Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2015-2016 - Sở giáo dục và đào tạo Đăk Lăk

doc 2 trang thaodu 8750
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2015-2016 - Sở giáo dục và đào tạo Đăk Lăk", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_du_thi_quoc_gia_mon_hoa.doc

Nội dung text: Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2015-2016 - Sở giáo dục và đào tạo Đăk Lăk

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI TỈNH ĐẮK LẮK DỰ THI QUỐC GIA NĂM HỌC 2015-2016 Môn: HOÁ HỌC ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi thứ hai: 23/10/2015 Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi có 02 trang, gồm 05 câu Câu 1. (2,5 điểm) 1. Ba axit xianaxetic (I), β-xianpropionic (II) và α-xianpropionic (III) có các hằng số phân li ở 250C như sau: (I) NC-CH2COOH (II) NC-CH2CH2COOH (III) CH3CH(CN)COOH 0 -3 -5 -4 Ka (25 C) Ka = 3,4.10 Ka = 3,66.10 Ka = 1,02.10 Hãy giải thích tại sao: -5 a) Cả ba axit này đều mạnh hơn axit axetic (Ka = 1,34.10 ) b) Axit (II) yếu hơn axit (I) c) Axít (III) mạnh hơn axit (II) nhưng yếu hơn axit (I) 2. Hợp chất (R)-pentan-2-ol được chuyển hóa thành etylete bằng hai phương pháp. Phương pháp 1: Cho ancol phản ứng với kali để hình thành ancolat, sau đó phản ứng với etyltosylat (C2H5OTs); phương pháp 2: Đầu tiên cho ancol phản ứng với tosyl clorua, sau đó với C 2H5OK. Hãy dùng công thức Fise biểu diễn hóa lập thể của hợp chất trung gian và sản phẩm, gọi tên theo R, S. 3. Phenyl điazoni clorua phân hủy trong nước, trong axit và trong môi trường phân cực tạo thành hai hợp chất A và B và N 2. Thêm NaCl không ảnh hưởng đến tốc độ phân hủy (xác định theo tốc độ thoát khí N2) nhưng lượng sản phẩm A tăng mạnh. Hãy cho biết bản chất của quá trình và viết sơ đồ tạo thành các hợp chất A và B. Câu 2. (4,0 điểm) 1. Khi đun nóng 2-metylxiclohexan-1,3-đion với but-3-en-2-on trong dung dịch kiềm thu được một hợp chất hữu cơ (sản phẩm chính) có công thức C 11H14O2. Hãy viết công thức cấu tạo của sản phẩm này và giải thích quá trình tạo ra sản phẩm đó. 2. Hợp chất X (C10H16) có thể hấp thụ ba phân tử hiđro. Ozon phân khử hóa X thu được axeton, anđehit fomic và 2-oxopentađial. a) Viết công thức cấu tạo các hợp chất X thỏa mãn tính chất trên b) Hiđrat hóa hoàn toàn 2,72 gam chất X rồi lấy sản phẩm cho tác dụng với I 2/NaOH thu được 15,76 gam kết tủa màu vàng. Dùng công thức cấu tạo của X viết các phương trình hóa học (chỉ dùng các sản phẩm chính, hiệu suất các phản ứng 100%) Câu 3. (3,5 điểm) 1. Hãy xác định cấu trúc của các hợp chất từ A đến G: 0 O 1.CH MgI H SO d, t H2/Pt CH 3 C H O 2 4 C H 3 2. H O+ 6 12 6 10 3 (A) (B) 0 0 KMnO4 d, t H2SO4, t CH MgI C10H16 (G) 1. 3 C6H12O H O+ 0 (D) 2. 3 H2SO4, t 1.Mg, ete HBr C6H5COOOH C10H18O C5H9Br C5H8O (F) 2. O (E) (C) + 3. H3O Trang 1/2
  2. 2. Hợp chất hữu cơ A có 74,074% C; 8,642% H; còn lại là N. Dung dịch A trong nước có nồng độ là 3,138%, sôi ở nhiệt độ 100,3720C; hằng số nghiệm sôi của nước là 1,86. a) Xác định công thức phân tử của A b) Oxi hóa mạnh A thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có E (axit piridin-3-cacboxilic) và F (N- metylprolin). Hãy xác định công thức cấu tạo của A. Câu 4. (5,5 điểm) 1. Khi thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit người ta nhận được 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol phenylalanin. Nếu thủy phân không hoàn toàn thì nhận được H-Ala-Gly-OH và H-Gly-Ala-OH. Hãy cho biết cấu trúc của peptit nếu biết rằng không tìm thấy nitơ theo Van-Xlaica. 2. Một axit cacboxylic A tồn tại nhiều hơn 4 đồng phân cấu hình. A làm mất màu nhanh dung dịch KMnO4 loãng và dung dịch brom trong CCl4. Khử A bằng H2, xúc tác Ni, đun nóng cho axit tetracosanoic (n-C23H47COOH). Oxi hóa A trong điều kiện mãnh liệt cho hai axit có phân tử khối bằng 156 ± 3 và 131 ± 2 đvC. a) Xác định công thức cấu tạo của A b) Xác định số lượng và cấu hình các đồng phân có thể của A Câu 5. (4,5 điểm) 1. Hai anđohexozơ A và B thuộc dãy D, khi bị oxi hóa bằng HNO 3 cho cùng một điaxit quang hoạt. Khi thực hiện thoái biến Wohl sẽ được hai anđopentozơ tương ứng A’ và B’. A’ bị oxi hóa bởi HNO3 cho điaxit A” quang hoạt, trong khi đó B’ cho B” không quang hoạt và không tách được. Hãy xác định cấu trúc của A, B, A’, B’, A” và B”. 2. Khi bị xử lý với axit HCl loãng hợp chất A (C 14H22O2) cho hợp chất B (C 10H12O). Khi phản ứng với brom và NaOH hợp chất B chuyển thành C (C 9H10O2). Khi bị đun nóng với hiđrazin và KOH trong glicol, B chuyển thành D (C10H14). Cho B tác dụng với benzanđehit và dung dịch NaOH loãng, được E (C17H16O). Khi bị oxi hóa mạnh các hợp chất A, B, C và D đều cho axit phtalic. Xác định công thức cấu tạo của A, B, C, D và E. HẾT Thí sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học; Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh Số báo danh: . Trang 2/2