Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Đô Lương I
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Đô Lương I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_hoa_hoc_lop_10_nam.docx
Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Đô Lương I
- SỞ GD&ĐT NGHỆ AN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 1 NĂM HỌC 2018 - 2019 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: HÓA HỌC 10 (Đề có 2 trang) (Thời gian: 120 phút, không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh: , Số báo danh: Bài 1: (4 điểm) 1. Nguyên tố X có 3 phân lớp s, số electron trên phân lớp p nhiều hơn phân lớp s là 4. a) Xác định X, viết cấu hình electron của X và ion tạo ra từ X. b) X tạo được hợp chất khí với hiđro là hợp chất A. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho A lần lượt tác dụng với: dung dịch nước clo; dung dịch FeCl3; dung dịch Cu(NO3)2; dung dịch FeCl2; dung dịch KMnO4/H2SO4. 2. Tính bán kính nguyên tử gần đúng của Ca ở 20 0C, biết tại nhiệt độ đó khối lượng riêng của Ca bằng 1,55 g/cm 3. Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử Ca dạng hình cầu, có độ đặc khít là 74% (cho Ca = 40,08). Bài 2: (3 điểm) Cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron. a) Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + NO + H2O (Biết tỉ khối hh khí so với H2 là 17) b) Fe(NO3)2 + KHSO4→ Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + K2SO4 + NO + H2O c) CrI3 + Cl2 + KOH → K2CrO4 + KCl + KIO4 + H2O Bài 3: (3 điểm) 1. Những thay đổi nào có thể xảy ra khi bảo quản lâu dài trong bình miệng hở các dung dịch sau đây: (a) axit sunfuhiđric, (b) axit bromhiđric, (c) nước Gia-ven. 2. Sục Cl2 vào dung dịch KOH loãng thu được dung dịch A. Cho lần lượt các dung dịch: hỗn hợp HCl và FeCl2, Br2, H2O2, CO2 vào dung dịch A (không có Cl2 dư, chỉ chứa các muối). Viết các phương trình hoá học xảy ra? Bài 4: (4 điểm) 1. Cho 20 gam hỗn hợp gồm Fe, Fe 2O3, Fe3O4, FeO tác dụng vừa đủ với 700 ml dung dịch H2SO4 0,5M thu được dung dịch X và 3,36 lít H 2 (đktc). Làm khô cẩn thận dung dịch X thu được m gam muối khan. Coi quá trình làm khô không xảy ra phản ứng hoá học. Tính m? 2. Hấp thụ hoàn toàn 1,344 lít SO 2 ( đktc) vào 13,95 ml dung dịch KOH 28%, có khối lượng riêng là 1,147g/ml. Hãy tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau phản ứng Bài 5: (4 điểm) 1. Nhiệt phân m gam hỗn hợp X gồm KMnO 4 và KClO3 một thời gian thu được O 2 và 6,39 gam chất rắn Y gồm 5 chất. Toàn bộ hỗn hợp rắn Y tác dụng với dung dịch HCl đặc, vừa đủ, đun nóng thấy có 0,26 mol HCl tham gia phản ứng, thu được khí Cl 2 và dung dịch Z. Cho toàn bộ dung dịch Z tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO 3 thấy xuất hiện 15,785 gam AgCl kết tủa. Xác định thành phần phần trăm khối lượng KMnO4 trong hỗn hợp X? 2. Lấy 3,49 gam hốn hơp A gồm Al và Fe xOy cho tác dung hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng, dư thoát ra 0,448 lít NO (đktc) và thu được dung dịch B chứa 17,29 gam muối. Xác định công thức của oxit sắt biết số mol HNO3 đã phản ứng là 0,26 mol. Bài 6: (2 điểm) Cho hình vẽ mô tả sự điều chế Clo trong phòng thí nghiệm như sau: Trang 1/2
- ddHCl đặc MnO2 Bình tam giác sạch để thu khí Clo dd NaCl dd H2SO4 đặc Cho các nhận định sau: (1) Khí Clo thu được trong bình tam giác là khí Clo khô. (2) Không thể thay MnO2 bằng chất khác. (3) Không thể thay dung dịch HCl đặc bằng dung dịch NaCl. (4) Dung dịch H2SO4 đặc có vai trò hút nước, có thể thay H2SO4 bằng CaO. Trong các nhận định trên, nhân định nào là đúng, nhân định nào là không đúng? Giải thích ngắn gọn, viết phương trình xảy ra nếu có ? HẾT Cho biết: - Nguyên tử khối (Al=27, K=39, Fe=56, Mn=55, Ag=108, H=1, N=14, O=16, Cl=35,5, S=32) Học sinh không dùng bảng tuần hoàn, giám thị không giải thích gì thêm. Trang 2/2