Đề tham khảo thi học kì II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo TP. Hồ Chí Minh

doc 6 trang thaodu 3440
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo thi học kì II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo TP. Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tham_khao_thi_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_12_nam_hoc_2018.doc

Nội dung text: Đề tham khảo thi học kì II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo TP. Hồ Chí Minh

  1. Sở GD & ĐT TPHCM KÌ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN THI : SINH HỌC 12 ĐỀ THAM KHẢO THỜI GIAN : 45 PHÚT ( không kể phát đề) A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (24 câu) 1. Điều khẳng định nào sau đây là không đúng? A. Một số động vật ngủ đông khi nhiệt độ môi trường giảm xuống dưới nhiệt độ tới hạn. B. Vào giai đoạn sinh sản, động vật thường có sức chống chịu kém. C. Sinh vật phát triển tốt nhất ở khoảng nhiệt độ cực thuận. D. Chuột có nhịp tim nhanh hơn voi. 2. Hệ sinh thái nào sau đây có năng suất sơ cấp thực cao nhất? A. Rừng mưa nhiệt đới. B. Đại dương. C. Rừng thông phía bắc bán cầu. D. Đất trang trại. 3. Chiều dài của chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn thường là ngắn. Chiều dài của chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn thường ngắn hơn 5 mắt xích. Giải thích nào sau đây đúng nhất? A. Tuân theo định luật bảo toàn năng lượng. B. Sinh vật sản xuất có sinh khối nhỏ nhất. C. Hiệu suất sinh thái ở các bậc dinh dưỡng là rất thấp. D. Mùa đông là quá dài và nhiệt độ thấp làm hạn chế quang hợp. 4. Điều nào dưới đây không đúng khi nói về sự phân bố của quần thể? A. Có sự quần tụ ở những nơi có cạnh tranh hoặc đối địch. B. Thường phân bố ở những nơi có điều kiện thuận lợi. C. Nước là nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố của sinh vật. D. Loài có giới hạn rộng thường có vùng phân bố rộng. 5. Tập hợp những loài nào sau đây có thân nhiệt biến đổi nhiều nhất? A. Châu chấu, ruồi giấm, cá, cua. B. Cá voi, ruồi giấm, cá, cua. C. Cá sấu, chuột, mèo, thú mỏ vịt. D. Chuồn chuồn, cá heo, ếch. 6. Tháp sinh thái số lượng có dạng lộn ngược được đặc trưng cho mối quan hệ: A. Con mồi-vật dữ. B. Cạnh tranh. C. Vật chủ-vật kí sinh. D. Cỏ-động vật ăn cỏ. 7. Trong một trang trại nuôi rất nhiều gà, chẳng may một vài con bị cúm rồi lây sang nhiều con khác. Yếu tố sinh thái gây ra hiện tượng trên là: A. Yếu tố hữu sinh. B. Yếu tố giới hạn. C. Yếu tố không phụ thuộc nhiệt độ. D. Yếu tố phụ thuộc nhiệt độ. 8.Đặc trưng nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể? A. Mật độ. B. Tỉ lệ tử vong. C. Tỉ lệ nhóm tuổi. D. Độ đa dạng loài.
  2. 9. Độ đa dạng sinh học có vai trò quan trọng đối với môi trường sống của con người là vì: A. Đảm bảo sự cân bằng sinh thái. B. Đảm bảo sự tiến hóa của sinh giới. C. Dự trữ nguồn gen. D. Dự trữ tài nguyên. 10. Xu hướng chung của diễn thế nguyên sinh là: A. Từ quần xã già đến quần xã trẻ. B. Từ quần xã trẻ đến quần xã già. C. Từ quần xã này đến quần xã khác. D. Dẫn đến phân hủy quần xã. 11.Tia tử ngoại với với bước sóng thích hợp có tác dụng: A. Kích thích hình thành vitamin D ở da động vật. B. Gây ức chế sinh vật, phá hoại tế bào. C. Gây ức chế sinh vật, hình thành antoxian ở thực vật. D. Kích thích hình thành vitamin D ở động vật và antoxian ở thực vật. 12. Chọn một ý đúng trong các câu sau đây: A. Mỗi loài có thể có 1 hoặc nhiều quần thể. B. Mỗi loài chỉ có duy nhất 1 quần thể. C. Trong cùng một loài hay một nhóm phân loại, nhịp độ tiến hoá không thay đổi qua các thời kì địa chất. D. Mỗi quần thể gồm nhiều cá thể khác loài. 13. Mối quan hệ hợp cộng sinh xuất hiện giữa các loài nào dưới đây: A. Vi khuẩn lam – san hô. B. Một số loài tôm, cá con – cá chình biển. C. Vi khuẩn - động vật nhai lại. D. Dây tơ hồng – các loài thực vật. 14. Trong rừng cây leo thân gỗ ưa sáng thường dựa vào các cây gỗ cao khác để vươn lên tầng được chiếu sáng trực tiếp, tạo nên một cái tên dễ sợ “cây bóp cổ”. Vậy mối quan hệ đó là: A. Cộng sinh. B. Hội sinh. C. Cạnh tranh. D. Kí sinh. 15.Một nhóm cá thể có khả năng giao phối với nhau để cho ra con cái hữu thụ và chúng có thể sống với nhau được gọi là: A. Sinh quyển. B. Quần xã. C. Quần thể. D. Hệ sinh thái. 16.Thỏ sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và các chi nhỏ hơn tai, đuôi và các chi của thỏ sống ở vùng nhiệt đới, điều đó thể hiện quy tắc nào? A. Quy tắc về kích thước cơ thể. B. Quy tắc về diện tích bề mặt cơ thể C. Do đặc điểm của nhóm sinh vật hằng nhiệt D. Do đặc điểm của nhóm sinh vật biến nhiệt 17.Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái A. Ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất. B . Mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất. C. Giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường. D. Ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
  3. 18.Trong một bể cá nuôi, hai loài cá cùngbắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài ưa sống nơi sống nơi thoáng đãng, còn một loài lại thích sống dựa dẫm vào các vật thể trôi nổi trong nước. Chúng cạnh tranh gay gắt với nhau về thức ăn. Người ta cho vào bể một ít rong với mục đích để. A. tăng hàm lượng oxy trong nước nhờ sự quang hợp của rong. B. Bổ sung lượng thức ăn cho cá. C. Giảm sự cạnh tranh của hai loài. D. Làm giảm bớt chất ô nhiễm trong bể nuôi. 19.Tăng trưởng của quần thể vi khuẩn E. Coli trong điều kiện thí nghiệm là: A. Tăng trưởng thực tế của quần thể vi khuẩn B. Do không có kẻ thù. C. Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học. D. Do nguồn sống thuận lợi 20.Các cây tràm ở rừng U minh là loài A. ưu thế. B. đặc trưng. C. đặc biệt. D. có số lượng nhiều. 21.Hiện tượng khống chế sinh học đã A. làm cho một loài bị tiêu diệt. B. làm cho quần xã chậm phát triển. C. đảm bảo cân bằng sinh thái trong quần xã. D. mất cân bằng trong quần xã. 22.“ Lúa Chiêm lấp ló đầu bờ – Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”. Ý nghĩa của câu ca dao có liên quan đến một phần chu trình vật chất nào sau đây? A. Chu trình oxy B. Chu trình ni tơ C. Chu trình nước D. Chu trình phospho 23. Khu sinh học nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất trong sinh quyển. A. Khu sinh học nước mặn B. Khu sinh học nước ngọt C. Biôm thềm lục địa D. Biôm trên cạn 24. Cho lưới thức ăn sau Xác định những sinh vật là sinh vật tiêu thụ bậc 4 đồng thời là sinh vật ăn thịt bậc 1 A. Xén tóc, Rắn, Huơu B. Sâu ăn lá, Khỉ, Cú mèo C. Đại bàng, Chim ăn sâu, Chuột D. Hổ, Gõ kiến, Rắn
  4. B. PHẦN RIÊNG CHO THÍ SINH (8 câu) I. BAN CƠ BẢN 25. Giả sử năng lượng đồng hoá của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau: Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal. Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal. Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal. Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là: A. 10% và 9%. B. 12% và 10%. C. 9% và 10%. D. 10% và 12%. 26. Vai trò của quan hệ cạnh tranh trong quần thể là A. tạo cho số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể B. tạo cho số lượng giảm hợp lí và sự phân bố các cá thể trong quần thể đồng đều trong khu phân bố, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể C. tạo cho số lượng tăng hợp lí và sự phân bố của các cá thể trong quần thể theo nhóm trong khu phân bố, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể D. tạo cho số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức tối đa, đảm bảo sự tồn tại phát triển của quần thể 27. Trong hệ sinh thái, nếu sinh khối của thực vật ở các chuỗi là bằng nhau, trong số các chuỗi thức ăn sau, chuỗi thức ăn cung cấp năng lượng cao nhất cho con người là A. thực vật nai người. B. thực vật người. C. thực vật chuột rắn đại bàng người. D. thực vật thỏ mèo rừng người. 28. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng nào? 4+ 3- 4+ 3- A. N2 B. NH C. NO D. NH và NO 29. Kiểu hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm một phần vật chất và có số lượng loài đa dạng? A. Hệ sinh thái biển. B. Hệ sinh thái thành phố. C. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới. D. Hệ sinh thái nông nghiệp. 30. Nếu kích thước quần thể vượt quá kích thước tối đa thì đưa đến hậu quả gì? A. phần lớn các cá thể bị chết do cạnh tranh gay gắt B. quần thể bị phân chia thành hai C. một số cá thể di cư ra khỏi quần thể D. một phần cá thể bị chết do dịch bệnh 31. Hệ sinh thái bao gồm A. quần xã sinh vật và sinh cảnh B. có tác động của các nhân tố vô sinh lên các loài C. các loài quần tụ với nhau tại một không gian xác định D. các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau
  5. 32. Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái là A. các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kện bất lợi của môi trường. B. các cá thể tận dụng nguồn sống từ môi trường,. C. giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể . D. cà a, b, c đúng. II. BAN NÂNG CAO 33. Để tìm hiểu hiện tượng kháng thuốc ở sâu bọ, người ta đã làm thí nghiệm dùng DDT để xử lí các dòng ruồi giấm được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Ngay từ lần xử lí đầu tiên, tỉ lệ sống sót của các dòng đã rất khác nhau (thay đổi từ 0% đến 100% tùy dòng). Kết quả thí nghiệm chứng tỏ khả năng kháng DDT: A. liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến phát sinh ngẫu nhiên từ trước. B. chỉ xuất hiện tạm thời do tác động trực tiếp của DDT. C. là sự biến đổi đồng loạt để thích ứng trực tiếp với môi trường có DDT. D. không liên quan đến đột biến hoặc tổ hợp đột biến đã phát sinh trong quần thể. 34. Đóng góp quan trọng của học thuyết Lamac là: A. khẳng định vai trò của ngoại cảnh trong sự biến đổi của các loài sinh vật. B. chứng minh rằng sinh giới ngày nay là sản phẩm của quá trình phát triển liên tục từ giản đơn đến phức tạp. C. đề xuất quan niệm người là động vật cao cấp phát sinh từ vượn. D. đã làm sáng tỏ quan hệ giữa ngoại cảnh với sinh vật. 35. . Theo Di truyền học hiện đại nhân tố chủ yếu chi phối sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là : A. đột biến và chọn lọc tự nhiên. B. đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên. C. đột biến, chọn lọc tự nhiên, cách ly. D. đột biến, chọn lọc tự nhiên, cách ly và phân ly tính trạng. 36. Nguyên nhân dẫn tới sự phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã là: A. mỗi loài ăn một loài thức ăn khác nhau. B. mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau. C. mỗi loài kiếm ăn vào một thời điểm khác nhau trong ngày. D. tất cả các khả năng trên. 37. Hiện tượng nào sau đây không phải là nhịp sinh học? A. nhím ban ngày cuộn mình nằm như bất động, ban đêm sục sạo kiếm mồi và tìm bạn. B. cây mọc trong môi trường có ánh sáng chỉ chiếu từ một phía thường có thân uốn cong, ngọn cây vươn về phía nguồn sáng. C. khi mùa đông đến, chim én rời bỏ nơi giá lạnh, khan hiếm thức ăn đến những nơi ấm áp, có nhiều thức ăn. D. vào mùa đông ở những vùng có băng tuyết, phần lớn cây xanh rụng lá và sống ở trạng thái giả chết. 38. Phát biểu không đúng về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất là: A. sự xuất hiện sự sống gắn liền với sự xuất hiện các đại phân tử hữu cơ có khả năng tự nhân đôi. B. chọn lọc tự nhiên tác động ở những giai đoạn đầu tiên của quá trình tiến hoá hình thành tế bào sơ khai mà chỉ tác động từ khi sinh vật đa bào đầu tiên xuất hiện. C. nhiều bằng chứng thực nghiệm thu được đã ủng hộ quan điểm cho rằng các chất hữu cơ
  6. đầu tiên trên Trái Đất được hình thành bằng con đường tổng hợp hoá học. D. các chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên Trái Đất có thể được xuất hiện bằng con đường tổng hợp hoá học. 39. Ngày nay vẫn tồn tại song song nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao vì: A. nhịp điệu tiến hoá không đều giữa các nhóm. B. tổ chức cơ thể có thể đơn giản hay phức tạp nếu thích nghi với hoàn cảnh sống đều được tồn tại. C. cường độ chọn lọc tự nhiên là không giống nhau trong hoàn cảnh sống của mỗi nhóm. D. nguồn thức ăn cho các nhóm có tổ chức thấp rất phong phú. 40. Tổng nhiệt hữu hiệu cho các giai đoạn sống của loài sâu cuốn lá như sau: Trứng Sâu Nhộng Bướm C (ngày) 15 14 11 13 S (0 ngày) 117,7 512,7 262,9 27 Sâu non có 6 tuổi phát triển với thời gian phát triển như nhau. Bướm tập trung đẻ trứng vào ngày thứ 2 (hoặc3) sau khi vũ hoá. Thời gian phát triển của mỗi giai đoạn phát triển của sâu (biết nhiệt độ trung bình là 260C) lần lượt từ trứng đến bướm là: ( đơn vị: ngày) A. 10 , 45 , 17 , 3 B. 11 , 42 , 15 , 2 C. 10 , 42 , 17 , 2 D. 11, 45 , 15 , 3 HẾT (Giám thị không giải thích gì thêm) Họ tên thí sinh: Số báo danh: . Giám thị 1: Chữ kí: Giám thị 2: Chữ kí: