 5 1 A. B. C. D. 5 4 8 4 7 Câu 10: Cho các phân số ; ; ; phân số lớn hơn 1 là: 6 7 A. B. C. D. 6 MÔN: TIẾNG VIỆT Câu 1: Trong bài “Chuyện cổ tích về loài người”, bố giúp trẻ em những gì? A. Giúp trẻ hiểu biết, bảo cho trẻ ngoan, dạy trẻ biết nghĩ B. Là người bạn cùng trẻ vui chơi C. Dạy trẻ biết học chữ D. Bảo vệ trẻ khỏi kẻ xấu Câu 2: Phát hiện lỗi sai trong khổ thơ sau: Hoa đẹp trong vườn hoa Nở lúc nào hả bố? Hay hoa vui hoa lở
  3. Khi thấy đông người vào? A. lúc nào B. hoa lở C. Nở D. Cả 3 đáp án trên đều đúng Câu 3: Từ ngữ nào không thể hiện vẻ đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người? A. Nết na B. Chân thành C. Giả dối D. Trung thực Câu 4: Trong "chuyện cổ tích về loài người", ai là người được sinh ra đầu tiên? A. Bố B. Mẹ C. Trẻ con D. Mặt trời Câu 5: Điền từ vào chỗ trống: Trong câu kể Ai làm gì?, chủ ngữ thường do tạo thành.
  4. A. Danh từ (hoặc cụm danh từ) B. Tính từ (hoặc cụm tính từ) C. Động từ (hoặc cụm động từ) D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 6: Trong các câu sau, từ tài xuất hiện trong câu nào mang nghĩa“có khả năng hơn người bình thường”: A. Ông Ngọc là người đứng ra tài trợ cho cuộc thi này B. Anh ấy là một người có tài nghệ cao cường C. Tài sản của cậu bé chỉ có mỗi chiếc rìu sắt D. Tất cả các ý trên đều đúng Câu 7: Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau có nghĩa gì? “Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi: - Cháu con ai? - Thưa ông, cháu là con ông Thư.” A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. B. Đánh dấu phần chú thích. C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. D. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
  5. Câu 8: Vì sao tác giả giả lại gọi phượng là “hoa học trò”? A. Vì phượng cũng giống như người học trò, cần mẫn, chăm chỉ, quanh năm tỏa bóng mát cho mọi người. B. Vì phượng trẻ trung, rực rỡ như những cô cậu học trò tuổi còn trẻ trung. C. Vì phượng gần gũi, gắn bó tuổi học trò. Theo suốt các cô cậu học trò và đi liền với biết bao kỉ niệm. D. Vì phượng mang sắc xanh, màu xanh của sự trẻ trung, tươi mới Câu 9: Câu kể Ai là gì? được dùng để làm gì? A. Cho biết hành động của một người, một vật nào đó. B. Giới thiệu hoặc nêu nhận định về một người, một vật nào đó. C. Bày tỏ tình cảm với một người, một vật nào đó. D. Giới thiệu về một người, một vật nào đó. Câu 10: Xác định vị ngữ trong những câu kể sau: " Quê hương là chùm khế ngọt" A. quê hương B. chùm khế C. là chùm khế D. là chùm khế ngọt
  6. LỊCH SỬ Câu 1: Sau khi dời đô ra Thăng Long đời sống của nhân dân như thế nào? A. Nhân dân tụ họp làm ăn ngày càng đông. B. Tạo nên nhiều phố, nhiều phường nhộn nhịp, vui tươi. C. Đời sống nhân dân càng khó khăn hơn. D. Nhân dân tụ họp làm ăn ngày càng đông. Tạo nên nhiều phố, nhiều phường nhộn nhịp, vui tươi. Câu 2: Nhà Trần đã lập ra “Hà đê sứ” để làm gì? A. Để chống lũ lụt. B. Để chống hạn hán. C. Để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê. D. Để tuyển mộ người đi khẩn hoang. Câu 3: Trả lời câu hỏi của vua Trần tại Hội nghị Diên Hồng: “ Nên đánh hay nên hòa?”, tiếng hô đồng thanh “Đánh” là của ai? A. Trần Thủ Độ B. Trần Hưng Đạo C. Nhân dân D. Các bô lão ở Hội nghị Diên Hồng Câu 4: Người chỉ huy đánh thắng quân Tống xâm lược nước ta lần thứ hai là ai? A. Lý Công Uẩn
  7. B. Lý Thường Kiệt C. Lý Huệ Tông D. Quách Quỳ Câu 5: Năm 1400, nhà Hồ thay thế nhà Trần trong trường hợp: A. Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần B. Vua Trần nhường ngôi cho Hồ Quý Ly C. Chu Văn An truất ngôi vua Trần D. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Hồ Quý Ly Câu 6: Nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại quân xâm lược: A. Nam Hán B. Minh C. Tống D. Mông - Nguyên Câu 7: Lê Lợi đã làm gì trước khi tiến quân ra Bắc? A. Đánh trận ở Chi Lăng B. Đánh trận Bạch Đằng C. Chiêu tập binh sĩ, xây dựng lực lượng D. Chiêu tập binh sĩ, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa Câu 8: Trước khi xâm lược nước ta, quân Mông – Nguyên đã: A. Tung hoành khắp châu Á
  8. B. Tung hoành khắp châu Âu C. Tung hoành khắp châu Á, châu Âu D. Tung hoành khắp thế giới Câu 9: Vị vua nào đã cho soạn Bộ luật Hồng Đức? A. Lê Thánh Tông B. Lê Lợi C. Lê Hoàn D. Đinh Tiên Hoàng Câu 10: Nhân dân ta đắp đê để: A. Chống hạn B. Ngăn nước mặn C. Phòng chống lũ lụt D. Làm đường giao thông ĐỊA LÍ Câu 1: Thủ đô Hà Nội nằm ở: A. Trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, nơi có sông Thái Bình chảy qua. B. Đông Bắc đồng bằng Bắc Bộ. C. Đồng bằng duyên hải miền Trung. D. Trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, nơi có sông Hồng chảy qua. Câu 2: Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là : A. Người Mường. B. Người Tày.
  9. C. Người Kinh. D. Người Chăm. Câu 3: Đồng bằng Bắc Bộ được sự bồi đắp phù sa của: A. Sông Hồng và sông Đuống. B. Sông Tiền và sông Hậu. C. Sông Hồng và sông Thái Bình. D. Sông Thái Bình và sông Đuống. Câu 4: Lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ được tổ chức vào các thời gian nào? A. Mùa xuân và mùa hạ B. Mùa xuân C. Mùa thu và mùa hạ D. Mùa xuân và mùa thu Câu 5: Nguyên nhân làm cho đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn của nước ta là: A. Đồng bằng lớn thứ hai của cả nước B. Đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào C. Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa D. Tất cả các ý trên Câu 6: Thành phố nào là trung tâm công nghiệp đóng tàu và du lịch của nước ta? A. Thành phố Hà Nội
  10. B. Thành phố Hải Phòng C. Thành phố Đà Lạt D. Thành phố Hồ Chí Minh Câu 7: Đồng bằng Nam Bộ do các hệ thống sông nào bồi đắp nên? A. Sông Tiền và sông Hậu B. Sông Mê Công và sông Đồng Nai C. Sông Mê Công và sông Sài Gòn D. Sông Đồng Nai và sông Sài Gòn Câu 8: Những điều kiện thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây lớn nhất cả nước là: A. Đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động B. Có nhiều dân tộc sinh sống C. Có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt D. Khí hậu mát mẻ quanh năm Câu 9: Các dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ chủ yếu là: A. Người Kinh, Thái, Mường, Dao B. Người Kinh, Ba-na, Ê-đê C. Người Kinh, Chăm, Hoa. D. Người Ba-na, Ê-đê, Xơ-đăng Câu 10: Ở Tây Nam Bộ người dân thường làm nhà:
  11. A. Trên các khu đất cao B. Rải rác ở khắp nơi C. Gần các cánh đồng D. Dọc theo các sông ngòi, kênh rạch KHOA HỌC Câu 1: Âm thanh phát ra từ: A. Các vật gần nhau B. Các vật đặt cạnh nhau C. Các vật rung động D. Mọi vật Câu 2: Nhiệt độ cơ thể của con người khỏe mạnh là bao nhiêu độ? A. 37oC B. 0oC C. 100oC D. Tất cả sai Câu 3: Nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí? A. Do xe cộ đi lại B. Do vứt rác bừa bãi C. Do khí thải của nhà máy D. Do khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn, Câu 4: Để sống và phát triển bình thường, động vật cần: A. Có đủ nước, ánh sáng, không khí. B. Có đủ nước, ánh sáng, thức ăn.
  12. C. Có đủ không khí. D. Có đủ không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng. Câu 5: Âm thanh có thể lan truyền qua môi trường nào? A. Không khí B. Chất rắn C. Chất lỏng D. Không khí, chất rắn và chất lỏng Câu 6. Trong quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ khí gì và thải ra khí gì? A. Hấp thụ khí ni-tơ thải ra ô-xi B. Hấp thụ ô-xi thải ra khí các-bô-níc C. Hấp thụ khí các-bô-níc thải ra ô-xi D. Hấp thụ ô-xi thải ra khí ni-tơ Câu 7. Khi viết và đọc sách em cần lưu ý điều gì? A. Viết và đọc sách trong phòng thiếu ánh sáng. B. Viết và đọc sách trong tư thế nằm và khi đi trên xe chạy lắc lư. C. Viết và đọc sách dưới ánh sáng càng mạnh càng tốt. D. Viết và đọc sách tư thế phải ngay ngắn, có đủ ánh sáng. Câu 8. Âm thanh khi lan truyền ra xa sẽ: A. Yếu đi B. Bình thường C. Mạnh lên D. Lúc mạnh, lúc yếu Câu 9: Vật dẫn nhiệt tốt là: A. đồng, kẽm, nhôm, cao su
  13. B. đồng, chì, kẽm, nhựa C. đồng, chì, kẽm, gỗ D. đồng, chì, kẽm, vàng Câu 10: Khi đổ nước từ bình ra cốc, ta phải đặt miệng bình cao hơn cốc. Điều này vận dụng tính chất nào sau đây: A. Nước không có hình dạng nhất định B. Nước có thể thấm qua một số vật C. Nước chảy từ cao xuống thấp D. Nước có thể hòa tan một số chất.