Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2021-2022

doc 3 trang Hoài Anh 27/05/2022 17281
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2021-2022

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC: 2021 – 2022 Môn: Hóa học ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) Ngày thi: Câu I (4 điểm). 1 (1,5 điểm). Nêu hiện tượng và giải thích cho các thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: rắc bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn - Thí nghiệm 2: cho sợi dây đồng vào dung dịch AgNO3 - Thí nghiệm 3: cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4 - Thí nghiệm 4: cho dung dịch NH3 vào dung dịch FeCl3 2 (1,5 điểm). Cho hai khí A và B tác dụng với nhau trong bình kín (có điều kiện phản ứng thích hợp), thu được hỗn hợp ba khí. Nếu dẫn ba khí đó qua nước, sau đó qua ống thủy tinh nung nóng đựng Fe2O3 thì còn lại một khí. Hãy lập luận xác định khí A, B và viết PTHH xảy ra. 3 (3 điểm). Trình bày cách tiến hành thí nghiệm oxi tác dụng với natri. Vì sao trong thí nghiệm đốt natri người ta thường cho trươc vào đáy bình một lớp cát mỏng. Nếu thay lớp cát mỏng bằng nước có được không? Phải làm gì để xử lí natri còn dư sau phản ứng một cách an toàn. Câu II (2 điểm). Hấp thụ hoàn toàn 1,568 lít CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 0,16M thu được dung dịch X. Thêm 250 ml dung dịch Y gồm BaCl2 0,16M và Ba(OH)2 aM vào dung dịch X, thì thu được 3,94 gam kết tủa. Tính giá trị của a. Câu III (1,5 điểm). Cho rất từ từ dung dịch A chứa x mol HCl vào dung dịch B chứa y mol Na2CO3. Sau khi cho hết A vào B ta được dung dịch C. Hỏi trong dung dịch C có những chất gì? bao nhiêu mol (tính theo x, y)? Nếu x = 2y thì pH của dung dịch C là bao nhiêu sau khi đun nhẹ để thoát hết khí. Câu IV (3,0 điểm). 1. Hòa tan hoàn toàn một lượng AlCl3 và một lượng Al2(SO4)3 vào nước thu được 200 gam dung dịch X, chia dung dịch X thành hai phần: + Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, thu được 13,98 gam kết tủa. + Phần 2: Cho tác dụng với 476 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau khi phản ứng xong thu được 69,024 gam kết tủa. Biết khối lượng phần 2 gấp k lần khối lượng phần 1 (k là số nguyên dương) và lượng chất tan trong phần 2 nhiều hơn lượng chất tan trong phần 1 là 32,535 gam. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính nồng độ phần trăm của các chất tan có trong dung dịch X. 2. Hỗn hợp A gồm 0,56 gam Fe và 16 gam Fe 2O3 và x mol Al. Nung nóng A trong điều kiện không có không khí (Fe2O3 chỉ bị khử thành Fe) thì thu được hỗn hợp rắn B. Hòa tan hoàn toàn B trong dung dịch
  2. H2SO4 loãng dư thì thu được V lít khí. Mặt khác, nếu hòa tan hoàn toàn B trong dung dịch NaOH dư thì thu được 0,25V lít khí. Biết các thể tích khí đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Viết các phương trình hóa học và tìm khoảng giá trị của x. Câu V (3 điểm). Bôxit là một quặng khá phổ biến ở vùng Tây Nguyên. Quá trình sản xuất nhôm từ quặng bôxít thường thông qua hai giai đoạn: tinh chế quặng và điện phân nóng chảy nhôm oxit. a. Al2O3 được tách ra từ quặng bôxít thường lẫn các tạp chất Fe2O3, SiO2. Trình bày cách tinh chế Al2O3 và viết phương trình hóa học minh họa. b. Al2O3 có nhiệt độ nóng chảy cao vì vậy trong quá trình điện phân người ta thêm Criolit (Na3AlF6) với tác dụng cơ bản là hạ thấp nhiệt độ nóng chảy và tiết kiệm năng lượng. Criolit thiên nhiên khá hiếm nên được điều chế bằng cách hòa tan Al(OH)3 và Na2CO3 trong dung dịch HF. Viết phương trình hóa học điều chế Criolit. Biết rằng ngoài Criolit phản ứng trên còn sinh ra khí CO2. Quá trình điện phân Al2O3 được thực hiện trong thùng điện phân (hình bên) với hai điện cực bằng than chì ở nhiệt độ 960OC, điện áp khoảng 5V và cường độ dòng điện 1,4.105 Ampe. Sau quá trình điện phân thu được kim loại ở cực âm và khí thoát ra ở cực dương. c. Viết phương trình hóa học của phản ứng điện phân Al2O3 nóng chảy. Tại sao trong quá trình điện phân người ta phải thường xuyên hạ thấp điện cực dương? Viết phương trình hóa học minh họa, (điện cực dương là những thỏi than chì nối với nhau, được cắm vào thùng điện phân). d. Giả sử điện phân m (kg) nhôm oxit thu được 22,4 m3 (đktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối với hidro bằng 16. Lấy 11,2 lít khí X (đktc) dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 10 gam kết tủa. Tính giá trị của m. Biết hiệu suất của quá trình điện phân đạt 80%. Câu VI (2,5 điểm). Cho khí CO đi qua 70,25 gam hỗn hợp X gồm Fe 2O3 và một oxit của kim loại R (hóa trị không đổi), nung nóng thu được 3,36 lít (đktc) CO 2 và hỗn hợp rắn Y gồm Fe, FeO, Fe 2O3, Fe3O4, oxit của R. Hỗn hợp Y phản ứng vừa đủ với 750 ml dung dịch H 2SO4 1M thu được 1,12 lít H 2 (đktc) và hỗn hợp Z. Thêm dung dịch NaOH từ từ tới dư vào hỗn hợp Z, sau phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa T. Lọc lấy kết tủa T để ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 101,05 gam chất rắn. Xác định oxit kim loại? Câu VII (3 điểm). Cho các hình mô tả quá trình điều chế oxi trong phòng thí nghiệm (hình 1), thử tính chất hóa học của oxi (hình 2). a, lựa chọn các hóa chất A1, A2, A3, A4, A5 phù hợp các thí nghiệm được mô tả ở hai hình vẽ. Nếu vai trò của A3 ở hai thí nghiệm.
  3. Biết phân tử khối của các chất thỏa mãn: MA1 + MA2 = 190; MA1 – MA4 = 146; MA3 + MA4 + MA5 = 86. b, nêu cách tiến hành, hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng ở thí nghiệm hình 2. HẾT (Cho biết: H = 1; C = 12; O = 16; S = 32; Cl = 35,5; Fe = 56; F = 19; Mg = 24; Na = 23; N = 14; Si = 29; Cu = 64; Ba = 137; Ag = 108) Lưu ý: Thí sinh không được sử dụng bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Họ và tên thí sinh: ; SBD: .; Phòng thi: Chữ ký giám thị 1: .; Chữ ký giám thị 2: