Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Địa lí

doc 5 trang thaodu 7241
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_dia_li.doc

Nội dung text: Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Địa lí

  1. Câu 1. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có số lượng đơn vị hành chính là A.12 tỉnh. B. 13 tỉnh .C. 14 tỉnh D. 15 tỉnh. Câu 2. Tỉnh duy nhất có khả năng phát triển tổng hợp kinh tế biển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là A.Thái Nguyên. B. Quảng Ninh. C. Hòa Bình. D. Lạng Sơn. Câu 3. Trong số 7 vùng kinh tế của nước ta hiện nay, vùng nào có diện tích lớn nhất? A.Trung du và miền núi Bắc Bộ B. Đồng bằng sông Hồng. C. Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 4. Tỉnh nào sau đây vừa có cửa khẩu đường biển, vừa có cửa khẩu đường bộ với Trung Quốc? A. Quảng Ninh. B. Hà Giang. C. Hòa Bình. D. Cao Bằng. Câu 5. Ý nào sau đây không đúng khi nói về thế mạnh phát triển kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A.Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. B. Thủy điện. C. Khai thác và chế lọc Dầu khí. D. Nông nghiệp nhiệt đới có cả những sản phẩm cận nhiệt và ôn đới. Câu 6. Căn cứ địa cách mạng và di tích lịch sử nổi bật nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là A.Hang Pắc-Bó. B. Tân Trào C. Điện Biên Phủ. D. Nhà tù Sơn La. Câu 7. Apatit là khoáng sản phi kim loại,có trữ lượng và giá trị lớn nhất của tỉnh nào thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc bộ? A.Thái Nguyên. B. Lào Cai. C. Hòa Bình. D. Lạng Sơn. Câu 8. Nhà máy nhiệt điện có công suất lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ hiện nay là A.Cao Ngạn ( Thái Nguyên). B. Uông Bí và Uông Bí mở rộng ( Quảng Ninh). C. Phả Lại 1 và 2 ( Hải Dương). D. Na Dương ( Lạng Sơn). Câu 9. Vùng núi Tây Bắc nước ta có nhiều mỏ khoáng sản giá trị, trong đó nổi bật là A.mỏ đồng- niken; đất hiếm. B.mỏ sắt; chì-kẽm; đất hiếm. C. mỏ đồng- vàng; thiếc, bôxít. D. mỏ sắt, thiếc, đất hiếm. Câu 10. Các sông suối của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có trữ năng thủy điện khá lớn trong đó lớn nhất là A.sông Đà. B.sông Lô. C.sông Chảy. D.sông Gâm. Câu 11. Việc phát triển thủy điện sẽ tạo ra nguồn điện rẻ, dồi dào; là động lực mới cho sự phát triển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, quan trọng nhất là A.thúc đẩy việc thu hút vốn đầu tư trong nước và quốc tế.
  2. B.thúc đẩy phân bố lại dân cư và nguồn lao động. C. thúc đẩy việc khai thác và chế biến khoáng sản. D. thúc đẩy phát triển du lịch. Câu 12. Thế mạnh để phát triển các loại cây công nghiệp nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là do A.phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác. B.có đất phù sa cổ và đất phù sa mới. C.khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa đông lạnh. D.có nhiều giống cây trồng cận nhiệt và ôn đới nổi tiếng. Câu 13. Nhận định nào sau đây chưa chính xác khi đánh giá về thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A.Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện. B. Phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới có cả các sản phẩm cận nhiệt đới. C. Phát triển lâm nghiệp, kể cả khai thác rừng và trồng rừng. D. Phát triển tổng hợp kinh tế biển, du lịch. Câu 14. Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là A.công tác vận chuyển sản phẩm chăn nuôi đến nơi tiêu thụ. B.dịch bệnh hại gia súc dễ phát sinh, lan tràn trên diện rộng. C.trình độ phát triển ngành chăn nuôi còn nhiều hạn chế. D. có ít đồng cỏ lớn, cơ sở chăn nuôi còn nhiều hạn chế. Câu 15. Cây công nghiệp được trồng với diện tích lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là A.Cà phê. B.Cao su. C.Chè. D.Hồ tiêu. Câu 16. Nơi có thể trồng rau ôn đới, sản xuất hạt giống rau quanh năm và trồng rau xuất khẩu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộlà A.Mẫu Sơn (Lạng Sơn). B.Mộc Châu (Sơn La). C.Đồng Văn (Hà Giang). D.SaPa (Lào Cai). Câu 17. Nhân tố tự nhiên quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc hình thành vùng chuyên canh Chè ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là A.địa hình đồi núi, đất feralit giàu dinh dưỡng. B.địa hình đồi núi và có một mùa đông lạnh nhất nước ta. C.nguồn nước dồi dào. D.có một số cao nguyên rộng lớn. Câu 18. Nhiệt độ trung bình năm của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thấp hơn các vùng khác trong cả nước là do A.nằm ở các vĩ độ cao nhất nước ta. B.chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc. C.có sự giảm nhiệt độ theo độ cao địa hình. D. vị trí gần biển nên nhiệt độ được điều hòa, mát mẻ.
  3. Câu 19. Nhà máy thủy điện Sơn La có công suất thiết kế là A.3600MW. B.3200MW. C.2600MW. D.2400MW. Câu 20. Nhà máy thủy điện Hòa Bình có công suất thiết kế là A.400MW. B.700MW. C.1920MW. D.2400MW. Câu 21. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về chăn nuôi A.trâu, bò, lợn. B.ngựa, dê, lợn. C.trâu, bò, gia cầm. D.lợn, gia cầm. Câu 22. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có đàn Lợn đông và tăng nhanh là do A.thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn. B.cơ sở thức ăn (hoa màu lương thực) đã được đảm bảo C.công nghiệp chế biến phát triển mạnh. D.cơ sở vật chất của ngành chăn nuôi khá tốt. Câu 23. Trữ năng thủy điện của hệ thống sông Hồng khoảng A.10 triệu KW. B.11 triệu KW. C.13 triệu KW. D.14 triệu KW. Câu 24. Nhà máy thủy điện Thác Bà có công suất 110MW được xây dựng trên A.sông Đà. B.sông Chảy. C.sông Lô. D.sông Gâm. Câu 25. Nhà máy thủy điện Tuyên Quang có công suất 342MW được xây dựng trên A.sông Đà. B.sông Chảy. C.sông Lô. D.sông Gâm. Câu 26. Vùng than Qảng Ninh có sản lượng khai thác trung bình hàng năm là A. 20 triệu tấn/năm B. 30 triệu tấn/năm. C. 40 triệu tấn/năm. D. 50 triệu tấn/năm. Câu 27. Việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ cần quan tâm nhất đến A.những thay đổi về nguồn lao động. B.những thay đổi không nhỏ của môi trường. C.những thay đổi về cơ sở hạ tầng. D.những thay đổi về cơ cấu kinh tế. Câu 28. Loại đất có diện tích lớn và thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là A.đất phù sa cổ. B.đất phù sa mới được bồi đắp. C.đất feralit trên đá phiến và đá vôi. D.đất đỏ badan. Câu 29. Khí hậu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ mang đặc điểm A.cận nhiệt đới trên núi. B.nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh B. ôn đới núi cao. D.cận xích đạo gió mùa. Câu 30. Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để trồng các cây thuốc quý như tam thất, đương quy, đỗ trọng, là A.khu vực núi đá vôi thuộc vùng Đông Bắc. B.vùng núi giáp biên giới Việt Lào. C.các vùng núi giáp biên giới của Cao Bằng, Lạng Sơn và vùng núi cao Hoàng Liên Sơn.
  4. D. khu vực núi thấp thuộc vùng Tây Bắc. Câu 31. Nguyên nhân chính làm cho vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm hơn 1/2 đàn trâu cả nước là A.do có diện tích rộng lớn, thích hợp với hình thức chăn thả tự nhiên. B.do trâu khỏe hơn, ưa ẩm, chịu rét tốt hơn bò, dễ thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng. C. do có diện tích đồng cỏ tự nhiên rộng lớn. D.do nhu cầu tiêu thụ thịt trâu lớn. Câu 32. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiệp, cây đặc sản và cây ăn quả, nhưng gặp khó khăn lớn nhất về tự nhiên là A.hiện tượng thoái hóa đất đai. B.tình trạng du canh, du cư của đồng bào dân tộc. C.hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước về mùa đông. D.hiện tượng lũ quét, sạt lở vào mùa mưa. Câu 33. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiệp, cây đặc sản và cây ăn quả, nhưng gặp khó khăn lớn nhất về cơ sở hạ tầng là A. mạng lưới tải điện chưa đầy đủ. B. mạng lưới giao thông vận tải chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. C.thiếu các cơ sở chế biến nông sản tương xứng với tiềm năng của vùng. D. thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định. Câu 34. Năm 2005, cả nước có tổng số đàn bò khoảng 5,5 triệu con; vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm 16% tổng đàn bò cả nước tương đương với A.600 nghìn con. B. 700 nghìn con. C.800 nghìn con. D.900 nghìn con. Câu 35.Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 26, các đỉnh núi có độ cao trên 2000m của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tập trung nhiều nhất ở A.vùng núi Tây Bắc. B.giáp biên giới Việt- Lào. C.vùng núi cao Hoàng Liên Sơn D.vùng núi giáp biên giới Việt- Trung. Câu 36. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 25 và 26, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có A. 4 cửa khẩu quốc tế. B. 5 cửa khẩu quốc tế. C.6 cửa khẩu quốc tế. D. 7 cửa khẩu quốc tế. Câu 37. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 26, ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2007 là A.nông- lâm nghiệp B.công nghiệp- xây dựng. C.dịch vụ. D. thủy sản. Câu 38. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 26, địa hình vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có hướng nghiêng chung là A.Đông Bắc- Tây Nam. B. Tây Bắc- Đông Nam. C.Tây- Đông. D. Bắc- Nam.
  5. Câu 39.Ý nào chính xác khi nói về đặc trưng sản xuất nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Trình độ thâm canh khá cao, đầu tư nhiều lao động, áp dụng nhiều giống mới cho năng suất cao. B.Trình độ thâm canh tương đối thấp, nông nghiệp sử dụng nhiều lao động. C. Trình độ thâm canh cao, sản xuất hàng hóa, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp. D.Trình độ thâm canh thấp, sản xuất theo kiểu quảng canh, đầu tư ít lao động và vật tư nông nghiệp. Câu 40.Ý nào chưa chính xác khi nói về vai trò của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A.hạn chế nạn du canh, du cư của đồng bào dân tộc. B.phát triển nền nông nghiệp hàng hóa. C.khai thác có hiệu quả thế mạnh sẵn có của vùng. D. khai thác tốt nhất nguồn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao của vùng.