Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Phù Ninh (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Phù Ninh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_chon_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_9_nam_ho.pdf
Nội dung text: Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo Phù Ninh (Có đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT PHÙ NINH ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 DỰ THI CẤP TỈNH, NĂM HỌC 2018-2019 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Lịch sử Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi có: 03 trang) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (8,0 điểm) Hãy chọn và ghi lại vào tờ giấy thi phương án đúng của các câu sau đây: Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX, quan hệ quốc tế bị chi phối bởi A. trật tự Véc-xai – Oa sin tơn. B. trật tự 2 cực I-an-ta. C. "chiến lược toàn cầu" của Mĩ. D. xu thế liên kết khu vực ở Tây Âu. Câu 2: Trước chiến tranh thế giới thứ hai, đa số các nước châu Á đều A. là các quốc gia độc lập. B. đang trên đà phát triển mạnh mẽ. C. chịu sự bóc lột, nô dịch nặng nề của các nước đế quốc thực dân. D. ở trong tình trạng mâu thuẫn và xung đột sắc tộc thường xuyên. Câu 3: Tội ác điển hình của chủ nghĩa A-pác-thai ở Nam Phi là A. tô thuế nặng nề. B. bóc lột nhân công rẻ mạt. C. gây chia rẽ nội bộ người Nam Phi. D. phân biệt, kì thị chủng tộc đối với người da đen. Câu 4: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc châu Phi nổ ra sớm nhất ở A. An giê ri. B. Ai Cập. C. Li bi. D. Ăng-gô-la. Câu 5: Trong bối cảnh “chiến tranh lạnh”, các nước Tây Âu đã đồng thuận với Mĩ xây dựng khối quân sự A. SEATO. B. CENTO. C. ANZUS. D. NATO. Câu 6: Hãy chỉ ra những nội dung nào dưới đây không phải là hậu quả nặng nề của cuộc “chiến tranh lạnh”: A. Các cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế thế giới diễn ra thường xuyên. B. Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng. C. Các bên đã chi khối lượng tiền khổng lồ để chạy đua vũ trang, trong khi loài người phải chịu nhiều khó khăn, đói nghèo, thiên tai, dịch bệnh D. Tàn phá nhiều thành phố, làng mạc, nhà máy và hàng chục triệu người chết. Câu 7: Hiện nay, tổ chức ASEAN A. có 8 quốc gia. B. có 9 quốc gia. C. có 10 quốc gia. D. là tổ chức toàn khu vực. Câu 8: Mục đích chủ yếu cuộc đấu tranh của nhân dân Châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. giành độc lập, tự do. B. chống lại giai cấp địa chủ phong kiến. 1
- C. chống phân biệt, kì thị chủng tộc đối với người da đen. D. chống lại sự bóc lột nhân công rẻ mạt. Câu 9: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nơi khởi đầu cuộc đấu tranh củng cố độc lập chủ quyền ở Mĩ Latinh là A. Cu-ba. B. Mê- hi- cô. C. Cô-lôm-bi-a. D. Chi-lê. Câu 10. Ngay khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã nổ ra mạnh mẽ, sớm nhất ở A. In-đô-nê-xi-a. B. Việt Nam. C. Lào. D. Ma-lai-xi-a. Câu 11. Các nước Đông Nam Á thành lập tổ chức ASEAN (1967) nhằm cùng nhau hợp tác trên lĩnh vực A. kinh tế - chính trị. B. quân sự - chính trị. C. kinh tế - quân sự. D. kinh tế- văn hoá. Câu 12. Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Mĩ La-tinh chủ yếu diễn ra dưới hình thức A. bãi công. B. đấu tranh chính trị. C. đấu tranh vũ trang. D. đấu tranh nghị trường. Câu 13. Lịch sử thế giới hiện đại phần từ năm 1945 đến nay A. có 3 nội dung chính. B. có 4 nội dung chính. C. có 5 nội dung chính. D. có 6 nội dung chính. Câu 14. Nhân tố chủ yếu nào chi phối các quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX? A. Cuộc chiến tranh lạnh. B. Xu thế toàn cầu hóa. C. Xu thế liên kết kinh tế khu vực. D. Sự ra đời các tổ chức quân sự. Câu 15. Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì ? A. Sự ra đời của khối ASEAN. B. Nhiều nước có tốc độ phát triển khá nhanh. C. Từ các nước thuộc địa trở thành các D. Ngày càng mở rộng đối ngoại, hợp nước độc lập. tác với các nước Đông Á và EU. Câu 16. Nội dung nào sau đây không là mục đích khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Đầu tư phát triển nông nghiệp, thương nghiệp thuộc địa. B. Vơ vét để làm giàu cho tư bản Pháp. C. Bù đắp những thiệt hại do Chiến tranh thế giới lần thứ nhất gây ra. D. "Khai hóa văn minh" cho Việt Nam. Câu 17: Lực lượng nào ít nhiều có tinh thần dân tộc nhưng dễ thỏa hiệp trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? 2
- A. Tư sản dân tộc. B. Tiểu tư sản. C. Nông dân. D. Đại địa chủ. Câu 18. Phát biểu nào không đúng khi nói về giai cấp nông dân Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Giai cấp nông dân là lực lượng cách mạng đông đảo nhất. B. Giai cấp nông dân là lực lượng có khả năng lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc. C. Giai cấp nông dân là đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ nhất lúc đó. D. Giai cấp nông dân là giai cấp tiên tiến và cách mạng nhất. Câu 19. Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, tư bản Pháp đầu tư, bỏ vốn nhiều nhất vào A. khai mỏ. B. công nghiệp nặng và giao thông. C. công nghiệp chế biến. D. nông nghiệp và khai mỏ. Câu 20. Phong trào “chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa“ năm 1919 là cuộc đấu tranh của A. giai cấp nông dân. B. tầng lớp tiểu tư sản trí thức. C. giai cấp tư sản dân tộc. D. giai cấp công nhân. II. PHẦN TỰ LUẬN (12,0 điểm) Câu 1. (4,0 điểm) a. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ đã có sự phát triển như thế nào? b. Những nguyên nhân chung và riêng nào đã đưa đến sự hình thành, phát triển của 3 trung tâm kinh tế- tài chính thế giới Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai? Nguyên nhân nào quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu? Vì sao? Câu 2. (2,5 điểm) Vì sao nguyên thủ của 2 cường quốc Liên Xô và Mĩ quyết định chấm dứt Chiến tranh lạnh? Tình hình thế giới có chuyển biến như thế nào sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc? Câu 3. (3,0 điểm) Trình bày những nét chính của cuộc cách mạng Cu-Ba từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1959. Hãy nêu những hiểu biết của em về mối quan hệ hợp tác, hữu nghị Việt Nam – CuBa. Câu 4: (2,5 điểm) Nêu những đặc điểm chung, đặc điểm riêng của giai cấp công nhân Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh SBD 3
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học 2018- 2019 Môn: Lịch Sử Hướng dẫn chấm có: 04 trang I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (8,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B C D B D AD C A A B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án D C C A C AD A BCD D C II. PHẦN TỰ LUẬN (12.0 điểm) Câu Gợi ý, định hướng nội dung cần đạt Điểm a. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ đã có sự phát triển như thế nào? 4,0 1 * Sự phát triển - Sau CTTGT2, Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới, là chủ nợ 0,25 duy nhất của thế giới, chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản. + Về công nghiệp: trong những năm 1945-1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa 0.25 sản lượng công nghiệp toàn thế giới. + Về nông nghiệp : sản lượng của Mĩ gấp 2 lần sản lượng NN của 5 nước 0,25 Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật cộng lại. + Mĩ nắm 3/4 trữ lượng vàng thế giới (24,6 tỉ USD); khoảng 50% lượng tàu thuyền đi lại trên TG là của Mĩ. 0,25 - Trong những thập niên tiếp theo, mặc dù vẫn đứng đầu thế giới nhưng Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa. Nền kinh tế Mĩ đã trải qua 0,25 nhiều cuộc suy thoái trầm trọng. b. Những nguyên nhân chung và riêng nào đã đưa đến sự hình thành, phát triển của 3 trung tâm kinh tế- tài chính thế giới Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai? Nguyên nhân nào quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu? Vì sao? * Nguyên nhân chung: - Dựa vào những thành tựu khoa học- kĩ thuật, từ đó điều chỉnh cơ cấu sản 0,25 xuất, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm - Trình độ tập trung sản xuất, tập trung tư bản cao, sức sản xuất và sức cạnh tranh lớn; Vai trò điều tiết có hiệu quả của nhà nước với những chính sách, 0,25 biện pháp phù hợp. * Nguyên nhân riêng: 0,25 4
- Mĩ: + Thu lợi nhuận từ chiến tranh, đất nước không bị chiến tranh tàn phá, có điều kiện hòa bình để phát triển kinh tế; + Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhân công dồi dào, là nước khởi 0,25 đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, Nhật Bản: + Chi phí cho quân sự ít (1% ngân sách), biết len lỏi vào thị 0,25 trường ngoài nước; + Có truyền thống tự lực, tự cường, có kỉ luật lao động và coi trọng tiết 0,25 kiệm, Tây Âu: + Biết lợi dụng vốn nước ngoài để phát triển kinh tế; liên kết khu 0,25 vực để cùng nhau hợp tác, phát triển, tăng sức cạnh tranh, * Nguyên nhân quan trọng nhất. Đầu tư phát triển và ứng dụng các thành tựu khoa học- kĩ thuật vào sản xuất 0,5 để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Vì: Nghiên cứu, tận dụng triệt để các thành tựu khoa học cho nền kinh tế là sự phát triển bền vững và lâu dài. Nhờ áp dụng các thành tựu khoa học- kĩ thuật mà Mĩ, Nhật Bản và các nước Tây Âu đã có sự phát triển mạnh mẽ, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, mở rộng thị trường; 0,5 Ngày nay, những nước nào tập trung nắm bắt được các thành tựu của khoa học- kĩ thuật và công nghệ, làm chủ khoa học công nghệ sẽ có cơ hội để vươn lên, những nước không tận dụng, nắm bắt được sẽ tụt hậu 2 Vì sao nguyên thủ của 2 cường quốc Liên Xô và Mĩ quyết định chấm dứt Chiến tranh lạnh? Tình hình thế giới có chuyển biến như thế nào sau khi 2,5 Chiến tranh lạnh kết thúc? * Vì sao - Sau nhiều năm chạy đua vũ trang tốn kém, nền kinh tế của Mĩ và Liên Xô 0,25 suy giảm nhiều mặt; - Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản, các nước Tây Âu trở thành đối thủ cạnh tranh với Mĩ và Liên Xô; 0,25 - Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học- kĩ thuật đã dẫn đến xu thế toàn cầu hóa. Cuối năm 1989, Tổng thống Mĩ Bu-sơ và Tổng bí thư Đảng 0,25 cộng sản Liên Xô đã gặp gỡ và tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. * Tình hình thế giới có chuyển biến như thế nào - Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự 2 cực Ianta sụp đổ, Liên Xô tan rã, 0,25 hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới sụp đổ. Từ năm 1991, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến to lớn, phức tạp theo nhiều xu thế; - Các nước điều chỉnh mối quan hệ theo hướng chuyển từ đối đầu sang đối thoại, tránh xung đột trực tiếp, tạo nên xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan 0,25 hệ quốc tế; - Sự hình thành của một trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm. Trong đó Mĩ chủ trương thế giới đơn cực để dễ bề khống chế và chi phối; 0,25 - Các nước điều chỉnh chiến lược lấy phát triển kinh tế làm trung tâm; 0,25 5
- - Sau Chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, nhưng xung đột, tranh chấp, nội chiến vẫn diễn ra ở nhiều nơi 0,25 - Mặc dù vậy, xu thế phát triển chung của thế giới ngày nay vẫn là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế, đây vừa là thời cơ cũng là thách thức 0,5 với các dân tộc. Trình bày những nét chính của cuộc cách mạng Cu-Ba từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1959. Hãy nêu những hiểu biết của 3,0 3 em về mối quan hệ hợp tác, hữu nghị Việt Nam – CuBa ? * Nét chính của cuộc cách mạng Cu Ba: - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đưa Batixta lên nắm quyền, thiết lập 0,25 chế độ độc tài ở Cu-Ba - Không cam chịu chế độ độc tài nhân dân Cu Ba đã đứng lên đấu tranh mạnh mẽ, mở đầu là cuộc tấn công vũ trang vào pháo đài Môn-ca-đa của 135 thanh 0,25 niên nam nữ ngày 26/7/1953do Phi-đen Cax-tơ-rô lãnh đạo. - Cuộc đấu tranh tuy thất bại, Phi đen Cax-tơ-rô bị bắt và trục xuất sang Mê- 0,25 hi-cô nhưng đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang trên toàn đảo. - Năm 1956, Phi đen Cax-tơ-rô đã cùng với các đồng chí trở về nước, xây dựng căn cứ cách mạng. Được sự ủng hộ của nhân dân cả nước, lực lượng 0,25 cách mạng ngày càng lớn mạnh. - Năm 1958, quân khởi nghĩa đã thành lập được các binh đoàn, phát triển 0,25 mạnh mẽ cuộc đấu tranh. - Ngày 1/1/1959, quân cách mạng tiến vào thủ đô La-ha-ba-na, lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ của tướng Batixta. Cách mạng Cu-ba thắng lợi, mở đầu cho 0,5 thắng lợi của nhân dân các nước Mĩ La-tinh trong cuộc đấu tranh củng cố độc lập chủ quyền sau chiến tranh thế giới thứ hai * Mối quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam- Cu Ba: - Mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai Đảng, nhân dân 2 nước Việt Nam 0,25 và Cu Ba do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Phi-đen Cax-tơ-rô xây dựng và vun đắp. - Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta, Phi-den Cax-tơ-rô là nguyên thủ nước ngoài duy nhất đã vào tuyến lửa Quảng Trị để động viên 0,25 nhân dân ta. - Bằng trái tim và tình cảm chân thành, Phi-đen và nhân dân Cu-Ba luôn ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam: “Vì Việt Nam, Cu-Ba sẵn sàng 0,25 hiến cả máu”. Cu-Ba đã các chuyên gia, bác sĩ nghiên cứu bệnh sốt rét, mổ cho các thương binh ở chiến trường. - Sau 1975, Cu-Ba đã giúp nhân dân Việt Nam xây dựng thành phố Vinh, bệnh viện Cu-Ba ở Đồng Hới (Q.Bình) 0,25 - Sau khi Liên Xô tan rã, Cu Ba gặp nhiều khó khăn, Việt Nam có nhiều hành động thiết thực để ủng hộ Cu Ba. Hiện nay, mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp 0,25 giữa Việt Nam và Cu Ba vẫn được các thế hệ tiếp tục kế thừa và phát triển. 6
- Nêu những đặc điểm chung, đặc điểm riêng của giai cấp công 2.5 4 nhân Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. * Đặc điểm chung - Ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương, giai cấp công nhân Việt Nam mang những đặc điểm chung của công 0.5 nhân quốc tế: Có ý thức tổ chức kỉ luật cao; có tinh thần cách mạng triệt để; đại diện cho lực lượng xã hội tiên tiến. * Đặc điểm riêng: - Giai cấp công nhân Việt Nam sống tập trung ở các trung tâm kinh tế từ Bắc 0,5 vào Nam; Kế thừa truyền thống yêu nước và đấu tranh bất khuất của dân tộc - Có quan hệ tự nhiên gắn bó mật thiết với nông dân, dễ đoàn kết với nông 0,5 dân để hình thành khối liên minh công nông; - Chịu 3 tầng áp bức bóc lột nặng nề của đế quốc, phong kiến và tư sản; 0,5 - Sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, nhất là tiếp thu lý luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc truyền bá vào Việt Nam nên nhanh 0,5 chóng vươn lên nắm giữ vai trò lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Hết Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa với những bài làm chính xác, bố cục hợp lý, trình bày rõ ràng, đủ nội dung; - Giám khảo chú ý những bài làm sáng tạo, thể hiện quan điểm của học sinh, cách diễn đạt khác mà vẫn đảm bảo nội dung theo yêu cầu. 7