Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi trường môn Sinh học Lớp 11 (Vòng 1) - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Triệu Sơn 5 (Có đáp án)

docx 6 trang thaodu 4520
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi trường môn Sinh học Lớp 11 (Vòng 1) - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Triệu Sơn 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_truong_mon_sinh_hoc_lop.docx

Nội dung text: Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi trường môn Sinh học Lớp 11 (Vòng 1) - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Triệu Sơn 5 (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5 KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG NĂM HỌC 2019 – 2020 (VÒNG 1) Môn: SINH HỌC LỚP 11 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút (Đề thi có 02 trang, gồm 10 câu) Câu 1. (2đ) Cho sơ đồ về chu trình cố định CO2 trong pha tối ở cây ngô: CO2 -> Axit ôxalô axêtic -> Axit malic Axit malic-> CO2 Chu trình Canvin-Benson PEP Axit piruvic (1) (2) (3) Cho biết tên chu trình trên? Các giai đoạn (1), (2), (3) diễn ra ở vị trí nào? ATP được sử dụng ở giai đoạn nào trong chu trình trên? Câu 2. (2đ) a. Đa số các loài thực vật khí khổng mở vào ban ngày đóng vào ban đêm. Tuy nhiên, một số loài thực vật sống trong điều kiện thiếu nước (cây xương rồng, cây mọng nước ở sa mạc ) khí khổng lại đóng vào ban ngày mở về đêm. Điều này có ý nghĩa gì với chúng. Hãy giải thích cơ chế đóng mở khí khổng của các loài này? b. Khi ta bón các loại phân đạm NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3 cho đất trong thời gian dài sẽ làm thay đổi đặc tính nào của đất? Giải thích? Câu 3. (2đ) a. Hệ số hô hấp là gì? Tính hệ số hô hấp của axit stêaric (C 18H36O2)? Ý nghĩa của nghiên cứu hệ số hô hấp? b. Cân bằng nội môi là gì? Các bộ phận tham gia cân bằng nội môi? c. Cho biết chức năng của thận trong cân bằng nội môi? Câu 4. (2đ) a. Sự tiêu hoá hoá học ở dạ dày diễn ra như thế nào? Thức ăn sau khi được tiêu hoá ở dạ dày được chuyển xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ có ý nghĩa gì? b. Sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào? c. Phân biệt khái niệm hô hấp ngoài và hô hấp trong? Câu 5. (2đ) a. Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi? Nếu tim của một người phụ nữ đập 60 lần trong một phút, có khối lượng máu trong tim là 120ml vào cuối tâm trương và 75 ml ở cuối tâm thu. Lượng máu được tim bơm đi trong một phút của người phụ nữ đó bằng bao nhiêu? b. Huyết áp là gì? Tại sao những người huyết áp thấp hay bị chóng mặt? c. Hệ tuần hoàn ở sâu bọ có chức năng vận chuyển khí không? Tại sao? Câu 6. (2đ) a. Viết phương trình quang hợp tổng quát ở thực vật. Trong quang hợp nước được tạo ra ở pha nào? Chứng minh? b. Tại sao để tổng hợp một phân tử gluco, TV C4 Và TV CAM cần nhiều ATP hơn so với TV C3? Câu 7: (2đ) a. Trong điều kiện nuôi ủ một chủng vi khuẩn ở 34 oC, thời điểm bắt đầu nuôi cấy là 8 giờ sáng thì đến 3 giờ 30 phút chiều đếm được 7,24.105 vi khuẩn trong 1cm3 và 7 giờ 30 phút chiều đếm được 9,62.108 vi khuẩn trong 1cm3. Hãy tính tốc độ sinh trưởng (v) và thời gian thế hệ (g) của chủng vi khuẩn này. b. Nuôi vi khuẩn E Coli trong môi trường có cơ chất là gluco cho đến khi đang ở pha log, đem cấy chúng sang các môi trường sau: - Môi trường 1: có cơ chất là glucozo - Môi trường 2: có cơ chất là glucozo và mantozo.
  2. Các môi trường đều trong hệ thống kín. Ngoài nguồn cacbon thì các điều kiện khác của môi trường cũ và mới được coi là giống nhau. Hãy vẽ đường cong sinh trưởng của vi khuẩn trong các môi trường trên và giải thích? Câu 8. (2đ) Trình bày phương pháp chiết rút sắc tố từ lá. Tại sao phải tách chiết hỗn hợp sắc tố bằng dung môi hữu cơ? Dựa vào nguyên tắc nào để tách được các nhóm sắc tố ra khỏi hỗn hợp sắc tố? Câu 9. (2đ) a. Trong tế bào TV có 2 loại bào quan thực hiện chức năng tổng hợp ATP. Đó là những loại bào quan nào? Nêu sự khác nhau trong quá trình tổng hợp và sử dụng ATP của 2 loại bào quan đó? b. Có 2 ống nghiệm: ống 1 chứa dung dịch sinh lý 0,65% NaCl; ống 2 chứa dung dịch sinh lý 0,90% NaCl. Người ta cho hồng cầu của người vào cả hai ống nghiệm. Kích thước của hồng cầu trong 2 ống nghiệm này có thay đổi không? Giải thích? Câu 10. (2đ) Tế bào sinh dục của ruối giấm có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu như sau: AaBbDdXY (con đực) và AaBbDdXX (con cái) (Mỗi chữ cái tương ứng với một nhiễm sắc thể đơn) a. Cơ thể trên có thể cho tối đa bao nhiêu loại tinh trùng? Tỉ lệ mỗi loại là bao nhiêu? Trên thực tế, 1 tế bào đó cho ra mấy loại tinh trùng, với số lượng là bao nhiêu? b. Cơ thể trên có thể cho tối đa bao nhiêu loại trứng? Tỉ lệ mỗi loại là bao nhiêu? Trên thực tế, 1 tế bào đó cho ra mấy loại trứng, với số lượng là bao nhiêu? Biết rằng không có đột biến xảy ra, nếu có trao đổi chéo chỉ xét trường hợp trao đổi chéo tại một điểm và ruồi giấm chỉ xảy ra trao đổi chéo ở giới cái? Hết Họ và tên thí sinh: SBD
  3. TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 THPT 2019 (vòng 1) Đáp án Câu Nội dung Điểm * Tên chu trình: Chu trình cố định CO2 ở thực vật C4 (Chu trình Hatch-Slack) 0,5 * Vị trí xảy ra: 1 - Giai đoạn (1) xảy ra trong lục lạp của tế bào mô dậu. 0,5 (2.0đ) - Giai đoạn (2), (3) xảy ra trong lục lạp của tế bào bó mạch. 0,5 * ATP tham gia vào làm biến đổi hợp chất axit piruvic thành PEP (phôtpho enol piruvic) và tham gia vào chu trình Canvin. 0,5 a. - Ý nghĩa: Giúp cây tiết kiệm nước trong điều kiện thiếu nước. 0,25 - Cơ chế đóng, mở khí khổng của các loài thực vật sống ở vùng thiếu nước: + Ban ngày nhiệt độ cao, cây bị hạn, hàm lượng axit abxixic trong tế bào khí khổng tăng 0,5 2 kích thích các bơm ion hoạt động, đồng thời các kênh ion mở dẫn đến ion rút ra khỏi tế bào (2đ) => P thẩm thấu của tế bào giảm => giảm sức trương nước => khí khổng đóng. + Ban đêm nhiệt độ thấp, sức trương nước của tế bào khí khổng tăng => khí khổng mở. 0,25 b. Khi ta bón các loại phân đạm NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3 sẽ làm thay đổi độ PH của đất. Vì: + - 2- + Bón phân NH4Cl, (NH4)2SO4 cây hấp thụ NH4 còn lại môi trường Cl và SO4 sẽ kết hợp 0,5 + với H tạo HCl và H2SO4 dẫn đến môi trường axit. - + - + Bón NaNO3 cây hấp thụ NO3 còn lại Na kết hợp với OH tạo môi trường bazơ. 0,5 a.* Hệ số hô hấp (RQ): là tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô 0,25 hấp. * Hệ số hô hấp của axit stêaric: C18H36O2 + 26O2 = 18CO2 + 18H2O => RQ = 0,69 * Ý nghĩa nghiên cứu hệ số hô hấp: - Cho biết nguyên liệu đang hô hấp là nhóm chất gì qua đó đánh giá tình trạng hô hấp của 0,25 cây - Có biện pháp bảo quản nông sản và chăm sóc cây trồng phù hợp. 0,25 3 b. Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. Ví dụ: glucozo trong 0,25 (2,0đ) máu là 0,1% - Các bộ phận tham gia duy trì cân bằng nội môi: bộ phận tiếp nhân kích thích, bộ phận điều 0,25 khiển, bộ phận thực hiện c. Chức năng của thận trong cân bằng nội môi: - Duy trì áp suất thẫm thấu của máu bằng cách: 0,5 + Khi áp suất thẫm thấu của máu tăng cao thận tăng cường tái hấp thụ nước trả về máu + Khi áp suất thẫm thấu của máu giảm thận tăng thải nước + Thận thải các chất thải như ure, creatin, + + - Điều hoà cân bằng pH nội môi bằng cách thải H , tái hấp thụ Na , thải NH3, 0,25 a. - Chủ yếu là biến đổi prôtêin thành các chuỗi pôlipeptit ngắn dưới tác dụng của enzim 0,25 pepsin với sự có mặt của HCl. - Ý nghĩa của thức ăn xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ: + Dễ dàng trung hoà lượng axít trong thức ăn từ dạ dày xuống ít một, tạo môi trường cần 0,25 thiết cho hoạt động của các enzim trong ruột (vì có NaHCO từ tụy và ruột tiết ra với nồng 4 3 độ cao). (2,0đ) + Để các enzim từ tụy và ruột tiết ra đủ thời gian tiêu hoá lượng thức ăn đó. 0,25 + Đủ thời gian hấp thụ các chất dinh dưỡng. 0,25 b. Khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào: - Tiêu hóa nội bào: quá trình biến đổi thức ăn diễn ra bên trong tế bào nhờ hệ thống enzim. 0,5 - Tiêu hóa ngoại bào: quá trình biến đổi thức ăn diễn ra bên ngoài tế bào, thức ăn được các enzim phân giải bên ngoài tế bào sau đó mới hấp thụ vào tế bào.
  4. c. Phân biệt khái niệm hô hấp ngoài và hô hấp trong: - Hô hấp ngoài: Sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. 0,25 - Hô hấp trong: Sự trao đổi khí giữa tế bào và môi trường bên trong cơ thể. 0,25 a. Tim hoạt động suốt đời mà không mỏi vì: - Thời gian nghỉ trong 1 chu kì tim đủ để khôi phục khả năng hoạt động của cơ tim. (Tâm 0,5 nhĩ co 0,1s nghỉ 0,7s; tâm thất co 0,3s nghỉ 0,5s; dãn chung là 0,4s). - Lượng máu bơm/phút của người phụ nữ bằng nhịp đập của tim nhân với lưu lượng tim 0,25 (thể tích tâm thu): 60.(120 – 75) = 2700ml/ phút. 5 b. (2đ) - Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch. 0,25 - Những người bị huyết áp thấp hay bị chóng mặt vì máu chảy trong mạch chậm không đủ 0,5 cung cấp cho não. c. - Hệ tuần hoàn ở sâu bọ không tham gia vận chuyển chất khí trong hô hấp. 0,25 - Vì: Các tế bào của cơ thể trao đổi khí trực tiếp với không khí ở bên ngoài qua hệ thống 0,25 ống khí phân nhánh tới tận khe kẽ các mô. a. PT phản ứng quang hợp đầy đủ: 6CO2 + 12 H2O → C6H12O6 + 6O2 + 6H2O 0,5 - Nước được sinh ra từ pha tối. 0,5 - Chứng minh: Dùng oxi nguyên tử đánh dấu trong CO , khi quang hợp thấy oxi nguyên tử 6 2 đánh dấu có trong C H O và H O sản phẩm. Vì CO chỉ tham gia ở pha tối, do đó kết luận 0,5 (2,0đ) 6 12 6 2 2 nước trong quang hợp sinh ra từ pha tối. b. Theo chu trình Canvin. - Ở TV C4 và TV CAM ngoài 18 ATP tiêu thụ ở chu trình Canvin còn cần thêm 6ATP để 0,5 chuyển hóa axitpiruvic thành PEP. a. Thời gian nuôi cấy: từ 3 giờ 30 phút chiều đến 7 giờ 30 phút chiều là 4 h n n Ta có: Nt = N0.2 → 2 = Nt / N0 = 1328,73 n = log 1328,73/log2 = 10,376 푛 0,25 + Tốc độ sinh trưởng: v = 푡 = 2,5940 lần 1 + Thời gian thế hệ: g = = 23,1303 phút 푣 0,25 b. Đường cong sinh trưởng 0,25 (HS vẽ đúng đồ thị) 7 Giải thích: 0,5 (2,0đ) - MT1 cơ chất là gluco, đường cong sinh trưởng gồm 3 pha: phalog, pha cân bằng, pha suy vong. Vì môi trường cũ và mới đều có cơ chất là gluco, mà MT cũ vi khuẩn đang ở pha log, nên cấy sang MT gluco mới VK không phải trải qua giai đoạn thích ứng với cơ chất mới nên không có pha lag. (HS vẽ đúng đồ thị) 0,25 - MT2: Đường cong sinh trưởng gồm 1 pha lag, 2 pha log, 1 pha cân bằng, 1 pha suy vong. Vì VK đang ở pha log trong MT gluco ban đầu được cấy sang MT mới có đồng thời hai cơ 0,5 chất gluco và manto thì VK sẽ sử dụng gluco trước, nó sẽ sinh trưởng theo pha log, khi sử dụng hết gluco thì chúng phải thích ứng với cơ chất mới nên các pha tiếp theo là pha lag, pha log, pha cân bằng và pha suy vong.
  5. Nguyên tắc: - Sắc tố chỉ tan trong dung môi hữu cơ. 0,5 - Mỗi nhóm sắc tố tan trong một dung môi hữu cơ nhất định: (Clorophyl tan trong axeton, carotenoit tan trong benzen) 0,5 - Chiết rút sắc tố: 8 + Lấy khoảng 2-3 g lá tươi, cắt nhỏ cho vào cối sứ, nghiền với 1 ít axeton 80% cho thật (2,0đ) nhuyễn - Thêm axeton, khuấy đều lọc qua phễu lọc cho vào bình chiết, ta được một hỗn hợp 0,5 sắc tố màu xanh lục. - Tách các sắc tố thành phần: + Lấy 1 lượng benzen gấp đôi lượng dịch vừa chiết, đổ vào bình chiết, lắc đều rồi để yên. 0,25 + Vài phút sau quan sát bình chiết sẽ thấy dung dịch màu phân thành 2 lớp: lớp dưới có màu vàng là màu của carotennoit hòa tan trong benzen, lớp trên có màu xanh lục là màu của diệp 0,25 lục hòa tan trong axeton. a.- Hai bào quan tổng hợp ATP trong tb TV là lục lạp và ty thể 0,5 - Khác nhau: Chỉ tiêu Lục lạp Ty thể Quá trình tổng ATP được tổng hợp từ pha sáng ATP được tổng hợp từ quá trình 0,25 hợp của quá trình quang hợp oxi hoa các hợp chất hc Mục đích sử ATP được dùng trong pha tối ATP được sử dụng cho các hoạt 0,25 dụng của quá trình quang hợp động sống của tb 9 (2đ) b. Kích thước của hai hồng cầu trong ống nghiệm: - Ống nghiệm 1 (chứa d.d sinh lí 0,65% NaCl) : MT bên trong tế bào hồng cầu người có nồng độ NaCl là 0,9% lớn hơn so với nồng độ dung dịch sinh lí nên dung dịch trong ống 0,5 nghiệm là nhược trương so với bên trong hồng cầu. Vì vậy nước thẫm thấu vào trong tế bào hồng cầu làm cho thể tích hồng cầu tăng. - Ống nghiệm 2 (chứa d.d sinh lí 0,9% NaCl): MT bên trong tế bào hồng cầu người nồng độ NaCl là 0,9% bằng so với nồng độ dung dịch sinh lí nên dung dịch trong ống nghiệm là 0,5 đẳng trương so với bên trong hồng cầu. Vì vậy nước thẫm thấu vào trong tế bào hồng cầu làm cho thể tích hồng cầu tăng. a.Trường hợp không có trao đổi chéo (ở con ruồi giấm đực) 1,0 - Số loại tinh trùng tối đa là: 24 = 16 - Tỉ lệ mỗi loại tinh trùng là: 1/16 - Trên thực tế, 1 tế bào chỉ cho 2 loại tinh trùng với số lượng là 4. b.Ở con ruồi giấm cái: + Trường hợp 1: Không có trao đổi chéo 0,5 10 - Số loại trứng tối đa là: 24 = 16 (2đ) - Tỉ lệ mỗi loại trứng là: 1/16 - Trên thực tế, 1 tế bào chỉ cho 1 loại trứng với số lượng là 1 + Trường hợp 2: Xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm - Số loại trứng tối đa là: 25 = 32 0,5 - Tỉ lệ mỗi loại tinh trùng là: 1/32 - Trên thực tế, 1 tế bào chỉ cho 1 loại trứng với số lượng là 1 Hết