Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD và ĐT huyện Hoài Nhơn

doc 2 trang thaodu 3760
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD và ĐT huyện Hoài Nhơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_ho.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD và ĐT huyện Hoài Nhơn

  1. UBND HUYỆN HOÀI NHƠN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN THI: HÓA HỌC LỚP 8 ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC: 2018 – 2019 (Đề thi gồm 02 trang) Thời gian làm bài 150 phút, không kể phát đề. Câu 1: (2,0 điểm) Lập phương trình hóa học trong các trường hợp sau đây: 1. Đốt một hợp chất X trong khí oxi, chỉ thu được khí cacbonđioxit và hơi nước. 2. Cho một mẫu sắt vào dung dịch axit sunfuric đậm đặc dư rồi đun nóng. Sản phẩm thu được là dung dịch muối sắt (III) và khí sunfurơ. 3. Đốt một mẫu sắt ngồi không khí, thu được một oxit của sắt. Cho oxit này tan trong dung dịch axit clohiđric thu được dung dịch chỉ có hai muối. 4. Sắt (III) oxit và khí sunfurơ là sản phẩm thu được khi oxi hóa FeS2 bằng khí oxi, ở nhiệt độ cao. 5. KMnO4 + HCl > KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O. 6. aChất X? + bH2SO4 > cAl2(SO4)3 + dH2O. (a, b, c, d: là các hệ số chưa biết, chọn X, lập PTHH) Câu 2: (2,0 điểm) 0 0 1. Làm lạnh 805 gam dung dịch bão hòa MgCl 2 từ 60 C xuống còn 10 C thì có bao nhiêu gam tinh thể 0 0 MgCl2.6H2O tách ra khỏi dung dịch. Biết rằng độ tan của MgCl 2 trong nước ở 10 C và 60 C lần lượt là 52,9 gam và 61,0 gam. 2. Làm lạnh 500 gam dung dịch Fe2(SO4)3 40% thấy tách ra 112,4 gam muối A ngậm nước và dung dịch còn lại có nồng độ 30,96%. Xác định CTHH của muối A ngậm nước? Câu 3: (2,0 điểm) Cho luồng khí H2 đi qua 32g bột CuO nung nóng thu được 27,2 gam chất rắn X. 1. Xác định thành phần phần trăm các chất trong X. 2. Tính thể tích khí H2 (đktc) đã tham gia phản ứng. 3. Tính hiệu suất của quá trình phản ứng. Câu 4: (2,0 điểm) Cho 10,52 gam hỗn hợp 3 kim loại ở dạng bột Mg, Al, Cu tác dụng hoàn toàn với oxi, thu được 17,4 gam hỗn hợp oxit. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp oxit đó cần dùng vừa đủ V ml dung dịch HCl 1,25M, phản ứng kết thúc đem cô cạn thu được m gam muối khan. Tính V và m? Câu 5: (2,0 điểm) A là dung dịch H2SO4 có nồng độ 0,2M, B là dung dịch H2SO4 có nồng độ 0,5M. 1. Nếu trộn A và B theo tỉ lệ thể tích V A : VB = 2 : 3 được dung dịch C. Hãy xác định nồng độ mol của dung dịch C? 2. Phải trộn A và B theo tỉ lệ nào về thể tích để được dung dịch H2SO4 có nồng độ 0,3M? Câu 6: (2,0 điểm) 1. Nhiệt phân 66,2 gam chì (II) nitrat thu được 55,4 gam chất rắn và hỗn hợp khí A. Tính hiệu suất của phản ứng nhiệt phân. Biết rằng chì (II) nitrat bị nhiệt phân theo phương trình chữ sau: 0 Chì (II) nitrat t chì (II) oxit + khí nitơ đioxit + khí oxi 2. Hỗn hợp khí A thu được nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần? Câu 7: (2,0 điểm) Cho 27,4 gam Ba tác dụng với 100 gam dung dịch H2SO4 9,8%. 1. Tính thể tích khí thoát ra ở đktc? 2. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng? Câu 8: (2,0 điểm) Cho một luồng khí H2 (dư) lần lượt đi qua các ống mắc nối tiếp (như hình vẽ) đựng các oxít được nung nóng sau đây: H2 1 2 3 4 5 Ống 1 đựng 0,01 mol CaO, ống 2 đựng 0,02 mol PbO, CaO PbO Al2O3 Fe2O3 Na2O ống 3 đựng 0,02 mol Al2O3,ống 4 đựng 0,01 mol Fe2O3 và ống 5 đựng 0,06 mol Na2O. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính khối lượng chất rắn thu được trong mỗi ống. Câu 9: (2,0 điểm) 1. Lập biểu thức mối quan hệ giữa nồng độ phần trăm và nồng độ mol của dung dịch.
  2. 2. Áp dụng tính nồng độ phần trăm của dung dịch NaOH 6,125M, có D = 1,225 g/ml. 3. Nồng độ % của dung dịch NaOH ở 200C là 20%. Tính độ tan của NaOH ở nhiệt độ này? Câu 10: (2,0 điểm) 1. Nung hoàn toàn 15,15 gam chất rắn A thu được chất rắn B và 1,68 lít khí oxi (ở đktc). Trong hợp chất B có thành phần % khối lượng các nguyên tố: 37,65% oxi, 16,47% nitơ còn lại là kali. Xác định công thức hóa học của B và A. Biết rằng công thức đơn giản nhất chính là công thức hóa học của A, B. 2. Đốt cháy hoàn toàn hợp chất A cần vừa đủ 13,44 lít khí oxi (đktc), thu được hỗn hợp sản phẩm B chỉ có khí cacbonđioxit và hơi nước. Dẫn toàn bộ sản phẩm B qua bình chứa dung dịch nước vôi trong dư thấy có 40 gam kết tủa (chất rắn), đồng thởi khối lượng bình tăng 26,6 gam. Xác định công thức phân tử của A. Biết tỉ khối hơi của A so với H2 là 37. Biết nguyên tử khối của các nguyên tố: Na = 23, Ca = 40, S = 32, Mg = 24, O = 16, H = 1, K = 39, Cl = 35,5, C = 12, N = 14, Ba = 137, P = 31, Cu = 64, Fe = 56, Zn = 65, Mn = 55, He = 4, Al = 27. Ghi chú: Học sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.